Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết số 84/2009/QĐ - TTg

Thứ bảy, 07:00 17/11/2012 | Tin tức - Sự kiện

BÁO CÁO SƠ KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 84/2009/QĐ - TTg NGÀY 04/6/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2010

Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo

I. TÌNH HÌNH CHUNG


HIV/AIDS đã và đang không chỉ tác động đến quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình nói chung mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống an toàn và sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS gây ra. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Hơn 50% trẻ trong số đó thuộc các gia đình nghèo và rất nghèo.

Trong bối cảnh dịch HIV tác động toàn diện đến các lĩnh vực của mỗi quốc gia, tháng 3/2006, Hội nghị Tư vấn khu vực Đông Á - Thái Bình Dương về trẻ em và HIV/AIDS được tổ chức tại Hà Nội. Các đại biểu của 24 nước tham dự Hội nghị và các tổ chức quốc tế nhận định rằng vấn đề trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức trong các chương trình nghị sự, trong các văn bản, chính sách cũng như trong chương trình hành động của các quốc gia. Tại Hội nghị này, các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã ra Lời kêu gọi hành động và đề nghị Chính phủ các nước xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Ngày 04/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm hưởng ứng lời kêu gọi hành động tại Hội nghị tư vấn.
Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xác định: “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” bao gồm các nhóm đối tượng (1) Trẻ em bị nhiễm  HIV, (2) Trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV như: trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; trẻ em sống cùng bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là con của người mua, bán dâm, sử dụng ma túy; trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người; trẻ em lang thang; trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác; trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Với sự tác động của HIV/AIDS, nhiều quyền cơ bản của trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã bị hạn chế, thậm chí làm mất đi những quyền mà đáng lẽ ra các em được hưởng.

Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã đề các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010 và đưa ra tầm nhìn 2020 ở Việt Nam, cụ thể là:
 
- Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Giai đoạn 2011- 2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

Đây là một kế hoạch hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tăng cường nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề bức xúc trong công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các cấp và các tổ chức xã hội đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động đã được kế hoạch đề ra.
 
Với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/ AIDS cho học sinh, sinh viên. Triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, ngành giáo dục luôn chú trọng công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, coi đây là một nội dung quan trọng trong nhà trường để chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khoẻ, phòng lây nhiễm HIV cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo, nhân viên và cán bộ quản lý các cấp trong toàn ngành.

Qua 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục và các trường đại học, cao đẳng. Bản báo cáo này phản ảnh những nỗ lực và những kết quả chủ yếu của ngành Giáo dục, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nêu những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai Kế hoạch hành động. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và định hướng các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai để đạt được các mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2020 của Kế hoạch hành động
 
II. KẾT  QUẢ  SAU  3 NĂM  THỰC  HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 84/2009/QĐ- TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. công tác chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ- ttg và các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS

Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế đã rà soát, điều chỉnh và ban hành nhiều văn bản pháp quy tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có công tác giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cùng với việc ban hành các văn bản, ngành Y tế, Giáo dục, Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động xây dựng và bổ sung hệ thống theo dõi, báo cáo, tổng hợp, phân tích tình hình và thu thập số liệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, lồng ghép trong công tác thống kê, báo cáo chung; đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị cho xây dựng Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS giai đoạn 2011-2020  theo nhiệm vụ được giao.
 
Trong chức năng được giao, ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo xây dựng và nhân rộng mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng, làm cơ sở đề xuất chính sách hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các trung tâm bảo trợ được tiếp cận với các dịch vụ theo nhu cầu. Đồng thời, ngành Giáo dục phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác chăm sóc và dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Để đánh giá hiệu quả việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện Quyết định 84/2009/QĐ-TTg nói riêng trong các cơ sở giáo dục, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành. Trong 3 năm, đã có trên 30 đoàn giám sát, đánh giá tại 30 tỉnh, thành phố của 3 vùng, miền được tổ chức, góp phần thực hiện hiệu quả Quyết định số 84/2009/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. tổ chức triển khai thực hiện

2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Ban Chỉ đạo giáo dục phòng, chống  AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội trong trường học được kiện toàn theo Quyết định số 5343/QĐ-BGDĐT-TCCB ngày 03 tháng 10 năm 2003. Năm 2010, thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban Điều phối về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục. Ban Điều phối có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong ngành giáo dục.

Hệ thống Ban Chỉ đạo phòng, chống  AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tại các sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng được kiện toàn, củng cố. Nhiệm vụ từng thành viên tham gia được phân công phù hợp, cụ thể, rõ ràng.

Trong công tác chỉ đạo, ở các cấp đã chú trọng công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động truyền thông và thường xuyên triển khai công tác giám sát, đánh giá; Nội dung các văn bản pháp quy được triển khai nghiêm túc tới các đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo, nhân viên và cán bộ quản lý các cấp tại các cơ sở giáo dục trong cả nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác y tế và giáo viên giảng dạy phòng, chống HIV/AIDS trong các trường học. Hàng năm, phối hợp với ngành Y tế, Lao động - Thương binh & Xã hội và các ban, ngành liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế - Bộ Lao ĐộnG thương Binh & xã hội
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã duy trì và tổ chức tốt Hội nghị, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách về công tác y tế trường học nói chung, công tác phòng, chống HIV/AIDS nói riêng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức, kỹ năng về công tác y tế trường học, trong đó có công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực được hầu hết các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai hàng năm. Theo báo cáo 36 sở GD&ĐT và 51 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong 3 năm qua đã có hơn 11.000 hội thảo, tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức, với hơn 60.000 lượt học sinh, giáo viên tham dự. Thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, nhận thức về HIV/AIDS và cách phòng tránh được nâng cao. Trình độ chuyên môn và chất lượng công tác y tế trường học được cải thiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ, thuốc thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện công tác y tế trường học và phòng, chống HIV/AIDS ngày càng được quan tâm đúng mức hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đã coi trọng hơn công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường và có kế hoạch triển khai các hoạt động phù hợp với các đối tượng trong từng năm học. Chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy các môn học có lồng ghép nội dung HIV/AIDS tại các trường sư phạm  được quan tâm đặc biệt. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu xây dựng và thống nhất nội dung về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS phù hợp trong chương trình đào tạo giáo viên và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục.
 
2.2. Đảm bảo quyền được học tập của người học, quyền được làm việc, được chăm sóc và sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng của người nhiễm HIV, trong đó có trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Ngành Giáo dục phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Y tế và các ban, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản có liên quan đến việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học. Thông tư số

39/2009/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn”. Xây dựng và triển khai hiệu quả việc thực hiện tiểu đề án “Xây dựng môi trường tiếp cận giáo dục không rào cản cho trẻ em bị nhiễm và trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS”. Nhiều  sở GD&ĐT đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử, đảm bảo quyền được học tập và quyền được làm việc của người nhiễm HIV, trong đó có trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Theo báo cáo của 36 Sở GD&ĐT, đã có hơn 293 trẻ bị nhiễm HIV, 32 giáo viên, 2 cán bộ công nhân viên, trong đó riêng tỉnh Cao Bằng có ít nhất 26 giáo viên, 100 học sinh, Kiên Giang có 177 học sinh được phát hiện nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, hiện nay vẫn được tiếp tục học tập, giảng dạy và làm việc tại các cơ sở giáo dục mà không xảy ra tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử trong trường học.

- Việc chăm sóc sức khỏe và khám, điều trị cho các em bị nhiễm HIV/AIDS được các cơ sở y tế quan tâm tích cực. Số trẻ nhiễm HIV được điều trị ARV ngày càng tăng, tình trạng sức khỏe của nhiều  em khi được dùng thuốc ARV được cải thiện rõ rệt. Tính đến ngày 31/6/2012, lũy tích số trẻ nhiễm HIV được điều trị ARV là 3.567 em, tăng gấp 25 lần so với năm 2005, khi bắt đầu triển khai chương trình. Hoạt động dự phòng lây truyền mẹ sang con được mở rộng nhằm giảm tình trạng trẻ sơ sinh lây nhiễm  HIV từ mẹ. Hoạt động chẩn đoán sớm nhiễm  HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi được triển khai kịp thời làm giảm đáng kể tình trạng tử vong và chi phí điều trị.

- Bên cạnh việc chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ và cơ sở điều trị HIV/AIDS, các hoạt động chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và gia đình đã được quan tâm, triển khai hiệu quả hơn sau khi Bộ Y tế ra Quyết định số 1782/QĐ-BYT ngày 27 tháng 10 năm
 
2010, ban hành “Quy định về chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng”. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 64% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hưởng chính sách xã hội theo quy định hiện hành, 67% trẻ em được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng.
 
2.3. Lồng ghép tích hợp nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào các môn học, các hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các nội dung khác có liên quan như: giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV, trong đó có trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Các nội dung phòng, chống HIV/AIDS được lồng ghép tích hợp trong các môn học chính khóa như: Tìm hiểu tự nhiên - xã hội (đối với cấp Tiểu học), Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý (đối với cấp THCS và THPT) và đưa vào các phần  học tự chọn như: dân số, môi trường, HIV và ma tuý (trong các trường cao đẳng  sư phạm). Ngoài ra giáo dục phòng, chống HIV/AIDS được lồng ghép trong các hoạt động đầu năm học như tuần sinh hoạt công dân đầu khoá (đối với học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp). Đối với cấp học Mầm non, kiến thức cơ bản về phòng, chống HIV/AIDS cũng được cung cấp cho các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động ngoại khóa với chủ đề giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sức khoẻ sinh sản, phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma tuý, mại dâm, thực hành các biện pháp phòng lây nhiễm HIV...
 
2.4. Công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS

Công tác truyền thông và hoạt động can thiệp dự phòng tích cực về phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm  HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, báo chí, đài phát thanh...), hội thi, thi tìm hiểu kiến thức, vẽ tranh, triển lãm, trong các hội trại, mít tinh, chiến dịch truyền thông,“Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” hưởng ứng ngày “Thế giới phòng, chống AIDS - 1/12” hàng năm. Đồng thời triển khai tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các mô hình câu lạc bộ, đội thanh niên, sinh viên tình nguyện, nhóm đồng đẳng, góc truyền thông, trung tâm tư vấn thân thiện... giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Các sản phẩm truyền thông (tờ gấp, sách nhỏ, pano, áp phích....) với các thông điệp phù hợp với đối tượng, được biên soạn và in ấn hàng vạn bản, phân phối rộng rãi trong hệ thống trường học, cộng đồng. Theo báo cáo của các sở GD&ĐT và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong 3 năm qua đã có trên 10 triệu lượt học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ ngành giáo dục được triển khai học tập Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, được tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và giảm kỳ thị với người có HIV, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Năng lực của đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS ngày càng được tăng cường. Nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ y tế trường học về phòng, chống HIV/AIDS.
 
3. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và huy động nguồn lực, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế triển khai tốt các hoạt động phòng, chống hiv/aidS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm hiv và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
 
Phòng, chống HIV/AIDS là hoạt động liên ngành. Do vậy, để có được sự thành công trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngành Giáo dục đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan như: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, các đoàn thể, đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai các hoạt động theo kế hoạch. Mặt khác xác định vai trò của gia đình và cộng đồng có ảnh hưởng không nhỏ tới giáo dục giảm kỳ thị, phân biệt đối xử người có HIV và hỗ trợ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhiều  cơ sở giáo dục và đào tạo đã chủ trương mời cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, tổ chức tập huấn cho các bậc cha mẹ học sinh một số kiến thức và kỹ năng cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS để chia sẻ, trao đổi thông tin với con em họ, qua đó giúp các em có kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV.

Góp phần vào sự thành công của ngành Giáo dục đối với công tác phòng, chống AIDS trong thời gian vừa qua có sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong và ngoài nước, như các tổ chức của Liên hợp quốc (UNICEF, UNESCO, UNFPA) và các tổ chức quốc tế khác (Tổ chức Cứu trợ trẻ em, Plan…). Đặc biệt trong năm 2012, với sự hỗ trợ của UNICEF, các Vụ chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp xây dựng Kế hoạch hành động  về phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn 2012 -2020, xây dựng bộ chỉ số giám sát về HIV/AIDS ngành giáo dục và kế hoạch giám sát lồng ghép liên ngành Chương trình phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Một số dự án hiệu quả gồm “Thúc đẩy sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên” (UNICEF), “Tăng cường đáp ứng của ngành giáo dục đối với HIV/AIDS” (UNESCO), “Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” (UNFPA), “Phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh trung học” (Tổ chức Cứu trợ trẻ em).

Tuy nhiên, quy mô các dự án hợp tác đều nhỏ, mang tính chất thí điểm, thời gian triển khai ngắn và hạn chế khả năng nhân rộng kết quả Dự án sau khi hết tài trợ. Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức quốc tế thảo luận tìm cơ chế hợp tác và huy động nguồn lực để đảm bảo hiệu quả lâu dài và bền vững về phòng, chống  HIV/AIDS.
 
4. công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thi đua, khen thưởng và báo cáo các hoạt động phòng, chống hiv/aidS trong ngành Giáo dục theo quy định
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng  dẫn các cơ sở báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS (theo mẫu báo cáo thống nhất). Tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi về cho thấy, hàng  năm các sở GD&ĐT đều tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra các định hướng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tiếp theo. Nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ (sau học kỳ I và cuối năm học) và đột xuất về phòng, chống HIV/AIDS.

Mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn công tác liên ngành (Y tế - Lao động Thương binh và Xã hội) kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS của các Sở Giáo dục và Đào tạo theo khu vực, vùng miền. Các sở GD&ĐT chủ động tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, giám sát về phòng, chống HIV/AIDS trong trường học. Nội dung công tác phòng chống HIV/AIDS trong trường học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là một trong những nội dung kiểm tra về công tác y tế trường học và tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm.

Năm 2012, Thực hiện Chương trình công tác năm 2012 của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống  AIDS & Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Công văn số 33/PCAIDSMTMD ngày 28/3/2012, Kế hoạch công tác năm 2012 về việc thực hiện Quyết định số 84/2009/ QĐ-TTg ngày 04/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT ngày 12/11/2008 về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Đoàn kiểm tra Liên ngành Giáo dục - Y tế - LĐ-TB&XH tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu, Lâm Đồng và Khánh Hòa. Kết quả kiểm tra cho thấy: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan của các địa phương đã nỗ lực rất cao trong công tác triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ- TTg và Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT. Ngành Giáo dục tại các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Công tác giáo dục giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong các trường học đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Công tác thi đua khen thưởng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm được quan tâm, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai chương trình trong toàn ngành giáo dục.
 
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC,  NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN

1. Những kết quả nổi bật nhất

Qua 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Giáo dục, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội đã có những nỗ lực rất lớn và đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là:

- Kiện toàn Ban Điều phối và chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các cấp;

- Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS;

- Ngành Giáo dục các cấp đã chủ động trong việc phối hợp với ngành Y tế, Lao động

- Thương binh và Xã hội và các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong tổ chức triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao nhận thức và có hành động tích cực về bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Công tác giáo dục, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục được thực hiện lồng ghép trong giảng dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa với những hình thức phong phú;

- Việc tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục, và hưởng chính sách xã hội của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được cải thiện. Nhiều dịch vụ thiết yếu và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được hình thành và ngày càng được mở rộng như hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, các dịch vụ về chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ nhiễm HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; cung cấp thuốc ARV miễn phí cho bà mẹ mang thai và trẻ em, xét nghiệm PCR để chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV; mô hình kết nối toàn diện, tiếp nhận và chăm sóc trẻ bị ành hưởng bởi HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục mầm non, các trường công lập được tăng cường.

- Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nói chung và trẻ em trong các trường học về cơ bản đã giảm đáng kể. Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đã được học và hòa nhập cộng đồng, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác;

- Việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc trẻ; các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, phổ biến chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho giáo viên, người nuôi dưỡng và người chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIVđược quan tâm thực hiện.

2. Những khó khăn, hạn chế

- Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và cộng đồng về công tác phòng, chống HIV/AIDS, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn nhiều hạn chế. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên đã được nâng cao nhưng chưa đầy đủ. Công tác truyền thông chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi hành vi, nhất là chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Nhận thức và hiểu biết về Luật Phòng, chống HIV/AIDS và những quy định đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của một số cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh chưa cao;

- Công tác phối hợp liên ngành triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT tại một số cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bị nhiễm HIV tại các địa phương chưa thật sự chặt chẽ, các đơn vị được phân công nhiệm vụ chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, chưa kịp thời phát hiện những khó khăn, bất cập và tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện;
 
- Đội ngũ cán bộ y tế trường học, làm công tác phòng, chống HIV/AIDS còn rất thiếu, bất cập về chất lượng và chế độ đãi ngộ, chỉ có 55,2% số trường có cán bộ y tế trường học (báo cáo tháng 10/2011), trong đó hơn 90% cán bộ kiêm nhiệm. Tình trạng cán bộ y tế không  có chuyên môn ở các trường tiểu học là 71,2%, THCS 51,1%, THPT 51,4%;

- Tài liệu truyền thông về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn thiếu. Hoạt động phòng, chống HIV chủ yếu lồng ghép với các hoạt động khác;

- Chưa có nhiều các dịch vụ tại cộng đồng, thiếu đội ngũ cán bộ xã hội trong chăm sóc tư vấn tâm lý cho trẻ em nói chung, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng;

- Phạm vi hoạt động của các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho trẻ vẫn còn hạn chế, đặc biệt là tuyến huyện và xã. Mạng lưới chăm sóc tại nhà và cộng đồng còn mỏng, các đồng đẳng viên, cộng tác viên đang hoạt dộng phần lớn nhờ sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức quốc tế, khi các tổ chức quốc tế ngừng hỗ trợ triển khai hoạt động này sẽ gặp khó khăn;

- Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn hẹp. Mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo được cấp 300 - 400 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đối với cấp sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thì nguồn kinh phí này còn ít hơn rất nhiều, không ít đơn vị không được cấp kinh phí;

- Hệ thống giám sát phát hiện, quản lý và theo dõi trẻ phơi nhiễm HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn hạn chế. Khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn AIDS. Việc theo dõi quản lý đối tượng và thu thập thông tin về trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn yếu. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả chương trình mang tính đa ngành nên việc thực hiện và thu thập số liệu càng gặp khó khăn;

- Công tác thi đua khen thưởng, nhân rộng những điển hình cá nhân, tập thể làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa kịp thời.

3. Những bài học kinh nghiệm

- Xây dựng kế hoạch hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cụ thể và giải pháp thực hiện rõ ràng, phù hợp. Coi trọng công tác giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời trong việc triển khai hoạt động;

- Các cấp quản lý ngành giáo dục, lãnh đạo các nhà trường cần triển khai nghiêm túc, kịp thời các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Tăng cường sự tham gia của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh, nhất là sự tham gia trực tiếp của người có HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong quá trình triển khai hoạt động;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình và phổ biến kinh nghiệm thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS;
 
- Công tác phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dõi, giám sát, đánh giá cũng là những yếu tố đảm bảo cho Kế hoạch hành động mang tính khả thi và kết nối, tránh được sự chồng chéo và đảm bảo hiệu quả của từng hoạt động;

- Vấn đề giảm kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đặc biệt là vấn đề đưa trẻ nhiễm HIV đến trường cần có những giải pháp linh hoạt, cần tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh cũng như sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành đặc biệt là vai trò của ngành Giáo dục sẽ góp phần quyết định trong việc thành công đưa trẻ em nhiễm HIV tới trường;

- Tích cực khai thác nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và huy động nguồn lực từ cộng đồng, góp phần giảm đầu tư của nhà nước và đảm bảo sự bền vững của chương  trình là hết sức quan  trọng;

- Sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý liên ngành trong suốt quá trình triển khai Kế hoạch là cần thiết, tạo điều kiện cho các địa phương triển khai đúng mục tiêu, đạt kết quả tốt.

IV. MỘT  SỐ  NHIỆM VỤ,  GIẢI  PHÁP TRỌNG TÂM CỦA  CÔNG  TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2012  - 2015

1. Những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống HIV/AIDS
 
-Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2020.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo nhà trường trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có giáo dục giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục;

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục như ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về cơ chế, cách thức phối hợp;
 
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS các cấp (trong đó có hoạt động về giảm kỳ thị và phân biệt đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS);

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa Giáo dục, Y tế và Lao động - Thương binh & Xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin, giám sát đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS để có số liệu chính xác, đưa ra các can thiệp kịp thời, hiệu quả;
 
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS. Xây dựng cơ chế tăng cường phổ biến thông tin về các dịch vụ, chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Rà soát, bổ sung tài liệu truyền thông, học liệu phục vụ công tác phòng, chống HIV/ AIDS trong các cơ sở giáo dục. Thực hiện nghiêm túc các nội dung giảng dạy HIV/AIDS, lồng ghép tích hợp trong các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa theo quy đinh;

- Tiếp tục tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán về giảng dạy nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong chương trình chính khoá; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khoá.
 
2. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống hiv/aidS trong trường học giai đoạn 2012 - 2015

a. Giải pháp xã hội
 
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính  quyền đối với công tác dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thực hiện hiệu quả Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg;

- Các ngành Y tế, Giáo dục, Lao động - Thương binh và Xã hội và các ban, ngành có liên quan phối hợp xây dựng và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình của người nhiễm HIV tham gia hoạt động dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV; hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV;

- Ngành Giáo dục chủ động phối hợp với ngành Y tế, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, với các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch liên ngành; Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình trong giáo dục phòng, chống HIV/AIDS và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Tăng cường và hỗ trợ các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Nâng cao kiến thức pháp luật, chính sách, thông tin về HIV/AIDS, cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức, các thầy cô giáo và tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Khuyến khích các cơ sở, cá nhân trợ giúp trẻ bị nhiễm HIV, nghiên cứu ứng dụng mô hình chăm sóc, thay thế (OVC) dành cho trẻ có HIV/AIDS tại cộng đồng;
 
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện cần chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ cho từng ban, ngành cụ thể; vận động và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng, của cha mẹ học sinh trong việc đưa trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang ở các trung tâm ra học tập tại các trường tiểu học thuộc địa bàn.

b. Giải pháp kỹ thuật
 
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp quy phù hợp, cải tiến hệ thống thu thập số liệu liên quan đến HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Ngành Giáo dục các địa phương cần chủ động phối hợp với ngành Y tế, Lao động

- Thương binh và Xã hội để quản lý được số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và có biện pháp hỗ trợ chăm sóc, giúp trẻ ra học tập tại các trường học trên địa bàn;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố là cơ quan được giao nhiệm vụ chính về chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn cần thực hiện tốt hơn chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện về công tác phối hợp với các cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em thực hiện kịp thời, đặc biệt với nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Ngành Y tế nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn các tiêu chuẩn dịch vụ thiết yếu, dịch vụ chất lượng cao về dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS;

- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và các tổ chức đoàn thể để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên có ý thức phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe sinh sản vào các hoạt động thi đua lớn của ngành như phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

- Ưu tiên các giải pháp trước mắt trong việc xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong các cơ sở tư vấn, dịch vụ y tế và các cơ sở giáo dục để tạo điều kiện cho các cơ sở này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, điều trị và đảm bảo quyền được học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Ngành giáo dục tiếp tục phối hợp với ngành Y tế, ngành Lao động - Thương binh & Xã hội, và các ban, ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục; tổ chức và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông vì sự phát triển có tính tương tác cao nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, lãnh đạo nhà trường và đội ngũ nhà giáo, nhân viên và cán bộ quản lý các cấp, học sinh, sinh viên về HIV/AIDS, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị và đảm bảo quyền được học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS;
 
- Đưa nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong đó có giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị nhiễm, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm về công tác y tế trường học đối với các cơ sở giáo dục. Tổ chức sơ kết, tổng kết hằng năm, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này và nhân rộng điển hình tiên tiến trong toàn ngành;

- Cần có chế độ khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình tham gia vào các hoạt động dự phòng, chăm sóc, tư vấn trẻ em cho trẻ em có nguy cơ cao, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
c. Giải pháp nâng cao năng lực
 
- Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và cán bộ cơ sở đặc biệt cán bộ giảng dạy, cán bộ y tế trong các nhà trường (trong đó có nội dung về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, quyền trẻ em và nội dung bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em,…);

- Tăng cường phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho giáo viên, học sinh trong phòng, chống HIV/AIDS và giảm kỳ thị với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

d. Giải pháp nguồn lực
 
- Tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS cho ngành Giáo dục;

- Đảm bảo kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thông về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, đồng thời hỗ trợ kinh phí để nâng cấp các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phòng y tế phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại nhà trường;

- Bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép trong các chương trình phòng, chống các bệnh xã hội, phòng, chống ma túy, mại dâm, đồng thời huy động các nguồn lực khác từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giảm kỳ thị và phân biệt đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông Quảng Ninh lở loét, sẹo khắp người vì mồ hôi tiết ra mủ hiếm gặp

Người đàn ông Quảng Ninh lở loét, sẹo khắp người vì mồ hôi tiết ra mủ hiếm gặp

Y tế - 1 năm trước

GiadinhNet - Trường hợp bị viêm tuyến mồ hôi mủ là rất hiếm gặp, đặc biệt bệnh nhân này còn xuất hiện các sẩn cục, vỡ chảy mủ ở nhiều bộ phận trên cơ thể. 

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Y tế - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

PV Báo Sức khỏe và Đời sống đã tìm hiểu hoạt động của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động và Tổ COVID- 19 cộng đồng trong quản lý, theo dõi, giám sát F0 tại nhà.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

Theo chuyên gia, biến chủng mới đã lan rộng đến nhiều quốc gia và Việt Nam cũng khó tránh khỏi các trường hợp đi về từ nước ngoài mang theo biến chủng Omicron.

Bộ Y tế nói gì về việc tăng hạn sử dụng 2 lô vaccine Pfizer?

Bộ Y tế nói gì về việc tăng hạn sử dụng 2 lô vaccine Pfizer?

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tân Cục tưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân khẳng định 2 lô vaccine Pfizer số 124001 và 123002 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. Hai lô vaccine này tăng hạn sử dụng thêm 3 tháng so với hạn cũ.

Ngã vào xô nước, bé 14 tháng tuổi tổn thương não không thể phục hồi

Ngã vào xô nước, bé 14 tháng tuổi tổn thương não không thể phục hồi

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

Trong lúc không có người lớn bên cạnh, bé trai 14 tháng tuổi bị ngã chìm vào chậu nước. Khi được đưa vào Bệnh viện Củ Chi bé đã trong tình trạng ngưng tim ngưng thở.

Hải Phòng trưng dụng một số trường mầm non làm điểm cách ly tập trung

Hải Phòng trưng dụng một số trường mầm non làm điểm cách ly tập trung

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Việc một số trường mầm non và tiểu học, nhà văn hóa thôn tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng được trưng dụng làm điểm cách ly tập trung thời điểm này có thể đáp ứng khoảng 150 người đi từ vùng dịch về nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Thừa Thiên Huế liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Thừa Thiên Huế liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tính từ ngày 27/10 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Quảng Trị ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, có 1 ca cộng đồng

Quảng Trị ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, có 1 ca cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tỉnh Quảng Trị vừa ghi nhận thêm 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, 1 ca trong cộng đồng

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, 1 ca trong cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 4 trường hợp vừa mới ghi nhận mắc COVID-19 tại Hà Tĩnh có 1 ca trong cộng đồng. Trường hợp này là tài xế xe khách chạy tuyến Hà Tĩnh - Sài Gòn.

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Y tế

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Top