Hà Nội
23°C / 22-25°C

100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe

GiadinhNet – Đây là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Dự thảo Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) xây dựng, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 7/2020.

Tại Hội thảo góp ý về Đề án này được tổ chức ngày 9/6, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, từ năm 2011, tỷ trọng dân số trên 60 tuổi của Việt Nam đã chiếm 9,9% tổng số dân. Như vậy, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.

Đến năm 2019, có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trên toàn quốc, chiếm tỷ lệ 11,84% dân số. Theo dự báo, đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.

100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Minh Trường


Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã chỉ rõ: Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 137/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, trong đó, có giao Bộ Y tế, trực tiếp là Tổng cục Dân số xây dựng Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.

Đề án dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2020. Sau khi Đề án được phê duyệt sẽ làm tiền đề cho việc thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn thể xã hội Việt Nam cùng chung tay chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.

Trình bày cụ thể về Dự thảo Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030, ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số) cho biết: Đề án có mục tiêu chính là chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi hướng tới già hóa khỏe mạnh, thích ứng với già hóa dân số nhanh góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Minh Trường


Đề án có 4 mục tiêu cụ thể với hệ thống các chỉ tiêu đề ra đến năm 2030 như: Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan ban ngành đoàn thể; mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Phấn đấu đến năm 2030, 100% lãnh đạo, các cấp ủy Đảng chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; 85% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.

Mục tiêu thứ 2 mà Đề án hướng đến là tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm và triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi. Một số chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2030: 100% người cao tuổi được quản lý sức khỏe (được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe) theo quy định.

90% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe; 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng...

100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số) trình bày Dự thảo Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Ảnh: Minh Trường


Bên cạnh đó, hướng tới đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp. Phấn đấu 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; 100% bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi có khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi.

Ngoài ra, xây dựng môi trường, cộng đồng thân thiện nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng, vận động thể thao hợp lý; chăm sóc xã hội; phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi.

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Đề án được triển khai trên toàn quốc, trong đó, tập trung tại các tỉnh, thành phố và địa bàn có số lượng, tỷ lệ người cao tuổi cao (60 tuổi trở lên có quy mô trên 500 nghìn người hoặc có tỉ lệ người cao tuổi cao hơn bình quân chung của cả nước), vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, già hóa dân số đang là thách thức lớn đối công tác dân số của nước ta hiện nay. Chính vì vậy, Đề án được thông qua sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần hướng tới già hóa khỏe mạnh, thích ứng với quá trình già hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam.

Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 dự kiến được thực hiện từ năm 2021 đến 2030 và chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2021-2025), tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng: Tăng cường các hoạt động truyền thông; hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe; nâng cao năng lực cho trạm y tế xã/phường/thị trấn; xây dựng và duy trì hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; phát triển mạng lưới tình nguyện viên, tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng các tài liệu, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

Giai đoạn 2 (2026-2030): Đánh giá giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của Đề án đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1; nhân rộng các mô hình đã thí điểm thành công ở giai đoạn 1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tổ chức, quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chính sách huy động các nguồn lực bao gồm cả tư nhân trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 13 phút trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Top