Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gái không được mang họ cha (3): Tập tục nên bỏ

Thứ tư, 09:01 14/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải loạt bài "Con gái không được mang họ cha" ở một số địa phương tại Hà Nội và Hưng Yên, nhiều luật sư và nhà văn hóa đã cùng lên tiếng về vấn đề này.

 
Họ cho rằng, đây là "đặc tục" của địa phương, tuy nhiên người dân nên lấy họ cha đặt cho con để tránh những rắc rối sau này.

Luật sư Mai Xuân Hải, đoàn Luật sư Hà Nội:

Luật sư Mai Xuân Hải.

Pháp luật không cấm

Việc người dân tại một số địa phương lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái không trái với quy định của pháp luật. Theo Bộ luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 158/2005/NĐ - CP ngày 27/12/2005 không có quy định đứa trẻ sinh ra phải bắt buộc mang họ cha hay mẹ. Tại Điều 26, Bộ luật Dân sự: Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Điều 63 -Luật Hôn nhân và gia đình thì càng thể hiện rõ người con có quyền mang họ bố, họ mẹ, của cha mẹ nuôi. Từ xưa đến nay, con sinh ra thường mang họ bố, một số người mang họ mẹ.

Tuy nhiên việc mang họ theo phong tục này sẽ gây ra nhiều rắc rối và làm mất quyền lợi cho người con gái. Dân và luật cần điều chỉnh phù hợp để thống nhất cách đặt họ tên. Chính quyền nên khuyến khích người dân khi sinh con nên chọn họ cha như tuyệt đại đa số các gia đình đang thực hiện. Ngoài ra, cũng cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ cách đặt tên thống nhất, cá nhân có quyền mang họ cha hoặc họ mẹ, không được lấy tên đệm của cha làm họ cho con. Trường hợp đứa trẻ bị bỏ rơi không xác định được cha, mẹ thì khi đăng ký khai sinh. họ tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và sổ Đăng ký khai sinh được để trống.

Bà Đàm Thị Kim Hạnh - Trưởng phòng Hành chính Tư pháp - Sở Tư pháp TP HàNội:

Bà Đàm Thị Kim Hạnh.

Sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy

Theo phong tục, tập quán của người Á Đông, việc đặt họ tên cho con thường theo quan hệ trực hệ, huyết thống: con mang họ cha, cháu mang họ ông nội. Luật nước ta chưa có quy định "cứng" đối với việc khai sinh họ tên nhưng cũng đã quy định rõ việc đặt họ, tên cho con.  Trước 14 tuổi việc đặt họ tên phải theo thoả thuận của cha hoặc mẹ, nếu không xác định được cha thì buộc theo họ mẹ. Sau 14 tuổi, cá nhân có quyền tự thay đổi họ tên từ họ của cha sang họ của mẹ và ngược lại (theo Điều 27 BLDS). Điều đó cho thấy, pháp luật đã có sự linh hoạt mềm dẻo trong việc này. Tuy nhiên, việc đặt tên cho con gái theo tên đệm của cha ở một số địa phương  là một tập tục, đặc tục của địa phương, chứ không vi phạm.

Theo tôi, tập tục này cần phải thay đổi. Trước hết, cần phải thay đổi tư duy của người đi khai sinh. Bởi nếu đặt tên cho con gái theo tên đệm của cha sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy ở nhiều đời và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân người không được mang họ cha. Trong trường hợp con cái lưu lạc, khó tránh khỏi việc người trong cùng một họ chưa đến 3 đời lấy nhau vì không xác định được huyết thống. Như vậy sẽ phạm vào Luật Hôn nhân và gia đình. Hơn nữa, hàng loạt vấn đề pháp lý sẽ nảy sinh khi người con không mang họ cha ra tòa, rồi xác định tài sản thừa kế khi cha mẹ mất.

Các cấp chính quyền nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đặt thống nhất họ tên. Cũng nên khuyến khích những người con gái mang họ đệm của cha đi cải chính lại họ. Dưới 14 tuổi ra xã cải chính, trên 14 tuổi ra huyện nơi địa phương trước đây khai sinh.

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vỹ- Trường Đại học KHXH &NV Hà Nội):

Ông Nguyễn Hùng Vỹ.

Người dân nên tự điều chỉnh phong tục

Hiện tượng "con gái không mang họ cha"  là một tục lệ, "đặc dị" của địa phương. Trong các gia phả các dòng họ Việt Nam, người dân vẫn coi chữ đầu tiên là họ của mình. Nhưng vẫn có những "biến thể" vì một lý do nào đó họ đổi họ hoặc xin sang một dòng họ "sang" hơn. Thậm chí, có thể lấy tên đệm của dòng họ chính để đặt cho con cháu của mình, không phân biệt gái - trai. Tuy nhiên, nhất định phải có phương thức ghi nhớ đặc biệt với bộ chữ Hán ngày xưa. Chuyện "mất họ" hay "còn họ" không phụ thuộc vào việc lấy chữ đầu hay chữ giữa làm họ mà chính là sự đoàn kết trong chính các dòng họ này.

Tuy nhiên, cách đặt tên như vậy sẽ khiến người dân vấp phải vô số bất tiện trong cuộc sống. Theo tôi, người dân nên tự điều chỉnh phong tục mình. Văn hoá người Việt là văn hoá cộng đồng. Nếu những thói quen, tập tục của một số cá nhân ảnh hưởng đến số đông còn lại, chắc chắn sẽ bị thay đổi cho phù hợp. Lệ làng khó bỏ nhưng không phải là không thể khi anh biết đặt nó trong một hệ thống thể chế chung. Cái gì con người làm ra thì con người cũng có thể sửa được nếu nó không còn phù hợp với quyền lợi con người và thế giới văn minh.

Ông Hà Đình Bốn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ LĐTB&XH:

Ông Hà Đình Bốn.

Đây là mầm mống tư tưởng “trọng nam”

Tập tục này là biểu hiện mầm mống của tư tưởng "trọng nam, khinh nữ"; Xa hơn, đó là hành vi vi phạm luật Bình đẳng giới. Tại sao người dân ở những địa phương này không dùng tên đệm của bố để làm họ cho cả con trai mà chỉ là con gái?! Đó phải chăng là biểu hiện phân biệt đối xử, làm hạn chế một số quyền và ảnh hưởng đến tâm lý phát triển của người con gái? Có thể người dân chưa hiểu hết được những phương hại từ chính hủ tục họ đang có, nhưng xét xa hơn, những hệ lụy như trong loạt bài mà Báo GĐ&XH phản ánh sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Trước hết, chính sự "loạn họ" này sẽ gây rắc rối cho chính quyền địa phương ở việc quản lý hành chính, hộ tịch, nhân thân... Mặc dù "luật bất thành văn" ở Việt Nam vẫn hiểu với nhau rằng: Chữ đầu tiên là "họ", chữ cuối là "tên", những chữ ở giữa là "chữ đệm". Mặt khác, trong các luật và văn bản quy phạm pháp luật có quy định về họ, tên, song vẫn có sự hiểu khác nhau. Vì vậy, Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch, để tránh việc hiểu không chính xác hoặc tuỳ tiện áp dụng sai các quy định về vấn đề họ, tên của công dân.

Bà Trần Thị Thanh Mai- Vụ trưởng Vụ Truyền thông- Giáo dục, Tổng cục DS - KHHGĐ, Bộ Y tế:

Bà Trần Thị Thanh Mai.

Thuyết phục người dân thay đổi nhận thức…
Đây là một phong tục lạ. Đã là tục lệ thì nhiều khi quy định của pháp luật cũng chưa được người dân tuân theo.Ví dụ: Pháp luật quy định tuổi kết hôn của con trai là 20 và con gái là 18; và phải đảm bảo qua 5 đời mới được lấy nhau. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Tương tự như vậy, phong tục "con gái không được mang họ cha" chỉ chiếm số lượng ít, ở một vài địa phương nhất định. Do đó, chúng ta cần phải xem xét nhiều khía cạnh, phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu và vận động người dân. Trước hết, để người dân hiểu được những hệ lụy đã, đang và sẽ đến với họ nếu vẫn còn tình trạng này.
Võ Thu - Phương Thuận
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng vượt kỷ lục, người dân nơi 'chảo lửa' Nghệ An quay quắt chống chọi

Nắng nóng vượt kỷ lục, người dân nơi 'chảo lửa' Nghệ An quay quắt chống chọi

Thời sự - 23 phút trước

Những ngày này, Nghệ An nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Người dân vật vã chống chọi với nắng nóng kỷ lục.

'Nhồi nhét' thêm 47 hành khách, tài xế ô tô bị CSGT Hải Phòng phát hiện

'Nhồi nhét' thêm 47 hành khách, tài xế ô tô bị CSGT Hải Phòng phát hiện

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH -Trạm CSGT An Hưng lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế Trần Hữu H về hành vi điều khiển ô tô chở quá 47 người (90/43 người), đón khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón trả khách.

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Cô gái người Anh ngã xuống hố thi công đường dây cáp sâu khoảng 2m, bị thương ở chân, khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Sự bất thường về nguồn gốc chiếc xe máy Hào đang sử dụng, những lời khai đầy mâu thuẫn, sợ hãi của Hào khiến công an bắt đầu nghi ngờ. Tập trung đấu tranh, cộng với việc xác minh về chiếc xe máy, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện ra một bí mật ghê rợn mà Hào đang cố tình che giấu

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

Pháp luật - 4 giờ trước

Hàng chục năm trốn truy nã vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã thay tên đổi họ và làm giám đốc ba công ty lớn.

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo quyền lợi, không phạm quy, học sinh lớp 12 phải "nằm lòng" những quy định của Bộ GD&ĐT để đăng ký chính xác kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 4 giờ trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Phụ cấp thu hút áp dụng đối với giáo viên là viên chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Top