Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trận chiến khốc liệt trên biển

Thứ hai, 13:25 05/09/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Không phải bất kỳ chuyến hải hành nào, những con tàu không số cũng cập bến thành công. Tàu 43 nằm trong số đó.

 
Người lính già Trần Ngọc Tuấn bảo, khi phải cho nổ tàu và chứng kiến cảnh đồng đội hy sinh, đó là những thời khắc chẳng thể nào quên…
 
Bảy tháng mới về được căn cứ

Buổi trò chuyện liên quan đến con tàu 56 chẳng mấy chốc mà kéo dài đến trưa. Bà Đệ, vợ ông Tuấn rời đứa cháu ngoại vừa say ngủ để chuẩn bị cơm trưa. Vừa làm bà Đệ vừa nói với lên phòng khách: "Cây nhà lá vườn, có gì ăn nấy với bác nghen...". Ông Tuấn thấy chúng tôi chưa kịp trả lời bèn nói thêm: "Trưa rồi, ăn cơm với bác cho vui!". Chúng tôi cười và hô: "Tuân lệnh Chính trị viên". Ông Tuấn cũng cười theo.

"Nghe nói có những chuyến đi các thủy thủ tàu không số phải băng rừng, lội suối ngược về Bắc, thực hư chuyện này ra sao vậy bác?", chúng tôi hỏi ông Tuấn. Người lính già trầm mặc: "Đó là chuyện của tàu 43 đấy, bác và đồng đội từng phải đi bộ mấy tháng ròng mới về được căn cứ".

Ngừng một chút như để hồi tưởng, vị cựu Chính trị viên cho biết, năm 1967, tàu 43 nhận lệnh chuyển vũ khí vào Quảng Ngãi. Chuyến đi này anh Nguyễn Tiến Hai làm Thuyền trưởng, ông Tuấn làm Chính trị viên kiêm Bí thư chi bộ tàu. Đây là chuyến đi đầy khó khăn, ác liệt vì điểm đến là Đức Phổ gần 2 căn cứ là Chu Lai, Sa Huỳnh, Quốc lộ 1 thì Mỹ, ngụy đóng dày đặc, còn hướng đông thì đụng Hạm đội 7. Khi tàu còn ở hải phận quốc tế đã bị địch theo dõi bằng rađa. Vì vậy khi tàu vào đến gần bờ địch đã ập đến, tấn công liền. Thuyền trưởng Hai ngay lập tức chỉ huy anh em chiến đấu, đồng thời cho tàu chạy hết tốc lực vào bờ để anh em tìm đường thoát, ngoài ra để kịp thời gian phá hủy tàu. Theo phân công, Chính trị viên là người trực tiếp chỉ huy việc cài chất nổ hủy tàu, đây là việc không đơn giản bởi nếu nổ sớm thì anh em hy sinh, không nổ thì địch sẽ thu được tàu, ta vừa mất vũ khí, vừa lộ bí mật về thiết kế của tàu không số, thậm chí lộ luôn tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.
 
17 cán bộ, chiến sĩ của tàu 43 đi chiến dịch Mậu Thân (1968), nhưng chỉ có 14 người trở về (ông Tuấn đứng thứ tư, từ trái sang).   
Ảnh Tư liệu do ông Tuấn cung cấp

Ông Tuấn dừng lại một chút, nhấp ngụm trà rồi thủng thẳng nói: "Có 3 loại kíp gắn vào bộc phá để hủy tàu: kíp điện, kíp hóa học và dây cháy chậm. Sau khi phân bố bộc phá tại các vị trí theo yêu cầu kỹ thuật để hủy tàu, hệ thống điều khiển bộc phá là một đồng hồ hẹn giờ được đặt ở khoang máy. Bác định giờ là 30 phút để anh em đủ thời gian rút lui. Nhưng trước khi rút khỏi khoang máy, bác phải xem đồng hồ chạy đến phút thứ 5 để đảm bảo hệ thống hoạt động. Ngoài ra một hệ thống kích nổ bằng dây điện được cũng được thiết kế để đề phòng có sự cố.  
 
Cuộn dây điện bác giao cho Nguyễn Thanh Xuân, Phan Văn Kiểm - hai người bơi giỏi nhất đưa vào bờ. Tuy nhiên khi đang bơi vào bờ, hai đồng chí này đã vô tình để dây điện quấn vô chân, cũng may là sau đó gỡ ra được. Khi mọi người bơi đến bờ cũng là lúc tàu 43 phát nổ...".

Ông Tuấn bảo, sau khi hoàn thành việc huỷ tàu, ông và đồng đội trên người chỉ có độc chiếc áo thun, quần cộc, nhắm hướng có doi đất cao mà chạy tới. Cũng may là lại gặp một người của ta (người này trước là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Ba Gia) nên anh em thủy thủy đoàn đã được hỗ trợ một ít vật dụng để tìm đường về Bắc. Do phải thi hành nhiệm vụ tuyệt mật nên tất cả thuỷ thủ đoàn đều không có bất cứ một thứ giấy tờ gì, khi về đến Hà Tĩnh thì bị "phe ta" bắt nhốt tất, sau đó còn bị học...chính trị để đưa vào Nam chiến đấu. "Thuyết phục mãi họ mới đồng ý gọi điện ra cho ông Sáu Hào, lúc đó là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Khi liên lạc được rồi bác và đồng đội mới được lệnh chuyển về căn cứ. Tính ra anh em tàu 43 đã đi bộ từ tháng 3/1967 đến tháng 10/1967 mới về được căn cứ".
 
Ước nguyện của người đồng đội

Năm 1968, Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ tuyệt mật cho Đoàn 759 chọn 4 tàu tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Cả 4 tàu gồm tàu 43, 56, 164, 235 tham gia chiến dịch này đều gặp phải sự tấn công khốc liệt của địch nhưng đều chống trả ngoan cường và để lại những câu chuyện như huyền thoại.


Chúng tôi ngồi nhẩm tính quãng đường mà ông Tuấn và thuỷ thủ đoàn tàu 43 đã phải đi trong chuyến bộ hành ngược ra Bắc. Bất chợt giọng nói của người lính già lại cất lên cắt ngang dòng suy nghĩ của chúng tôi: "Anh em tàu 43 về căn cứ phục hồi sức khỏe chưa được bao lâu thì lại được nhận một tàu mới, cũng với phiên hiệu 43. Tàu này có nhiệm vụ tiếp viện vũ khí cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968). Chuyến đi này do đồng chí Nguyễn Đắc Thắng làm Thuyền trưởng, bác vẫn đảm nhiệm Chính trị viên, Bí thư chi bộ tàu. Ngoài ra còn có 2 thuyền phó, 1 máy tàu, 2 báo vụ và 3 thủy thủ. Mà chuyến này còn khó khăn hơn chuyến trước gấp trăm lần".

Theo ông Tuấn thì tháng 7/1967, ta có một tàu mắc cạn nhưng không kịp phá hủy kịp nên ít nhiều phương cách vận chuyển, tuyến đường đã bị lộ. Vì vậy chuyến đi này anh em thề với nhau quyết tử. Trường hợp bị vây đánh bất ngờ thì quyết đánh đến cùng. Trường hợp bị bắt, bị tra tấn thì thề chết không khai. Tối 27/2/1968, tàu 43 xuất phát băng qua phòng tuyến của địch. Đến 0h50 ngày 1/3/1968 tàu còn cách bờ Đức Phổ (Quảng Ngãi) 20 hải lý thì bất thình lình 4 tàu địch xuất hiện vây chặt, chúng bắn pháo sáng rực cả một góc biển. Thuyền trưởng Thắng phát lệnh chiến đấu và tiêu hủy tài liệu. "Đồng chí Thắng đứng trên đài chỉ huy, còn bác thì lao đến từng vị trí kiểm tra và động viên tinh thần anh em. Bác thấy Thuyền phó Đức cùng đồng chí Hoa, Thọ, Xuân Nghinh đang hủy tài liệu, còn Vũ Xuân Ruệ thì một tay giữ vòng lái, một tay cầm thủ pháo giơ cao và hô to "Tôi, Vũ Xuân Ruệ sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiêu diệt địch". Bác cũng hô to: "Đồng chí giữ vững vị trí chiến đấu". Bác đến từng vị trí pháo ĐKZ, 12 ly 7, anh em nào cũng cầm thủ pháo hoặc lựu đạn giơ cao thề quyết tử. Địch bắt đầu nã đạn pháo tới tấp, pháo vừa dứt thì mạn phải xuất hiện 10 chiếc tàu cao tốc lao về hướng tàu của ta. Đợi cho chúng đến gần (cách khoảng 150m) súng của ta mới dồn dập nã về tàu của chúng. Ngay loạt đạn đầu ta diệt một tàu địch. Những tàu còn lại của chúng lập tức tản ra, do vậy ta chỉ bắn bị thương 2 chiếc khác. Khoảng 1 giờ sau địch tiếp tục pháo kích, còn ta thì vừa đánh vừa cho tàu chạy vào bờ. Đột nhiên bác thấy tàu 43 quay vòng tròn nên lao thẳng vào buồng lái. Khi đến nơi thấy Vũ Xuân Ruệ bị thương nặng, ngã xuống sàn nhưng một tay vẫn ghì chặt vòng lái. Bác vội gọi đồng chí Lưu Công Hào vào lái thay và băng bó vết thương cho Ruệ...".

Ông Tuấn cho biết, chưa kịp băng xong vết thương thì Ruệ hy sinh. Trước khi ra đi anh còn thều thào nói: "Chính trị viên ở lại chiến đấu trả thù cho em với!". Nhìn người đồng đội chết trên tay mình, mắt ông Tuấn nhoà lệ. Ông mím chặt môi để không bật ra tiếng khóc. Lúc này súng của địch vẫn tới tấp nổ về phía ta. Ông Tuấn vội lao xuống vị trí đặt ĐKZ thì thấy y tá - pháo thủ Võ Nho Tòng bị trúng đạn, người ngã dựa vào chân pháo nhưng tay vẫn ôm chặt quả đạn. Thợ máy Nguyễn Đăng Nam lao đến thế. Khi thấy mạn phải của tàu 43 có 2 tàu địch lao đến, ông Tuấn hô to: "Mạn phải mục tiêu 2 tàu địch bắn tiêu diệt, trả thù cho đồng chí Ruệ, đồng chí Tòng, bắn". Sau tiếng hét ấy, từng loạt đạn của ta quất mạnh về phía tàu địch...

Kể đến đây, giọng người lính già chùng lại, mắt ông hướng ra đầu ngõ, rưng rưng lệ. Ông cho biết, lúc hy sinh Võ Nho Tòng trẻ lắm, chàng trai người Thụy An (Thái Bình) rất hay tâm sự với ông. Tòng khoe mình có cô người yêu tên Nguyễn Thị Ghi, đẹp người lại đẹp cả nết. "Trước khi lên tàu Tòng bảo, lần này hoàn thành nhiệm vụ trở về cho em cưới vợ nhé, nhưng nhất định Chính trị viên phải về quê để tổ chức đám cưới cho em đấy. Vậy mà ước nguyện đó đã không bao giờ thành hiện thực được nữa, Tòng ơi. Còn Ruệ nữa, Ruệ hy sinh khi mới cưới được hơn 1 tháng, vợ chồng còn chưa quen hơi bén tiếng đã phải lìa xa...", kể đến đây, từng  giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt rắn rỏi của người thuỷ thủ Trần Ngọc Tuấn.
 
Từ năm 1961 đến 1975, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 đã huy động được gần 2000 lượt chiếc tàu, đi gần 4 triệu hải lý, vận chuyển gần 8 vạn lượt người, trên 15 vạn tấn vũ khí, đạn dược và hàng vạn tấn hàng hóa, góp phần chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn, góp phần đắc lực giải phóng miền Nam. Đoàn 125 Hải quân đã 2 lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân".
 
 (Còn nữa)
 
 
Đỗ Bá
 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Ô tô BMW cháy trơ khung khi đang đỗ bên đường

Hà Nội: Ô tô BMW cháy trơ khung khi đang đỗ bên đường

Thời sự - 14 phút trước

GĐXH - Chiếc ô tô hiệu BMW khi đang đỗ trên đường thì đột nhiên bốc cháy ngùn ngụt. Ngọn lửa lớn nhanh chóng thiêu rụi chiếc xe và ảnh hưởng đến 2 xe đỗ trước và sau.

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Pháp luật - 31 phút trước

Sau khi bị lừa bán ra nước ngoài làm "việc nhẹ, lương cao" nhưng thực tế là lập các tài khoản ảo lừa đảo qua mạng, 5 người vừa được lực lượng chức năng giải cứu.

Chi tiết lịch nghỉ Quốc khánh 2/9 năm nay, người dân cần biết

Chi tiết lịch nghỉ Quốc khánh 2/9 năm nay, người dân cần biết

Đời sống - 31 phút trước

GĐXH - Theo thông báo của Bộ LĐ,TB&XH, Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày.

Video: CSGT Tuyên Quang và người dân xuyên đêm dầm mưa dọn dẹp cây đổ

Video: CSGT Tuyên Quang và người dân xuyên đêm dầm mưa dọn dẹp cây đổ

Thời sự - 35 phút trước

GĐXH - Bất chấp tình hình thời tiết mưa to, dông sét khắc nghiệt, cán bộ chiến sĩ Trạm CSGT Hàm Yên, thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Tuyên Quang và người dân đội mưa xuyên dọn dẹp cây đổ.

Tuyển sinh lớp 10 năm 2024: 16 dân tộc rất ít người nào được Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn tuyển thẳng?

Tuyển sinh lớp 10 năm 2024: 16 dân tộc rất ít người nào được Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn tuyển thẳng?

Giáo dục - 37 phút trước

GĐXH - Năm học 2024 – 2025, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Bắc Kạn (Trường PTDTNT Bắc Kạn) sẽ tuyển thẳng với học sinh vào THPT đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người.

Xác minh clip ‘CSGT đạp xe người vi phạm' ở TP.HCM

Xác minh clip ‘CSGT đạp xe người vi phạm' ở TP.HCM

Thời sự - 1 giờ trước

Đoạn clip lan truyền trên mạng cho rằng, cán bộ đội CSGT An Lạc thuộc Phòng CSGT TP.HCM đã đạp ngã xe của một thanh niên trên đường phố.

6 điểm mới thí sinh tự do cần lưu ý khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

6 điểm mới thí sinh tự do cần lưu ý khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh tự do có học bạ theo chương trình THPT nào phải đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định dành cho chương trình đó.

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Một nhóm học sinh ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam rủ nhau ra hồ nước sau chân núi Mâm Xôi chơi. Không may, 2 em bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm.

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 4 giờ trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Top