Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dạy con học tại nhà: "Cuộc chiến" căng thẳng

Thứ tư, 08:22 02/12/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Gần đây, liên tiếp xảy ra những xung đột trong cách nhìn nhận về vấn đề dạy con học tại nhà thay vì đưa con tới trường, giữa các gia đình và chính quyền tại nhiều quốc gia châu Âu. Điều này đang tạo nên một không khí căng thẳng mà ở đó chịu thiệt thòi nhiều nhất có lẽ vẫn là những đứa trẻ đứng giữa “hai làn đạn”.

“Tội phạm” tại gia?

Dạy học tại nhà hiện nay là một mô hình giáo dục độc lập với mô hình giáo dục bắt buộc để các phụ huynh có thể lựa chọn. Tại một số quốc gia như Australia, Slovakia, Cộng hoà Czech, Indonesia, New Zealand, mô hình này được luật pháp công nhận bằng cách cho phép học sinh được bố mẹ hay gia sư dạy dỗ ở nhà tham gia các kỳ thi quốc gia và được cấp bằng như những học sinh đến trường học tập. Trong khi đó, không ít quốc gia phát triển khác như Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan nhìn chung không ủng hộ về mặt pháp lý. Các quốc gia này coi đây là hành động phạm luật vì đi ngược lại với các điều luật giáo dục bắt buộc ở những độ tuổi nhất định. Chính tại những quốc gia không công nhận tính pháp lý của việc dạy học tại nhà, xung đột đã diễn ra và ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các nước châu Âu.

Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay nằm ở chỗ các gia đình ủng hộ việc dạy học ở nhà sử dụng các văn bản pháp lý quy định về quyền làm cha mẹ để khẳng định rằng, họ có toàn quyền chăm sóc và quyết định nền tảng giáo dục con cái. Các nhà chức trách lại cho rằng, các điều luật bắt buộc đến trường có vai trò quan trọng trong việc giúp chính quyền kiểm soát tình hình giáo dục cũng như hạn chế đến mức tối đa tình trạng ngược đãi trẻ em tại nhà. Xung đột căng thẳng đến mức chính quyền tại nhiều nơi đã quyết định dùng vũ lực để tách học sinh học tại nhà ra khỏi bố mẹ, một việc làm mà theo bình luận của kênh truyền hình CBN (Mỹ) giống như “một lời tuyên chiến với mô hình dạy học tại nhà”.

Ví dụ điển hình nhất là tại Thụy Điển hồi cuối tháng 7 năm nay, khi cảnh sát xuất hiện tại sân bay và tách cậu bé Dominic Johanssan (7 tuổi) ra khỏi bố mẹ trước khi gia đình này bay sang Ấn Độ. Vài tháng trước đó, gia đình này đã thông báo với trường học rằng họ sẽ dạy cậu bé tại gia đình. Một trường hợp tương tự xảy ra tại Đức gần đây khi một cậu bé khác cũng 7 tuổi tên là Dan Schulz, bị đưa ra khỏi gia đình lúc đang ngủ sau khi bà mẹ cậu bé quyết định dạy cậu bé ở nhà, vì lo ngại người chồng cũ có thể bắt cóc cậu bé.
 
(Ảnh minh họa)

Tranh cãi cũng đang nóng lên tại Anh khi tờ Daily Mail hôm 30/11 đưa tin những ông bố bà mẹ dạy con tại nhà có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc kiểm tra hồ sơ tội phạm theo đề xuất của Cơ quan Kiểm soát Chất lượng Giáo dục Anh (OFSTED), nghĩa là khoảng 40.000 ông bố mẹ không muốn đưa con tới trường tại quốc gia này nếu bị tình nghi dính líu đến các hành vi bạo hành, sẽ bị cấm giảng dạy con tại nhà. Mặc dù Anh là quốc gia chấp nhận mô hình dạy con tại nhà, đây là lần đầu tiên một kế hoạch kiểm soát được đưa ra và tất nhiên vấp phải sự chỉ trích của nhiều gia đình đang dạy con tại nhà, vì họ cảm thấy bị đối xử như những kẻ bị tình nghi phạm tội ngay trong gia đình mình. “Kế hoạch này thật điên rồ vì nó yêu cầu phụ huynh phải khai báo hành vi trong thời gian 9h sáng đến 3h chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần trong suốt học kỳ, vì nếu an toàn trong thời gian này chưa chắc lũ trẻ đã an toàn vào lúc nửa đêm, cuối tuần, hay khi nghỉ hè. Có khi một ngày nào đó họ lại yêu cầu kiểm tra hành vi phạm tội với tất cả các ông bố bà mẹ ở Anh”, chuyên gia Norman Wells thuộc tổ chức Niềm tin Giáo dục Gia đình (FET) cho biết.

Xung đột khó dung hòa

So với các quốc gia khác ở châu Âu, Đức là quốc gia khắt khe nhất với mô hình dạy con học tại nhà. Theo thống kê hiện nay còn khoảng 300 gia đình vẫn theo đuổi mô hình này, các gia đình khác đã phải từ bỏ hoặc di cư sang các quốc gia láng giềng như Pháp để theo đuổi phương châm giáo dục của mình. Gia đình Schmidts sống tại thị trấn Otting, vùng Bavaria là một trong số ít các gia đình vẫn đấu tranh đòi quyền dạy con tại nhà, bất chấp việc chính quyền yêu cầu nộp phạt 20.000 USD và đang cân nhắc việc tách cậu con trai Aaron ra khỏi gia đình. Gia đình này không gửi con tới trường bởi họ cho rằng lũ trẻ được tiếp xúc quá sớm với giáo dục giới tính và nhiều hoạt động khác không phù hợp.

Luật sư Joel Thomton - đại diện cho gia đình Schmidts giải thích: “Hiến pháp của Liên bang và Quy ước châu Âu về quyền làm cha mẹ đều chỉ rõ quyền được kiểm soát giáo dục của con cái. Sẽ chẳng hay ho gì khi mà bọn trẻ mới học lớp 3, lớp 4 đã phải làm những bài tập về nhà bằng cách phỏng vấn bố mẹ về quan hệ tình dục”. Vị luật sư này cho biết họ sẽ không từ bỏ cuộc chiến pháp lý này, bất chấp tài khoản ngân hàng của gia đình Schmidts đã bị đóng băng vì Chính phủ Đức coi việc giảng dạy tại nhà giống như các hành vi phạm tội khác.

Tại Anh, không ít người lên tiếng đồng ý với kế hoạch của OFSTED vì họ cho rằng thực sự nhiều ông bố bà mẹ không hề dạy dỗ như tuyên bố. Tranh cãi sẽ còn tiếp tục và không biết  sẽ  kéo dài đến bao giờ, trong khi cậu bé Dominic Johansson ở Thụy Điển và Dan Schulz ở Đức vẫn đang mong đợi ngày trở về với gia đình. “Tôi vẫn đang cầu nguyện hàng ngày để chờ ngày con trai trở về”, bà mẹ Heidi của Johansson nói.
 
My Anh (Tổng hợp)
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 8 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 8 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 20 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top