Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồng tính nữ - Thông tin cần chia sẻ (2): Coi chừng đồng tính giả

Thứ tư, 08:22 09/06/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Khi biết con mình là đồng tính, sau cảm giác “sốc” và ngăn cấm con tiếp xúc với “người yêu”, các bậc cha mẹ thường dằn vặt con và đổ lỗi cho hoàn cảnh. Phần đông họ cho rằng, chính hoàn cảnh, môi trường đã “biến” con mình trở thành người như thế.

 
Lỗi tại hoàn cảnh?

Đa số các bậc cha mẹ đều cho rằng, gần đây mới thấy nổi lên hiện tượng này. Họ ngạc nhiên: Tại sao số người đồng tính có chiều hướng ngày càng tăng? Phải chăng nó là một “loại bệnh” dễ lây lan về mặt tâm lý? Hay giới trẻ muốn thể hiện mình bằng một cách khác người... Những câu hỏi đó luôn đẩy mối quan hệ của họ với con cái vào sự bế tắc, đặc biệt theo cách suy luận là “căn bệnh quái đản”, cần lên án.

Bà Vũ Song Hà - Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ và dân số cho biết: Theo tài liệu của phương Tây và từ các nguồn tư liệu khác, hiện tượng tình dục đồng giới nữ từng xuất hiện trong lịch sử. Sau sự kiện đám cưới đồng tính nữ tại Vĩnh Long thời gian qua đã cho thấy sự tồn tại của vấn đề này. Bản thân những người trong cuộc đang sống ở một vùng quê mà Internet, báo chí và lối sống đô thị hầu như chưa ảnh hưởng nhiều. Thậm chí họ còn không biết đến khái niệm “đồng tính nữ”.
 

Ảnh minh họa.

Theo bà Trần Hồng Điệp - Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), người đồng tính không phải là “những người hư hỏng”. Họ là những người bình thường, có cuộc sống bình thường, duy chỉ có xu hướng tính dục khác lẽ thường theo quan niệm xã hội từ xưa.

Trả lời cho băn khoăn của các cha mẹ vì sao ngày xưa không có đồng tính mà bây giờ xuất hiện quá nhiều, bà Trần Thu Nam - Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường cho rằng: Không phải cuộc sống hiện đại ngày nay làm tăng số người đồng tính. Thực chất, vấn đề này bây giờ mới được quan tâm, được nghiên cứu và được nhắc đến. Việc các tổ chức có những nghiên cứu và công bố, cùng với sự đa dạng của thông tin đại chúng khiến nhiều người nghĩ rằng ngày nay nhiều đồng tính nữ hơn, như là một trào lưu. Theo bà Nam, chính môi trường thông tin cởi mở như vậy cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người đồng tính nhận ra họ là ai.

Bắt con thành... dị tính(!)

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE): Qua kết quả khảo sát bước đầu đối với 40 người đồng tính nữ tại Hà Nội năm 2009 cho thấy, đa số họ là những người trong độ tuổi từ 21-25; 24/40 người đang sống với cha mẹ, 2 người đã lấy chồng. Trong số họ, có 32/40 người tự xác định mình là đồng tính nữ...

Hiện nay, không chỉ người đồng tính mà cả gia đình họ cũng bị kỳ thị  hoặc xã hội nhìn họ với sự khắt khe, sai lệch. Do vậy, khi biết con gái mình là đồng tính, hầu hết cha mẹ đều rất lo lắng, ngăn cấm quyết liệt, ép con phải trở lại thành “người bình thường”.

Để hướng con mình có quan hệ dị tính (quan hệ với người khác giới), chị Minh Loan đã tạo mọi điều kiện, khuyến khích con mình có bạn trai. Nếu nhiều cha mẹ cấm đoán con mình có quan hệ tình dục trước hôn nhân, thì anh Định Tâm (Hoàng Mai, Hà Nội) lại ủng hộ, thậm chí còn “ép” con mình làm việc này. Mong ước “cháy bỏng” của anh là khi con đã có quan hệ với đàn ông rồi, có lẽ nó sẽ không tự nhận mình là người nữ yêu nữ nữa.

Cả anh Tâm, chị Loan và những người bố, người mẹ có con là đồng tính nữ đều cố gắng “cải thiện” hình ảnh bề ngoài của con mình. Thậm chí, khi con gái nhất quyết “không thể sống như bố mẹ mong muốn”, dù bắt buộc phải đồng ý thì họ vẫn bắt con phải để tóc dài, ăn mặc mềm mại nữ tính để xung quanh đỡ dị nghị. 

Bà Trần Thu Nam cho rằng, đồng tính nữ là một vấn đề trong gia đình mà cha mẹ cần được sự hỗ trợ của xã hội. Họ cần được tìm hiểu thêm những thông tin khách quan, khoa học. Tuy nhiên, theo bà Nam không phải cứ con cái nói mình là đồng tính thì có nghĩa nó là đồng tính. Bởi cũng có những hiện tượng đồng tính giả. Đặc biệt, ở tuổi teen, có em thấy “hay hay” đã bắt chước nhau. Bản thân các em đang trong tuổi vị thành niên, chưa xác định được rõ ràng xu hướng tính dục của mình. Đôi khi, chỉ vì thấy bạn mình đã xác định xu hướng tính dục đồng tính nên cũng “muốn thử” xem mình có như thế hay không. Sau một thời gian, các em nhận ra mình không phải là đồng tính.

“Những bậc cha mẹ có con cái ở tuổi 9X, việc giúp con là rất quan trọng. Tôi nghĩ, nếu lập tức phản ứng cấm đoán sẽ đẩy con vào suy nghĩ tiêu cực hoặc là căng thẳng về mặt sức khoẻ, tinh thần” - bà Nam nói. Đối với các em ngộ nhận mình là đồng tính, bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con xác định xu hướng tính dục của mình là gì. Điều quan trọng là họ hãy cố gắng lắng nghe và chấp nhận để con có những cách thể hiện đúng bản thân.    
 
(Còn nữa)

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Bà Trần Hồng Điệp (CSAGA): Nhìn nhận khách quan

Điểm chung của những người đồng tính nữ là những người có tinh thần cầu tiến và độc lập. Rất nhiều người là sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc người lao động có tay nghề cao.

Cần nhìn nhận một cách khách quan và công bằng với người đồng tính nói chung và đồng tính nữ nói riêng. Đồng tính nữ thật sự không có gì khác biệt với những người dị tính, ngoài sự khác biệt về xu hướng tình dục.

Bà Vũ Song Hà - Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ và Dân số: Tình dục đồng giới nữ cùng tồn tại như nam

Tình dục đồng giới nữ cùng tồn tại như ở nam. Tại Vĩnh Long, chúng tôi gặp những cặp họ sống với nhau 20 năm và thậm chí lâu hơn nữa, họ sống rất đơn giản và tự nhiên. Khi chúng tôi nói về đồng tính nữ, họ không biết, họ không ghi nhận điều đấy. Những từ như lesbian (đồng tính nữ) không có trong câu chuyện hay ngôn ngữ của họ và đơn giản - họ nói: Tôi là nữ, tôi sống với bạn tôi là một người nữ khác.

Ở đây, họ được cộng đồng thừa nhận mình là một cặp. Họ gồm mười mấy cặp, sống với nhau, họ biết nhau và họ hay hội họp. Họ biết là mọi người nhìn họ với ánh mắt hơi ngạc nhiên nhưng không phải là những cái rất kinh khủng như chúng ta đang nghe ở trên báo chí.        

Hà Thư - Quỳnh An

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top