Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 loại lá cây giúp điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Chủ nhật, 07:00 26/11/2017 | Sống khỏe

Trong y học cổ truyền coi thủy đậu là một căn bệnh ôn dịch. Bệnh này thường hay phát triển và trở thành dịch vào thời điểm mùa xuân nên được gọi là phong ôn hoặc xuân ôn. Nguy cơ lan rộng nhanh nếu không có phương án điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây giới thiệu cho các bạn các loại lá dùng để tắm khi bị bệnh thủy đậu nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, không để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu nên tắm lá gì?

Bệnh thủy đậu thường gây ra do virus, thời gian ủ bệnh từ 11 đến 18 ngày, người bệnh có những triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt sỏi, 24 giờ sau thì bắt đầu nổi mụn, ban ngứa có màu đỏ. Những nốt mụn này sẽ lan rộng ra từ thân người tới tứ chi, da đầu và mặt. Còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ nhiễm khuẩn, số lượng mụn mọc lên ít hoặc nhiều.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để chữa bệnh thủy đậu thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian khác nhau. Vậy bệnh thủy đậu tắm lá gì thì sẽ đem tới hiệu quả?

Lá kinh giới

Từ lâu kinh giới đã được biết tới là một trong những thảo dược từ tự nhiên có tác dụng trong việc kháng viêm, chống khuẩn, làm khô những vết mụn nhanh chóng. Sử dụng khoảng 100g kinh giới đem rửa thật sạch, sau đó đun cùng với ba lít nước trong thời gian 30 phút, tiếp đến bạn pha thêm với nước sạch để cho nước ấm. Sử dụng khăn mềm lau người hoặc tắm nếu như thủy đậu đã bay hết.

Lá tre

Đây là loại lá có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh thủy đậu. Bạn có thể lấy một nắm lá tre, nhưng chú ý lựa chọn loại lá sạch, đảm bảo an toàn. Đem rửa lá thật sạch sẽ, sau đó cho vào nồi đun với khoảng ba lít nước cho tới khi sôi. Pha nước này cùng với nước sạch để tắm và lau người sẽ giúp cho triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Lá sầu đâu

Sử dụng lá sầu đâu khoảng 300g, rửa sạch rồi đun với nước trong vòng 30 phút. Pha nước này với nước lạnh để cho ấm rồi tắm. Đây là loại lá tắm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa, đồng thời giúp những tổn thương ở da được hồi phục nhanh chóng hơn.

Những chú ý khi chữa bệnh thủy đậu

Bên cạnh việc bệnh thủy đậu tắm lá gì? Bạn cũng cần chú ý một số những điều sau đây:

Thủy đậu là bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sẽ lây lan nhanh nếu tiếp xúc với chất nhầy từ người bệnh thông qua quần áo, da hoặc tiếp xúc với nước bọt bằng đường không khí mỗi khi giao tiếp.

Khi thấy mình có triệu chứng của bệnh thủy đậu cần phải cách ly cho tới khi nào nốt thủy đậu đã đóng vẩy.

Trong quá trình bị bệnh thủy đậu cần chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể để làm sạch da, dịu nhanh vết ngứa nhằm tránh bội nhiễm.

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cần kiêng gió, kiêng nước và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo Dương Uyên/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 37 phút trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 3 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 8 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 10 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top