Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 bộ phận cơ thể 'sợ' lạnh cần được giữ ấm

Thứ sáu, 16:29 23/12/2022 | Sống khỏe

Mùa đông đến cơ thể con người có nguy cơ bị nhiễm lạnh khá cao. Để ngăn chặn điều đó, bạn cần phải biết cách bảo vệ cơ thể đặc biệt là những bộ phận 'sợ' lạnh dưới đây.

Các bộ phận trong cơ thể được kết nối chặt chẽ với nhau và việc hạ thân nhiệt của một bộ phận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các hệ thống quan trọng nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm hỗ trợ sự sống và cuối cùng là khả năng miễn dịch của con người. Trong đó, có một số bộ phận đặc biệt nhạy cảm, nhất thiết phải được giữ ấm, ngay cả khi nhiệt độ giảm nhẹ.

4 bộ phận cơ thể 'sợ' lạnh cần được giữ ấm - Ảnh 1.

Khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chúng ta cũng thay đổi. Trước hết, tốc độ của quá trình trao đổi chất giảm, đó là lý do tại sao một người thường béo lên vào mùa lạnh.

Ngoài ra, cơ bắp của một số bộ phận trên cơ thể co thắt, da trở nên khô và mất nước nhanh hơn, các mạch máu trên cơ thể co thắt, làm suy yếu quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.

Điều này đặc biệt được cảm nhận ở vùng bàn tay, cũng như ở bàn chân. Do đó, có một số bộ phận của cơ thể cần đặc biệt chú ý phải luôn giữ ấm trong điều kiện cho phép.

Cơ ức đòn chũm: Đây là một cơ khá lớn ở hai bên cổ, có nhiệm vụ giữ đầu, quay đầu, động tác nuốt, nói... Cơ này có một phần đính kèm ở vùng xương ức và xương đòn, đi xiên lên vùng sau tai, nơi nó được gắn vào mỏm chũm của xương thái dương. Cơ ức đòn chũm là một sợi cơ lớn, dẹt, bên dưới có các mạch khá lớn.

Nếu cơ này bị nhiễm lạnh thì rất có thể sẽ khiến đầu khó quay, việc nuốt không được thuận lợi và các mạch cung cấp máu cho mặt sẽ giảm lưu lượng máu, dẫn đến làm tăng tốc độ lão hóa trên khuôn mặt.

Máu ở cổ bị ứ đọng và sẽ dẫn đến tình trạng dễ sưng tấy. Vì vậy, một chiếc khăn không chỉ là một phụ kiện đẹp mà còn bảo đảm chăm sóc, giữ ấm cho bộ phận quan trọng này.

4 bộ phận cơ thể 'sợ' lạnh cần được giữ ấm - Ảnh 2.

Ngoài ra, ở vùng mặt trước của cổ có một số lượng lớn mạch máu cũng như lớp mỡ dưới da rất yếu, không thể bảo vệ da và cơ khỏi lạnh. Kết quả là, bản thân cơ có thể rơi vào trạng thái co thắt, dẫn đến ứ đọng chất lỏng và sưng cổ, nhưng bản thân da lại mất độ ẩm khá mạnh, gây gia tăng những nếp nhăn trên cổ.

Khăn quàng cổ hoặc một chiếc áo khoác che cổ họng và các loại kem dưỡng ẩm tốt là những vật dụng vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

4 bộ phận cơ thể 'sợ' lạnh cần được giữ ấm - Ảnh 3.

Tai: Việc che tai trong thời tiết lạnh là điều bắt buộc, đặc biệt nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu. Thực tế là vi khuẩn, cầu khuẩn và các vi sinh vật khác có thể tồn tại trong bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể.

Vào mùa hè, miễn dịch của bạn có khả năng bảo vệ bạn, nhưng trong thời tiết lạnh hệ miễn dịch có xu hướng suy yếu, dẫn đến sự gia tăng hoạt động của các vi sinh vật.

Nếu không được bảo vệ đầy đủ trong thời tiết giá lạnh, vùng tai ngoài hoặc tai giữa rất dễ bị viêm. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng bịt kín tai khi đi ra ngoài trong thời tiết giá lạnh.

4 bộ phận cơ thể 'sợ' lạnh cần được giữ ấm - Ảnh 4.

Thắt lưng: Vùng thắt lưng là phần giữa xương cùng và xương sườn. Đây là vùng cơ thể khá đặc biệt, dễ đổ mồ hôi. Trong điều kiện thời tiết lạnh giá, nếu vùng thắt lưng không được giữ ấm sẽ dễ dẫn đến đau dây thần kinh tọa (viêm dây thần kinh tọa), ngoài ra còn có nguy cơ gây hại cho thận.

Thận là một cơ quan thường có diễn biến bệnh khá âm thầm và thường chỉ phát hiện ra vấn đề khi đã muộn. Đó là lý do bạn cần phải cẩn thận giữ ấm thắt lưng của bạn trong thời tiết giá lạnh.

Bàn chân: Thực tế là ngoài chức năng di chuyển, bàn chân còn thực hiện chức năng điều nhiệt các bộ phận trong cơ thể. Nếu để ý, bạn sẽ có thể cảm nhận cảm giác dễ chịu trong cổ họng khi bạn đứng trên cát nóng.

Tuy nhiên, khi bàn chân bị hạ nhiệt, các cơ quan như tai, mũi, họng cũng bị hạ nhiệt. Nếu bản thân bạn bị viêm amidan mãn tính, viêm thanh quản, viêm họng thì hầu hết các trường hợp khác đều sẽ dẫn tới tình trạng bị viêm nếu để bàn chân bị nhiễm lạnh.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Chuối xanh cũng cực tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách

Chuối xanh cũng cực tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hầu hết mọi người thường chỉ thích ăn chuối chín nhưng chuối xanh cũng có thể đem lại cực nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 14 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Món ăn mùa hè bổ dưỡng nhưng người bệnh gout, người bệnh đau dạ dày không nên ăn

Món ăn mùa hè bổ dưỡng nhưng người bệnh gout, người bệnh đau dạ dày không nên ăn

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Khi mắc bệnh gout, người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng axit uric trong máu, trong đó phải kể đến măng tươi.

Những lưu ý về chế độ ăn trong bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Những lưu ý về chế độ ăn trong bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

'Ngôi sao thuốc Việt' – Danh hiệu cao quý cho các đơn vị, sản phẩm được vinh danh

'Ngôi sao thuốc Việt' – Danh hiệu cao quý cho các đơn vị, sản phẩm được vinh danh

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Ban Tổ chức, đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Doanh nghiệp và sản phẩm thuốc được tôn vinh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Doanh nghiệp và sản phẩm thuốc được tôn vinh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH – Các doanh nghiệp, sản phẩm được đánh giá dựa trên 4 nhóm tiêu chí chính: Tiêu chí chất lượng; tiêu chí đổi mới, sáng tạo; tiêu chí năng lực; tiêu chí cộng điểm ưu tiên.

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Theo Báo cáo Viêm gan Toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do viêm gan siêu vi ngày càng gia tăng. Căn bệnh này là nguyên nhân lây nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao…

Top