Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trình diễn thơ - Độc đáo và phá cách

Thứ sáu, 07:50 22/02/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Nhà thơ Dương Tường rút từ trong chiếc túi thổ cẩm đeo bên người ra một... cuộn giấy vệ sinh mà trên đó chép dày những chữ; Nguyễn Vĩnh Tiến mặc comple ngồi bệt khoanh chân gõ mõ và hát ca trù...

>> Tưng bừng và ấn tượng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6

Đến hẹn lại lên, Rằm Tháng Giêng năm nay, ngay từ sáng sớm, người dân Thủ đô và nhiều tỉnh thành trong cả nước đã nô nức kéo về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội để tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6.

Trong ngày hội lần này, ngoài các hoạt động quen thuộc như đọc thơ, giao lưu với các nhà thơ nổi tiếng, trình diễn thư pháp... thì người yêu thơ còn được đón xem các màn trình diễn thơ độc đáo và đặc sắc ở sân thơ trẻ của các nhà thơ Dương Tường, Vi Thuỳ Linh, Hoàng Hưng, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương, Hồ Huy Sơn, Đoàn Văn Mật...

Lễ khai mạc ngày thơ Việt Nam lần thứ 6. Ảnh: N.T

“Thơ già” -  sôi nổi

8h sáng ngày 21/2/2008 (Rằm tháng Giêng), khu vực sân chính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ken dày những người. Trong khi BTC Ngày thơ Việt Nam đang hối hả chuẩn bị cho lễ khai mạc được diễn ra trong 30 phút nữa thì du khách đã bị cuốn hút vào nhiều hoạt động đang diễn ra sôi nổi ở các khu vực xung quanh.

Nhà thơ - hoạ sĩ Trần Nhương ký họa chân dung siêu tốc.

Ở một góc quen thuộc phía bên trái cổng ra vào, nhà thơ - hoạ sĩ Trần Nhương, chủ nhân của website nổi tiếng trannhuong.com đang miệt mài ký họa chân dung siêu tốc cho các bạn văn và du khách. Chỉ trong khoảng thời gian từ 3 - 5 phút, bằng cây bút dạ đen và tờ giấy hồng, nhà thơ đã có thể khắc hoạ xong một cách tài tình chân dung của người đối diện.

Bên cạnh góc Trần Nhương, thi sĩ Văn Thùy cũng đang miệt mài chép thơ bằng thư pháp Quốc ngữ để tặng cho các bạn yêu thơ. Buộc mái tóc dài loà xoà trên vai lại sau gáy, lão thi sĩ múa bút viết những câu thơ tình tài hoa theo yêu cầu của các bạn nữ sinh khoa Văn của trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn.

Chạy dọc theo sân chính nơi diễn ra lễ khai mạc hội thơ, các nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như Lê Khả Sỹ, Yên Thao... vẫn đang bận bịu với công việc tiếp nhận, đọc và chấm điểm cho các phần thi câu đối, thi hoạ thơ của du khách. Các nhà thơ làm việc liên tục mà vẫn không xuể vì số lượng phiếu dự thi gửi về nhiều gấp 10 lần năm trước. Thỉnh thoảng các lão nhà thơ lại chụm lại suýt xoa vì phát hiện ra một bài thơ hoạ hay hoặc cười ồ lên vì những đôi câu đối ngây ngô, sai vần sai luật.

Ngoài các hoạt động thơ trên đây, khu vực giới thiệu và bày bán sách hạ giá của các nhà xuất bản, các nhà sách, các trung tâm, các câu lạc bộ cũng thu hút đông đảo người xem và mua, đặc biệt là giới sinh viên các ngành khoa học xã hội. Có thể nói, người nào đến khu vực này cũng đều tìm được cho mình một vài cuốn sách yêu thích để làm kỷ niệm về Ngày thơ Việt Nam. Cuốn thơ Trần Dần dày 500 trang dự kiến sẽ được xuất bản và ra mắt vào ngày hội thơ không hiểu sao “lặn mất tăm”, dù được rất nhiều người quan tâm, tìm hỏi.

“Thơ trẻ” - ngẫu hứng

Gần 9h thì lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam được bắt đầu. Với sự góp mặt của các nghệ sĩ Nhà hát Quân đội, màn rước kiệu thơ và tái hiện lịch sử hào hùng đã được diễn ra một cách trọng thể và hoành tráng. Tiếp sau đó là phần đọc thơ và giao lưu với khán giả của các nhà thơ quen thuộc như Nguyễn Việt Chiến, Đỗ Trung Lai, Hoàng Trần Cương, Trần Quang Quý, Anh Ngọc, Trần Ninh Hồ...

Cùng thời điểm đó, Sân thơ trẻ cũng bắt đầu nóng lên với các tiết mục trình diễn thơ của các nhà thơ cả già lẫn trẻ. Có thể nói đây là lần đầu tiên ở Ngày thơ Việt Nam, công chúng yêu thơ được xem một cách đầy đủ và đa dạng nhất các hình thức trình diễn thơ độc đáo và đặc sắc.

Ngoài các gương mặt thơ trẻ quen thuộc, năm nay, Khoa Sáng tác, Lý luận và Phê bình Văn học - ĐH Văn hoá Hà Nội (Trường Viết Văn Nguyễn Du cũ) đã đóng góp nhiều gương mặt mới cho sân thơ như Đoàn Văn Mật, Hồ Huy Sơn, Hoàng Chiến Thắng...

Đến với Sân thơ trẻ, người xem được nghe NSƯT Thanh Ngoan hát thơ Đoàn Văn Mật bằng làn điệu chèo cổ; được nghe nhà thơ Hoàng Hưng “Đi tìm mặt mình” với trống và nhị; được xem kịch hình thể qua thơ Hồ Huy Sơn; được nghe Dạ Thảo Phương “kể chuyện” thơ với sự giúp đỡ về âm thanh và động tác của hai cộng sự.

Người xem cũng rất ấn tượng với tiết mục tự biên tự diễn thơ ca trù của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến phối hợp cùng nhà nghiên cứu, nghệ sĩ ca trù Nguyễn Xuân Diện. Nguyễn Vĩnh Tiến mặc comple nhưng lại ngồi bệt khoanh chân gõ mõ và hát ca trù.

Vi Thùy Linh cũng khiến khán thính giả phải nhắc đến, khi xuất hiện trên sân khấu trong bộ váy trắng với chùm bóng bay màu đỏ. Cô trình diễn thơ của mình với một nghệ sĩ kịch câm của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhận xét về tiết mục của Linh, nhà phê bình Văn Giá tâm đắc: “Có thể nói Vi Thùy Linh vẫn cứ là một “hoa hậu” của Sân thơ trẻ. Tôi nói vậy bởi thơ Linh hay, cách trình diễn chuyên nghiệp, truyền cảm và đầu tư kỹ lưỡng. Đây là tiết mục trình diễn ấn tượng nhất đối với tôi”.

"Hoa hậu" của sân thơ trẻ - Vi Thùy Linh.

Tiết mục được nhiều người trông đợi và ấn tượng nhất có lẽ là tiết mục trình diễn của lão nhà thơ Dương Tường. Khi ông xuất hiện trên sân khấu, cởi áo khoác ngoài vứt xuống sàn thì tiếng vỗ tay, hò reo nổ lên vang dội. Ông rút từ trong chiếc túi thổ cẩm đeo bên người ra một... cuộn giấy vệ sinh mà trên đó chép dày những chữ.

Tiết mục trình diễn ấn tượng của nhà thơ Dương Tường.

Từ từ, ông tự cuốn cuộn giấy thơ đó từ chân lên đến cổ trong lời đọc thơ như tụng kinh của hai người phụ nữ hỗ trợ. Rồi chính ông cũng đọc những bài thơ với nội dung về đàn bà bằng cái giọng khàn khàn, run run của mình. Cuối tiết mục, hai người kia xé vụn bản thảo thơ trên tay, xé cả cuộn giấy thơ tung lên trời.

Nhà văn Châu Diên, một người bạn thân thiết của nhà thơ Dương Tường tâm sự: “Dương Tường cả đời ngây thơ, không biết đến một chuyện gì khác ngoài thơ ca như tiền nong, gia đình. Và thơ cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ đó. Những trải nghiệm cuộc sống là “sợi xích thơ” trói ông lại. Tiết mục vừa rồi đơn giản chỉ là một ngẫu hứng của Dương Tường. Có nhà thơ đích thực nào lại đi ra khỏi thơ đâu”.

Cùng bình luận về tiết mục này, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Đây là tiết mục trình diễn ấn tượng nhất đối với tôi trong buổi sáng ngày hôm nay. Ở tiết mục đó có sự giao hòa, kết hợp giữa già và trẻ, giữa truyền thống và đổi mới, giữa dân tộc và hiện đại... Dương Tường là một người cao tuổi nhưng lại có phong cách rất trẻ trung, phóng túng, phá cách, không hề lạc lõng. Đây cũng là một bài thơ hay và rất trân trọng... đàn bà”.

Nhìn lại toàn cảnh, có thể nói Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 có nhiều nét mới so với những năm trước, đặc biệt ở sân thơ trẻ. Nói theo cách của nhà phê bình Văn Giá thì đây là thành quả của tập thể các nhà văn, nhà thơ Hội Nhà văn Việt Nam gửi đến công chúng trong những ngày đầu xuân năm mới.

Các nhà thơ nói về nghệ thuật “phụ họa” cho thơ

“Trình diễn thơ không phải là một loại hình xa lạ và cao siêu gì cả. Thực tế, ngày xưa, khi các cụ ngâm thơ, hát thơ, nói thơ, thì đó đều là những hình thức trình diễn thơ.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta có thể trình diễn thơ đa phương tiện, kết hợp hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh và ánh sáng.

Sức sống của thơ nằm ở chữ nghĩa. Nhưng những yếu tố như ngôn ngữ hình thể, âm thanh và ánh sáng cũng tạo sự tương tác quan trọng giúp người đọc cảm thụ thơ.

Người trình diễn thơ là người không chỉ giúp độc giả nhận ra bài thơ này diễn tả điều gì mà còn thể hiện cho độc giả thấy, tôi cảm nhận về bài thơ này như thế nào. Với riêng tôi, người trình diễn là diễn viên, còn thơ chính là lời thoại”. 

 (Trương Quế Chi)

“Điều cốt yếu của trình diễn thơ văn là làm sao cho lời thơ âm vang và thấm sâu vào lòng khán giả. Theo tôi, việc trình diễn thơ ở ta hiện nay vẫn phải lấy đó làm chủ đạo”.      

(Hoàng Hưng)

“Ngay cả việc đặt vấn đề trình diễn thơ, cũng không thể nghĩ rằng thơ có thể đến với công chúng một cách ầm ào như ca nhạc hay các loại hình nghệ thuật khác.

Thơ vốn dĩ thâm trầm, là một mạch ngầm trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Việc đưa thơ ra trình diễn trước công chúng phụ thuộc vào sự tự ý thức của mỗi nhà thơ, những ai thích và cảm thấy thơ của mình hợp với hình thức trình diễn thì làm. Tuy nhiên nếu có ít người làm thì không thành phong trào được”.  

(Ly Hoàng Ly)

“Tôi thấy hình thức mới này sẽ có sức lôi cuốn công chúng quan tâm đến văn học.

Ngày nay khán giả có thể cùng nhau đến rạp xem phim, đi nghe nhạc, xem ballet và kịch thì cũng có thể cùng cộng hưởng với trình diễn thơ.

Qua sự thể hiện mới lạ, gây xúc động trực tiếp, từ đó sẽ có thể thuyết phục công chúng đến với văn chương nhiều hơn, đặc biệt là thơ. Thơ trình diễn trước hết phải là thơ đã”.  

(Vi Thùy Linh)

Nguyễn Thắng

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cái giá quá đắt để đổi lấy vài giây trên thảm đỏ Cannes

Cái giá quá đắt để đổi lấy vài giây trên thảm đỏ Cannes

Giải trí - 54 phút trước

Có nhiều ngôi sao vô danh chi bộn tiền để tham dự thảm đỏ Cannes nhưng chính hành động này lại khiến khán giả nước nhà coi họ là "nỗi ô nhục".

Tuấn Hưng: "Tôi gần như bị bất động và căng não, không ngủ trong 2 đêm"

Tuấn Hưng: "Tôi gần như bị bất động và căng não, không ngủ trong 2 đêm"

Giải trí - 4 giờ trước

"Con người không phải cái máy mà cái máy còn có lúc cần nghỉ ngơi. Sẽ có lúc giọng hát, sức khỏe của cơ thể không tốt và mất giọng", Tuấn Hưng nói.

Hoa hậu Thuỳ Tiên báo 'tin vui'

Hoa hậu Thuỳ Tiên báo 'tin vui'

Thế giới showbiz - 14 giờ trước

Người hâm mộ gửi lời chúc mừng đến Hoa hậu Thuỳ Tiên.

Tuổi xế chiều của nam nghệ sĩ Việt 2 lần đột quỵ: Bị nhiều người quay lưng

Tuổi xế chiều của nam nghệ sĩ Việt 2 lần đột quỵ: Bị nhiều người quay lưng

Giải trí - 17 giờ trước

Nam nghệ sĩ Việt đình đám một thời từng được nhiều người yêu thương, hỗ trợ nhưng sau đó gần như tất cả đều quay lưng.

Hương Giang công khai con số phải chi để dự thảm đỏ LHP Cannes

Hương Giang công khai con số phải chi để dự thảm đỏ LHP Cannes

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Hương Giang tiết lộ đã chi gần 1 tỷ để đến LHP Cannes 2024 nhưng gặp sự cố khiến cô không thể sải bước trên thảm đỏ.

Hà Anh Tuấn: 'Dân chơi phải khoe cứu được bao nhiêu người'

Hà Anh Tuấn: 'Dân chơi phải khoe cứu được bao nhiêu người'

Giải trí - 20 giờ trước

“Dân chơi giờ phải khoe cứu được bao nhiêu người, chứ khoe cái xe, cái túi là lỗi thời rồi" - Hà Anh Tuấn từng chia sẻ.

Phim có 'ông hoàng phòng vé' Thái Hòa đã bất đắc dĩ rời rạp, doanh thu bao nhiêu?

Phim có 'ông hoàng phòng vé' Thái Hòa đã bất đắc dĩ rời rạp, doanh thu bao nhiêu?

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - NSX Xuân Lan cho biết chủ động rút "Cái giá của hạnh phúc" khỏi rạp từ ngày 17/5. Phim 18+ có "ông hoàng phòng vé" Thái Hòa đã rời rạp với doanh thu hơn 26 tỷ đồng.

Nữ ca sĩ 9X nổi tiếng dòng nhạc đỏ có đời tư viên mãn bên chồng Ấn Độ

Nữ ca sĩ 9X nổi tiếng dòng nhạc đỏ có đời tư viên mãn bên chồng Ấn Độ

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Võ Hạ Trâm là học trò nổi tiếng của nhà giáo, NSND Tạ Minh Tâm, cô từng tốt nghiệp Á khoa tại Nhạc viện TP.HCM và nổi bật với dòng nhạc đỏ. Ngoài sự nghiệp ổn định, nữ ca sĩ còn hạnh phúc bên chồng và con gái nhỏ.

Bị nhận xét 'hát không hay, nhảy không đẹp', Hoàng Yến Chibi nói gì?

Bị nhận xét 'hát không hay, nhảy không đẹp', Hoàng Yến Chibi nói gì?

Giải trí - 1 ngày trước

Sau 14 năm hoạt động nghệ thuật, Hoàng Yến Chibi ra mắt EP âm nhạc đầu tiên mang tên "Duyệt" đánh dấu bước ngoặt mới trong sự nghiệp.

Chiếc xe sang 7 tỷ bí ẩn khiến Kim Ji Won vướng tin hẹn hò

Chiếc xe sang 7 tỷ bí ẩn khiến Kim Ji Won vướng tin hẹn hò

Giải trí - 1 ngày trước

Chuyện tình cảm của Kim Ji Won đã trở thành chủ đề nóng nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng mới đây.

Top