Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dập dềnh đời đò ngang

Chủ nhật, 08:00 28/08/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Sau những trận mưa to đầu mùa, dòng Lam vốn hiền hoà yên ả trong xanh bỗng trở nên đục ngầu, cuộn chảy.

 
Lũ ở thượng nguồn đổ về khiến sông ngày càng rộng hơn, sâu hơn. Nguy hiểm là vậy nhưng hàng ngàn người dân sống hai bên bờ vẫn ngày ngày qua sông bằng những chuyến đò ngang bập bềnh đầy hiểm nguy, bất an…
 

 Một xóm đò ngang trên sông Lam. Ảnh: PV

 
Chờ mùa nước lên

Dòng Lam vốn khúc khuỷu ngay từ đầu nguồn cho đến hạ lưu đã gây nên cách trở cho người dân sống hai bên bờ. Xuôi theo con nước từ Cửa Rào thuộc địa bàn huyện Tương Dương cho đến khi sông trở về với biển cả, đếm không biết bao nhiêu chiếc cầu dân sinh lớn nhỏ qua sông. Nhưng cũng có những đoạn sông hiểm trở đến hàng chục kilômét, con đường độc đạo để qua lại của người dân bên bờ vẫn duy nhất là đò.

Anh Đậu Văn Việt không nhớ chính xác mình bắt đầu công việc lái đò từ lúc bao nhiêu tuổi? Chàng thanh niên này đã "cưỡi sóng" chở người sang sông khu vực bản Lau cho đến nơi đầu nguồn huyện Tương Dương đã  lâu lắm rồi. Tuổi đời của Việt còn khá trẻ, anh mới lập gia đình cách đây chưa lâu. Con đò- "chiếc cần câu cơm" của gia đình Việt chỉ chứa được tối đa khoảng chục người. Tôi bước lên đò, một khách, một lái đò làm một chuyến du ngoạn sông Lam. Việt vui vẻ nhận lời. Ngồi trên chiếc đò rộng chỉ hơn 1m, dài chừng 4m, hai tay tôi cứ phải vịn thật chặt lấy thành đò. Để đò sang sông cập bến được an toàn, đến  gần bờ,Việt đã phải nhảy "phụp" xuống, vừa ngâm mình trong nước vừa cầm sợi dây đầu mũi đò kéo sâu vào bờ, neo buộc chắc chắn rồi anh lại leo lên đò lôi tấm ván nhỏ cho khách xuống.

Việt cho biết: "Vào mùa khô, khúc sông này chỉ rộng chừng 60 đến 80m, lại êm ả chảy nên đi đò sướng lắm. Chẳng bù cho mùa này nước từ thượng người đổ về làm cho mặt sông rộng đến gấp đôi, có đoạn gấp ba lần. Nước sông thì cuồn cuộn. Lái khó hơn rất nhiều".

Để đỡ tốn sức người, nhiều lái đò đã bỏ ra cả chục triệu bạc mua máy nổ và chân vịt. Cho nên dù có nước lũ hung dữ, đò vẫn đè sóng chạy băng băng. Việt cho biết: Qua mùa mưa lũ, tất cả tay đò lại tháo máy để chèo tay đỡ tiền xăng, nhớt. "Chủ yếu phục vụ khách mùa nước lũ thôi. Chứ mùa khô, có nhiều đoạn sông chỉ chống mấy con sào là qua. Với lại cũng nhiều đoạn, đồng bào tự làm cầu phao bắc qua sông. Những ngày đó, cánh đò chúng em chỉ làm việc cầm chừng, chờ mùa nước lên".

Ở vùng sông nước này, nổi tiếng trong giới chèo đò có ông Đậu Huy Lanh. Nhà ông sát mép sông. Tìm ông từ chiều mà mãi đến trời tối mịt tôi mới gặp được lái đò có tiếng này. Đó là một người đàn ông ngoại 50 tuổi, trái với những gì tôi hình dung ban đầu về một lái đò thân hình vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn. Ông có dáng người mảnh khảnh,vẻ mặt khắc khổ. Hì hục một tay giữ máy, một tay đẩy thuyền vào sâu trong bãi để neo. Ông Lanh cười: Cái máy này mới "bóc tem" chưa lâu. Rồi ông kể: "Cái máy gắn bó với tôi lâu năm nhất đã "tiêu tùng" hồi tháng 6 vừa rồi. Lũ đến đánh tan thuyền, lôi cả máy tuột xuống sông. Cắn răng mua tiếp cái mới. Không có máy làm lấy gì kiếm tiền đong gạo mà ăn".

Nhà ông Lanh đã nhiều đời sống bằng nghề lái đò trên sông Lam. Ông kể: "Bố tôi cả một đời chèo đò, không biết ông thoát chết bao nhiêu lần. Trong lúc lâm chung, nguyện vọng của ông là không muốn cho ai trong gia đình nối nghiệp chèo đò qua sông nữa. Dặn con cháu tìm nghề khác làm. Chèo đò cực và nguy hiểm lắm". Nhưng rồi vì miếng cơm manh áo hay cái số đã vận vào mình, ông Lanh vẫn gắn bó với con đò.

Người lái đò này chép miệng bảo: "Đúng là làm phận lái đó không sung sướng gì. Những ngày lặng sóng chẳng nói làm gì, những lúc mưa to gió lớn nước sông như gầm thét như trận lũ hồi tháng 6 âm lịch vừa qua khiến mình nhiều lúc hồn vía cũng bay lên mây. Nghề này tuy đối mặt với hiểm nguy nhưng cần cù chăm chỉ thì cũng đủ sống. Mỗi ngày kiếm được đôi ba trăm nghìn là chuyện thường..."
 

 Nước sông cuồn cuộn chỉ cách mép đò có vài gang tay.


Ước mơ nhỏ

Trong đời chèo đò đưa khách sang sông, không biết bao nhiêu phen ông Lanh đối mặt với hiểm nguy. Ông luôn đề cao cảnh giác với những rủi ro luôn rình rập trước mũi đò. Ông tâm sự: "Tôi có học nghề lái đò ngày nào đâu! Làm gì có ai dạy. Mà dân chèo đò cái vùng này cũng thế cả thôi. Trước đây tôi làm lái phụ cho bố. Khi có tiền mua hẳn con đò khác làm ăn. Sau mấy vụ chìm đò những năm vừa qua, tôi sợ quá, xuống tận thành phố Vinh đặt mua áo phao. Đầu tiên bắt buộc ai xuống đò cũng phải mặc. Dần dần có người bảo không cần thiết. Rồi "lệ" của chủ đò được nới lỏng: Chỉ mặc áo phao khi sóng to gió lớn. Mùa lũ khách còn chịu mặc, mùa khô chẳng ai mặc. Kể cũng lạ chú à, dân ta rất coi thường sự nguy hiểm. Ngay cả việc tự bảo vệ mình, nói mãi mới miễn cưỡng mặc áo phao. Nói thật, áo cứ xếp đống trên đò chẳng mấy khi động đến".

Sông Lam đã vào mùa lũ, sau những trận mưa những chuyến đò ngang lại chất chứa bao hiểm nguy. Dòng nước nặng phù sa, đục ngầu cuộn xoáy vẫn chảy về xuôi. Những chiếc cầu phao đã bị sóng nước đánh tan tành.

Cho dù đó là những tháng ngày dòng Lam êm đềm thơ mộng hay cuồn cuộn hung dữ, những người lái đò như anh Việt, ông Lanh và bao người khác vẫn đều đặn mưu sinh bằng việc đưa khách vượt sông không kể giờ giấc. Điều khiến ông Lanh lo lắng nhất lúc giữa dòng là những khúc gỗ nửa nổi nửa chìm trôi từ thượng nguồn về. Nếu không để ý, đụng vào đò mình thì lật là cái chắc. "Mùa này là mùa mót gỗ, gỗ ở những cánh rừng thượng nguồn do sạt lở trôi về. Gần đây, lại có thêm rất nhiều những khúc gỗ to phải đến hai người ôm, được cắt xẻ vuông vắn trôi trên sông. Đây là "hàng" của bọn lâm tặc mượn dòng nước để vận chuyển gỗ về xuôi", ông Lanh thổ lộ. Vậy là những chuyến đò ngang lúc đầy khách, nước đã mấp mé, lái đò lại phải khó nhọc tránh những khối gỗ lù lù trôi theo dòng nước.

Ông Lanh vẫn chưa quên được nỗi ám ảnh vụ chìm đò trên bến Chôm Lôm, xã Lãng Khê, huyện Con Cuông, năm 2006. "Nghe cái tin đó mà lạnh cả người. Dạo đó tôi định bỏ nghề nhưng rồi lại nghĩ lại. Mình có kinh nghiệm chèo, chắc tránh được nhiều rủi ro. Nghĩ bụng thế nên tôi lại cầm tay lái cho đến bây giờ. Có hết nguy hiểm cho người dân thì chỉ còn cách bắc thêm nhiều cầu qua sông mà thôi".

Không biết đến bao giờ cảnh bập bềnh nổi trôi cùng những bất trắc trên dòng sông trong mưa bão sẽ chấm dứt. Mong có thêm nhiều mố cầu được xây dựng.

(Còn nữa)
 
Quang Thành
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 6 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 7 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 9 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Nhà thầu thi công cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh lo ngại, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ do việc giải phóng mặt bằng bị chậm, không đủ thời gian hoàn thành đào đắp nền đường trước mùa mưa vào tháng 9.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top