Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 năm ám ảnh vì bị bắt nạt ở trường tiểu học

Thứ năm, 14:39 05/10/2017 | Xã hội

Lớp 3, Hà My bị một bạn học cùng lớp bắt nạt, bắt cống nạp đồ, dọa đánh. Em sau đó sợ đến trường, mất niềm tin vào tình bạn.

Bảo lưu việc học ở Anh, đầu tháng 10 Hà My (19 tuổi, Hà Nội) trở về Việt Nam điều trị tâm lý. Em gặp áp lực trong học tập, nỗi ám ảnh bị bắt nạt thời tiểu học đeo bám suốt 10 năm qua.

Khi là học sinh lớp 3, Hà My vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập. Em sau đó được một bạn gái chơi cùng kèm điều kiện "phải đối tốt" và "không được chơi với ai khác". Từ đó mỗi ngày Hà My phải "tặng" cho cô bạn kia một món đồ, khi là bộ bút màu, lúc là kẹp tóc.

Ban đầu em nghĩ đó là chuyện bình thường, bạn bè phải chia sẻ với nhau như thế. Nhưng càng lúc người bạn đòi hỏi càng nhiều, cả những món đồ đắt tiền và gia đình bắt đầu ngăn cấm em không được cho bạn đồ nữa.

Kể với chuyên gia tư vấn, Hà My cho biết không dám phản kháng vì quá sợ, nhất là khi chứng kiến bạn tát, chửi mắng một bạn gái khác vì không nghe lời. Hà My còn bị bạn dọa đánh, giết nếu phản kháng hoặc mách bố mẹ. Sợ hãi, em tiếp tục nói dối gia đình bị mất đồ để nộp quà cho bạn.

"Ám ảnh nhất là một lần ngủ trưa, em bị nữ sinh kia yêu cầu nhắm mắt lại rồi nói thật điều em nghĩ về bạn ấy. Em sợ, không dám nói sự thật nên trả lời rằng bạn là người tốt vì đã làm bạn với em. Bạn kia đanh mặt lại, bảo em dối trá rồi lôi em xuống nhà bếp của trường dọa lấy dao giết. May mắn lúc đó có nhiều người lớn nên em được trở lại lớp", Hà My kể với chuyên gia, mặt tái đi.


Nhiều học sinh bị bạn bắt nạt ở trường học.

Nhiều học sinh bị bạn bắt nạt ở trường học.

Sau lần ấy, nữ sinh sợ đến trường, có những đợt nghỉ học vài tuần. Thi thoảng Hà My bị những cơn rùng mình, rúm người trốn vào một góc. Em không dám nói sự thật với bố mẹ vì sợ bị trách móc, sợ bạn trả thù và tìm đủ lý do để được chuyển trường.

Học ở môi trường mới, Hà My hạnh phúc khi có nhiều bạn thân thiện. Tuy nhiên, chơi với ai đó một thời gian, em lại chủ động giãn ra vì sợ bị lợi dụng, bắt nạt như người bạn lớp 3 cũ. Mất niềm tin vào tình bạn, nữ sinh không dám chơi thân hay yêu ai. Suốt những năm cấp 2 cho đến cấp 3, chỉ cần nghe thấy tên người bạn cũ, Hà My lại "đông cứng người", ký ức đáng sợ ùa về.

Trước Hà My, hàng trăm học sinh đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục (PPRAC) để điều trị vì gặp vấn đề tâm lý, học tập. Một nguyên nhân thường gặp là bị bắt nạt tại trường học mà không dám nói ra và nhiều bố mẹ không hay biết.

Có em gái học lớp 7 bị bạn bè gán ghép với một nam sinh khác rồi bịa chuyện vào nhà nghỉ, đăng lên mạng xã hội. Nữ sinh phẫn uất, không biết cách giải tỏa, nhiều lần dùng dao rạch tay.

Một nam sinh thể trạng yếu đuối hay bị nhóm bạn trai cùng lớp đặt cho biệt danh xấu, bắt nói câu bậy bạ, bắt ném đồ vào bạn nữ. Có lần nam sinh này còn bị nhốt vào nhà vệ sinh nữ nên rất sợ đến trường, hay kêu ốm để được nghỉ học. Một năm sau, chính nam sinh này lại thích bắt nạt bạn khác và luôn có sẵn vài chiếc compa để phòng thân.

Theo Ths Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm PPRAC, bắt nạt là vấn đề phổ biến trong trường học ở Việt Nam, là một phần của bạo lực học đường. Học sinh cấp 1, cấp 2, đặc biệt các em yếu đuối về thể chất, nhút nhát, khó thích ứng thường hứng chịu nhiều nhất.

Bắt nạt học đường gây nhiều hậu quả cho nạn nhân và thủ phạm. Ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, vấn đề này còn gây hại lớn đến sự phát triển của trẻ về mặt xã hội, cảm xúc. Các em dễ bị trầm cảm, luôn có cảm giác thấp kém và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống ngay cả lúc đã trưởng thành…

Nữ sinh Hà My ám ảnh 10 năm vì bị bắt nạt ở trường học là điển hình. Em bị rối loạn stress sau sang chấn - một dạng tổn thương tinh thần nghiêm trọng, kéo dài rất lâu. Những trường hợp này thường sẽ thay đổi tính cách, gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, hay hoảng sợ. Một số có thể copy hành vi xấu người khác làm với mình để áp dụng cho người khác.

Khảo sát của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em (Plan International) năm 2014 trên 9.000 học sinh của 5 quốc gia châu Á cho thấy, cứ 10 học sinh thì 7 em từng bị bạo lực học đường (gồm cả bắt nạt).

Nghiên cứu của tổ chức này với 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT ở Hà Nội (3-9/2014) cũng cho thấy, 80% học sinh bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong 6 tháng khi khảo sát diễn ra. Bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục...) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập...) là 41%.

Bắt nạt học đường là một cá nhân hoặc nhóm người (phổ biến là học sinh) cố tình sử dụng lời nói hoặc hành vi nào đó lặp đi lặp lại nhằm gây tổn thương đến cơ thể, tâm lý của học sinh khác. Người bị bắt nạt thường không có sự kháng cự hoặc phản kháng yếu ớt. Bắt nạt là một phần của bạo lực học đường.

*Tên nhân vật đã thay đổi.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Ewiniar

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Ewiniar

Đời sống - 4 giờ trước

Áp thấp nhiệt đới ở khu vực miền Trung của Philippines đã mạnh lên thành bão Ewiniar, cơn bão này được dự báo sẽ không di chuyển vào Biển Đông.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 26/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 26/5/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 26/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bức thư tay xúc động bé trai 12 tuổi trở về từ 'cửa tử' gửi y bác sĩ

Bức thư tay xúc động bé trai 12 tuổi trở về từ 'cửa tử' gửi y bác sĩ

Đời sống - 5 giờ trước

Trải qua gần 100 ngày chiến đấu với tử thần để giành lại sự sống cho bé trai 12 tuổi, ngày ra viện mẹ con bệnh nhi gửi các bác sĩ bức thư tay đầy xúc động.

Lợi dụng đêm vắng, đột nhập trường học trộm cắp tài sản

Lợi dụng đêm vắng, đột nhập trường học trộm cắp tài sản

Pháp luật - 5 giờ trước

Lợi dụng đêm vắng, 3 đối tượng đã phân công người cảnh giới rồi đột nhập vào trường học để trộm cắp tài sản, sau đó chia nhau tiêu xài cá nhân.

Kẻ cướp giật điện thoại ở phố cổ bị bắt khi đang sử dụng ma túy

Kẻ cướp giật điện thoại ở phố cổ bị bắt khi đang sử dụng ma túy

Pháp luật - 5 giờ trước

Sau nhiều ngày tập trung lực lượng truy xét, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã bắt giữ Nguyễn Mạnh Vinh - đối tượng gây ra 2 vụ cướp giật điện thoại của người nước ngoài...

Cái chết của người đi câu cá đêm (P cuối): Hung thủ không ngờ tới

Cái chết của người đi câu cá đêm (P cuối): Hung thủ không ngờ tới

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong khi các hướng xác minh đều đi vào "ngõ cụt" thì bất ngờ một "bóng đen" xuất hiện trong đoạn camera an ninh gần khu vực hiện trường...

Đã có kết quả ADN của 3 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội

Đã có kết quả ADN của 3 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Sau khi có kết quả xét nghiệm ADN, 3 nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy nhà trọ ở phố Trung Kính khiến 14 người thiệt mạng đã được gia đình đưa về quê lo hậu sự.

Đối tượng làm giả thiên thạch lừa bán hàng trăm triệu USD đã bị bắt

Đối tượng làm giả thiên thạch lừa bán hàng trăm triệu USD đã bị bắt

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 26/5, Công an TP Bạc Liêu cho biết vừa phối hợp Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu bắt giữ Tân Minh Luân (SN 1980, ngụ ấp Mỹ Lợi, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), bị truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Học bạ 9 điểm/môn mới được thi lớp 6 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội

Học bạ 9 điểm/môn mới được thi lớp 6 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội

Giáo dục - 9 giờ trước

Năm nay, các trường THCS chất lượng cao tại Hà Nội đều tổ chức xét tuyển kết hợp với thi đánh giá năng lực, nhiều trường yêu cầu học bạ của thí sinh đạt từ 8-9 điểm.

Thông tin mới nhất cho người muốn thi tuyển vào CAND

Thông tin mới nhất cho người muốn thi tuyển vào CAND

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an đã có phương án đổi mới công tác tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngoài ngành Công an.

Top