Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 biện pháp duy trì kinh nguyệt đều đặn

Chủ nhật, 09:22 15/10/2023 | Dân số và phát triển

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là nỗi ám ảnh, khiến không ít chị em mệt mỏi, lo lắng. Dưới đây là những biện pháp đơn giản có thể duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và tăng cường sức khỏe tổng thể...

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Một chu kỳ bình thường kéo dài trung bình 28 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người phụ nữ khác nhau nên chu kỳ kinh nguyệt có thể được dao động từ 21-35 ngày.

Một chu kỳ kinh nguyệt bất thường khi:

  • Chu kỳ kinh nguyệt liên tục sớm hơn 21 ngày hoặc trễ hơn 35 ngày
  • Thời gian hành kinh liên tục ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày
  • Lượng máu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường...

1. Một số nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều

  • Lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Thay đổi cân nặng đột ngột
  • Vận động quá sức
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Bệnh lý liên quan hormone như hội chứng đa nang buồng trứng, bệnh lý tuyến giáp...
  • Một số loại thuốc điều trị như thuốc ngừa thai, chống đông máu, steroid...
5 biện pháp giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn - Ảnh 1.

Lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

2. Các biện pháp lành mạnh duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

- Kiểm soát căng thẳng : Thực hành các biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền định, tắm nước ấm... Ngoài ra, vận động vừa sức mỗi ngày hỗ trợ cơ thể cân bằng hormone và có những giây phút thư giãn. Đặc biệt, yoga là bộ môn đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích đối với cơ thể phụ nữ như điều hòa kinh nguyệt , giảm đau bụng kinh, giải tỏa các cảm xúc tiêu cực và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Duy trì cân nặng ổn định: Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt . Đặc biệt, những phụ nữ béo phì có khả năng bị rối loạn kinh nguyệt cao hơn, thời gian hành kinh dài hơn và bị đau nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, do sự tác động của các tế bào mỡ đến hormone và insulin. Vì vậy, bạn nên duy trì cân nặng ở mức ổn định bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng vận động phù hợp.

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Bạn có thể bổ sung các vi chất sau đây thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.

Lưu ý, nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về loại cũng như liều lượng phù hợp.

+ Vitamin B: Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, đặc biệt vitamin B6 có hiệu quả cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt (như lo lắng, cảm xúc không ổn định, đau ngực, đau đầu, phù nề). Một số nguồn thực phẩm chứa vitamin B như sữa, trứng, gan bò, cá hồi, cải bó xôi...

+ Vitamin C: Cung cấp hàm lượng cao vitamin C hỗ trợ cơ thể kích thích sản xuất estrogen và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là từ các loại trái cây, quả mọng như cam quýt, việt quất, bưởi...

+ Vitamin D : Nghiên cứu đã chứng minh vitamin D có khả năng điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Bổ sung hàm lượng vitamin D đầy đủ hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, qua nguồn thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa như ngũ cốc, sữa chua, hải sản...

- Sử dụng một số loại thảo mộc thiên nhiên: Một số loại thảo mộc có nguồn gốc lâu đời và được sử dụng phổ biến giúp điều hòa kinh nguyệt như gừng, quế, hoa cúc. Thưởng thức trà thảo mộc hằng ngày hỗ trợ lưu thông khí huyết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt và tận hưởng giây phút thư giãn.

5 biện pháp giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn - Ảnh 3.

Thưởng thức trà hoa cúc hằng ngày có thể giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt và tận hưởng giây phút thư giãn.

- Ngủ đủ giấc: Nghiên cứu đã chứng phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có khả năng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cao hơn và thời gian hành kinh dài hơn. Để duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hãy ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng mỗi đêm và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh lý. Bạn có thể chủ động chăm sóc cơ thể bằng cách duy trì các thói quen lành mạnh giúp điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, các thói quen lành mạnh có thể có hiệu quả khác nhau đối với mỗi người, hãy tư vấn bác sĩ khi cơ thể có dấu hiệu bất thường trong thời gian dài.

DS Nguyễn Thái Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top