Hà Nội
23°C / 22-25°C

18 thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe của thận tốt nhất

Chủ nhật, 09:14 28/04/2019 | Sống khỏe

Thận là cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu, có tác dụng điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ và ổn định huyết áp. Áp dụng một chế độ ăn hợp lý với những thực phẩm dưới đây sẽ giúp cho thận của bạn khỏe mạnh hơn, giảm tiến triển của bệnh tật.

Thận là gì?

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính trong cơ thể. Vị trí của thận là nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái.

Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Ở người trưởng thành, thận có chiều dài khoảng 11 cm, dày 5–6 cm và nặng khoảng 170g.

Thận tham gia vào việc kiểm soát thể tích của các khoang chất lỏng khác nhau, thẩm thấu chất lỏng, cân bằng axit-bazơ, nồng độ chất điện giải khác nhau và loại bỏ độc tố. Quá trình lọc diễn ra trong cầu thận: 1/5 thể tích máu đi vào thận được lọc.

Ăn gì bổ thận, gợi ý những thực phẩm tốt cho thận

1. Súp lơ

Súp lơ xanh là một loại rau bổ dưỡng có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, K và B. Nó cũng chứa các hợp chất chống viêm và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Thêm vào đó, súp lơ nghiền có thể được sử dụng thay thế khoai tây cho để hạn chế kali.

2. Quả việt quất

Quả việt quất là một trong những nguồn chất chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, những quả mọng ngọt này có chứa chất chống oxy hóa anthocyanin bảo vệ thận khỏi những bệnh thường gặp. Hàm lượng ít natri, phốt pho và kali cũng thực sự tốt cho sức khỏe thận.

3. Cá vược

Cá vược là một loại protein chất lượng cao là omega-3 có chứa chất béo cực kỳ tốt cho sức khỏe. Omega-3 giúp giảm viêm và có thể giúp giảm nguy cơ suy thận, trầm cảm và lo lắng.

Trong khi các loại cá đều có lượng phốt pho cao, cá vược chứa lượng thấp hơn nên là lựa chọn tốt nhất cho những bệnh nhân mắc bệnh thận.

4. Nho đỏ

Nho đỏ không chỉ ngon, mà còn cung cấp nhiều vitamin C và chứa chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid, được chứng minh là làm giảm viêm, bảo vệ thận.

Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao, một loại flavonoid đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe của thận và chống lại bệnh tiểu đường.

5. Lòng trắng trứng

Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng, nhưng chúng chứa lượng phốt pho cao, không tốt cho người bị bệnh thận.

Trong khi đó, lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng cao, thân thiện với thận. Chúng còn là một lựa chọn tuyệt vời cho những người trải qua điều trị lọc máu, vì họ có nhu cầu protein cao hơn.

6. Tỏi

Những người có vấn đề về thận nên hạn chế lượng natri trong chế độ ăn uống, bao gồm cả muối.

Tỏi như một thay thế ngon cho muối, thêm hương vị cho các món ăn lại thêm lợi ích dinh dưỡng. Đây là một nguồn mangan, vitamin C và vitamin B6 và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.

7. Kiều mạch

Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có xu hướng chứa nhiều phốt pho, nhưng kiều mạch là một ngoại lệ.Kiều mạch rất bổ dưỡng, cung cấp một lượng vitamin B, magiê, sắt và chất xơ tốt.

8. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một nguồn chất béo và phốt pho lành mạnh, trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh thận.

Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, có đặc tính chống viêm.

9. Tấm lúa mì

Tấm lúa mì (bulgur) là một loại ngũ cốc cổ xưa tạo ra một sự thay thế tuyệt vời, tốt với thận so với các loại ngũ cốc nguyên chất khác có nhiều phốt pho và kali. Loại hạt dinh dưỡng này là nguồn cung cấp vitamin B, magiê, sắt và mangan.

10. Bắp cải

Bắp cải thuộc họ rau họ cải và chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Đó là một nguồn vitamin K, vitamin C và vitamin B tuyệt vời.

11. Ức gà

Ức gà không da chứa ít phốt pho, kali và natri, có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh về thận.

12. Ớt chuông

Ớt chuông chứa một lượng chất dinh dưỡng nhưng ít kali, không giống như nhiều loại rau khác. Nó còn chứa vitamin C chống oxy hóa mạnh mẽ.

13. Hành tây

Hành tây chứa crom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa của chất béo, protein và carbohydrate nên sẽ giảm gánh nặng cho thận.

14. Cải lông

Nhiều loại rau xanh tốt cho sức khỏe nhưng nhiều loại chứa kali. Bạn có thể chọn cải lông (arugula) là loại rau ít kali thân thiện với thận.

Nó cũng chứa nitrat, được chứng minh là làm giảm huyết áp, lợi ích quan trọng cho những người mắc bệnh thận.

15. Hạt mắc ca

Hạt mắc ca là một lựa chọn cho những người có vấn đề về thận. Chúng có lượng phốt pho thấp hơn nhiều so với các loại hạt phổ biến như đậu phộng, hạnh nhân.

16. Củ cải

Củ cải là loại rau bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn với những người bệnh thận bởi chúng ít kali và phốt pho.

Củ cải là một nguồn vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.

17. Dứa

Dứa chứa ít kali, hỗ trợ tiêu sỏi. Cách đơn giản nhất là ăn dứa chín hoặc ép dứa lấy nước uống đều có thể giúp tiêu sỏi. Trong dứa còn có vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ…rất tốt cho sức khỏe.

18. Nấm hương

Nấm hương chứa vitamin B, đồng, mangan và selen, cung cấp một lượng protein và chất xơ thực vật. Nấm hương có hàm lượng kali thấp hơn nấm mỡ và nấm nút trắng.

Thói quen giúp thận của bạn khỏe mạnh hơn

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc có thể làm hỏng các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu trong thận. Khi thận không có lưu lượng máu đầy đủ, chúng không thể hoạt động ở mức tối ưu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao cũng như nguy cơ ung thư thận.

Không lạm dụng thuốc tây: Các loại thuốc không kê đơn phổ biến như ibuprofen và naproxen (NSAID) có thể gây tổn thương thận nếu dùng quá thường xuyên trong một thời gian dài.

Luyện tập thể dục đều đặn:Thực hiện tập thể dục thường xuyên là thói quen tốt bởi vì, giống như thói quen ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn chặn tăng cân và huyết áp cao, tăng sức đề kháng.

Uống đủ nước: Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng chưa đạt được thống nhất về lượng nước lý tưởng và các chất lỏng khác mà chúng ta dùng hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt. Nhưng lượng đề nghị uống 1,5 đến 2 lít (3 đến 4 pint) nước mỗi ngày.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 3 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top