Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 hiểu lầm tai hại khiến người nhiễm HIV sống dở chết dở

Thứ bảy, 14:00 25/08/2018 | Y tế

GiadinhNet – Chính sự kỳ thị, thiếu hiểu biết của một bộ phận xã hội đã khiến người nhiễm HIV lâm vào cảnh “sống dở chết dở”. Dưới đây là những hiểu lầm tai hại cần được thay đổi.

Tiếp xúc với người nhiễm HIV sẽ lây

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện 09 (Hà Nội) khẳng định HIV có 3 con đường lây nhiễm cơ bản, bao gồm qua đường máu (thông thường qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm virus không được diệt trùng đúng cách, đặc biệt ở người nghiện chích ma túy); qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Các con đường khác, đặc biệt là việc tiếp xúc thông thường với người bệnh không khiến việc lây nhiễm virus HIV xảy ra. Thậm chí, không phải trường hợp nào tiếp xúc với bệnh nhân HIV qua 3 con đường lây trên đều có thể lây bệnh.

Việc lây qua tiếp xúc thông thường đa phần là các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điển hình là lao, nhưng ở những bệnh nhân nặng, chuyển sang giai đoạn AIDS.

Quan hệ với người nhiễm HIV sẽ lây

Theo bác sĩ Hưng, tỷ lệ lây H qua con đường quan hệ tình dục được đánh giá thấp nhất nhưng do tần suất quan hệ của con người hàng ngày, hàng giờ cao, khả năng nhân bệnh lớn nên trở thành nguy cơ được đưa lên hàng đầu.

Những trường hợp quan hệ thô bạo làm rách thành âm đạo gây chảy máu, hoặc tổn thương niêm mạc của dương vật mới nhưng phải ở mức độ sâu mới có thể lây bệnh sang đối phương.

Ngược lại, quan hệ tình dục có quá trình ái ân, tiết đủ dịch sinh dục đủ để bôi trơn, khả năng lây bệnh cho đối tác không cao. Bác sĩ Hưng tiết lộ, bệnh nhân của anh có người nhiễm HIV 16 năm nay, lấy tới 3 đời chồng song không hề lây bệnh cho người chồng nào.

Dùng chung kim tiêm lây HIV ngay lập tức

Về việc chích chung kim, bác sĩ Hưng phân tích khi kim đâm vào lòng mạch, áp lực của mạch máu sẽ đẩy ngược máu ra ngoài kim. Khi tiêm cho người khác vô tình tiêm virus HIV vào người. Nhưng nếu lượng máu ở đầu xilanh ít, tức là số lượng virus nằm trong máu ít, khi vào cơ thể chưa kịp sinh sôi nảy nở, chúng đã bị hàng rào của cơ thể tiêu diệt, mất khả năng lây bệnh.

Do đó, khi vô tình bị kim tiêm của người bị HIV đâm vào cơ thể, nếu đầu mũi tiêm không có máu, bạn sẽ không có khả năng lây bệnh.

Mắc HIV do hư hỏng, tệ nạn

Theo bác sĩ Hưng, rất nhiều người mang bệnh HIV là nạn nhân và vô tình bị lây nhiễm do tai nạn nghề nghiệp, bị tấn công, làm từ thiện,…

Họ vẫn sống khỏe mạnh như bao người khác khi được điều trị và sống một cách lành mạnh. Hiện tại, Bệnh viện 09 có hơn 500 bệnh nhân ngoại trú, tức vẫn có cuộc sống ngoài xã hội bình thường như bao người khác.

Mẹ HIV sinh con cũng bị nhiễm

"Người ta quan niệm máu mẹ giúp nuôi dưỡng bào thai nên khi mẹ có H sẽ sinh con cũng mắc bệnh tương tự. Thực tế, việc lây từ mẹ sang con chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vì bánh nhau thai luôn có 3 màng lọc, những màng siêu lọc này sẽ lọc ngăn những tế bào HIV nên chúng rất khó chuyển sang người con.

Việc lây nhiễm thường diễn ra trong lúc chuyển dạ đẻ, khi độ mở của bộ phận sinh dục người mẹ thấp, gây rách tầng sinh môn, chảy máu, trong quá trình đưa con đi ra, nếu có xây xước, khi tiếp xúc với máu mẹ sẽ nhiễm bệnh. Nếu đứa con không bị xây xước, chúng sẽ an toàn”, bác sĩ Hưng phân tích.

Bà bầu HIV không thể có thai kỳ khỏe mạnh

Có quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến việc phụ nữ bị nhiễm HIV và mang thai. Có nhiều quan điểm cho rằng, những phụ nữ đã nhiễm HIV thì không có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị kháng retrovirus có thể được thực hiện trong suốt thai kỳ để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh.

HIV là án tử

Theo các bác sĩ, khi dương tính với HIV, bệnh nhân vẫn có thể sống 5-10 năm nếu không được điều trị, còn khi được điều trị ARV, họ có thể sống đến cuối đời và ra đi vì các căn bệnh tuổi già chứ không phải do HIV.

Nhiễm HIV nghĩa là bị AIDS

Điều này là hoàn toàn sai lầm. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một vi rút phá hủy các tế bào miễn dịch CD4 của cơ thể (tế bào giúp chống lại bệnh tật). Với các loại thuốc thích hợp, bạn có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ mà không bị HIV tiến tới AIDS. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được chẩn đoán khi bạn nhiễm HIV cũng như các nhiễm trùng nhất định hoặc số lượng tế bào CD4 giảm xuống dưới 200.

Chỉ những người trẻ tuổi mới bị HIV

Một số quan niệm cho rằng, những người lớn tuổi không bị nhiễm HIV là sai lầm. Theo báo cáo của UNAIDS, có khoảng 4,2 triệu người trên 50 tuổi mắc phải căn bệnh này.

Nhóm người lớn tuổi hơn cũng thường bị bỏ qua khi tuyên truyền các chương trình dự phòng HIV. Thật không may, rất nhiều người trong số họ thiếu kiến thức và hiểu biết về căn bệnh này. Thậm chí, ½ trong số họ đôi khi không ý thức được đã bị nhiễm bệnh.

Những người nhiễm HIV trông rất ốm yếu

Những trường hợp dương tính với HIV thường bị tưởng tượng là những đối tượng bệnh hoạn, bị cả xã hội kỳ thị. Thực tế, người nhiễm HIV cũng giống như bất cứ ai khác, ngay cả các triệu chứng sớm của AIDS cũng giống như một số bệnh điển hình và rất dễ nhầm lẫn, bao gồm đau cổ họng, sốt và đau cơ.

“Đã đến lúc xã hội cần thay đổi nhận thức về căn bệnh này, ngoại trừ những trường hợp mắc bệnh nhưng không tuân thủ điều trị, sống cuộc sống không lành mạnh khiến diễn biến bệnh xấu đi nhanh chóng, những bệnh nhân H được điều trị hoàn toàn có thể sống đến cuối đời với tuổi thọ rất cao. Thực chất bệnh nhân có H không mang án tử cận kề như các trường hợp mắc các căn bệnh khác phổ biến hiện nay như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp...”, bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

ĐH (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 1 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 3 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top