Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 điều "tồi tệ" này sẽ xảy ra khi bạn ngồi lì trên ghế: Đừng để cơ thể kêu cứu mới tiếc!

Thứ bảy, 16:00 05/05/2018 | Sống khỏe

Ngồi nhiều là xu hướng chung do yêu cầu công việc, nhưng nếu bạn cứ ngồi không đứng dậy vận động, cơ thể sẽ phải chịu ít nhất 10 hậu quả nghiêm trọng. Hãy tham khảo để thay đổi.

Mỗi ngày chúng ta không chỉ ngồi làm việc 8 tiếng ở cơ quan, mà còn ngồi trên các phương tiện giao thông, ngồi xem tivi và ngồi trước màn hình máy tính, thiết bị điện tử. Nếu như tiếp tục như vậy, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ "xuống dốc không phanh".

Nhưng dù cảnh báo nhiều đến đâu, bạn vẫn cảm thấy nó chưa có gì đáng sợ, vì chúng ta chưa nhìn thấy hậu quả, chúng ta chưa đủ quyết tâm để rời khỏi chỗ ngồi của mình.

Tiến sĩ James Levine, tác giả cuốn sách Get Up: Why Your Chair is Killing You and What You Can Do About It (tạm dịch: Hãy đứng dậy đi, tại sao nói chiếc ghế của bạn lại giết bạn và bạn có thể làm gì để tránh điều đó) nhấn mạnh rằng một lối sống ít vận động có thể nguy hiểm tương đương với chứng nghiện rượu và những thứ tương tự.

Sau đây là 10 điều tồi tệ sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngồi quá lâu:

1. Cong vẹo cột sống

Các nhà khoa học ước tính rằng mỗi người Anh dành tới 14 tiếng đồng hồ để ngồi mỗi ngày - và thật không may, số liệu thống kê từ các nước khác cũng tương tự.

Galen Krantz, một giáo sư tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho rằng, cột sống của con người vốn có hình chữ S để phù hợp với tư thế đứng, nhưng nếu ngồi nhiều thì chữ S sẽ chuyển thành hình chữ C, từ đó làm cho các cơ trở nên yếu hơn, sẽ không đủ khỏe để giữ cơ thể nếu chúng ta không vận động thường xuyên.

Khi bạn ngồi, áp lực đè lên vùng xương chậu và cột sống đốt sống, gây áp lực lên đĩa đệm tăng lên. Gắng sức liên tục như vậy gây ra những tác hại lên vùng bụng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não. Kết quả là có thể bị đau đầu và nhìn mờ.


Hình ảnh cột sống khi bạn ngồi nhiều trong 1 năm và sau 5 năm

Hình ảnh cột sống khi bạn ngồi nhiều trong 1 năm và sau 5 năm

2. Bệnh về hệ thống tim mạch

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của lối sống ít vận động là nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh mạch vành hoặc cao huyết áp. Ngồi liên tục sẽ làm suy yếu các cơ bắp, phá hủy hệ tuần hoàn máu và làm giảm sự mềm mại của các mạch máu.

Thiếu hoạt động thể chất là một trong những lý do chính gây ra xơ vữa động mạch sớm. Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy có thể xảy ra, trái tim cần nhiều oxy hơn so với khả năng vận chuyển của máu.

Một nghiên cứu trên diện rộng từ hơn 17.000 người trên 13 tuổi cho thấy những người có lối sống ít vận động có nguy cơ tử vong cao hơn 54% so với những người tích cực hơn.


Hình ảnh thể hiện sức khỏe tim mạch ở tuổi 25 và tuổi 45, các mạch máu bị tắc nghẽn.

Hình ảnh thể hiện sức khỏe tim mạch ở tuổi 25 và tuổi 45, các mạch máu bị tắc nghẽn.

3. Giãn tĩnh mạch

Những người dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở bàn làm việc sẽ bị tuần hoàn máu chi dưới kém, có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch. Ngồi nhiều khiến tĩnh mạch bị đè nén dẫn đến sự tắc nghẽn máu ở các khu vực khác nhau.

Một cục máu đông có thể dễ dàng ngăn chặn một mạch máu quan trọng đến tim, phổi hoặc não, đe dọa sức khỏe.


Mạch máu có thể bị giãn sau 5 năm ngồi nhiều

Mạch máu có thể bị giãn sau 5 năm ngồi nhiều

4. Béo phì

Trọng lượng dư thừa là một trong những hậu quả lớn nhất của một lối sống ít vận động. Khi ngồi trong thời gian dài, sự trao đổi chất chậm lại và cơ thể bạn đốt cháy calo ít hơn, lưu trữ chất dư thừa dưới dạng mỡ.

Ngay sau khi ngồi xuống, làm giảm quá trình đốt chất béo cơ thể bằng 90%, mức insulin giảm, và huyết áp tăng lên. Trong 50 năm qua, phần lớn các công việc đã thay đổi, đòi hỏi mọi người phải ngồi làm việc nhiều hơn, không có thời gian để đốt cháy calo. Nếu công việc đứng, cơ thể đốt cháy nhiều hơn tới 35% calo so với công việc ngồi.


So sánh trọng lượng cơ thể sau 1 năm và 3 năm ngồi nhiều

So sánh trọng lượng cơ thể sau 1 năm và 3 năm ngồi nhiều

5. Cơ bắp và xương

Liên tục ngồi nhiều, thiếu hoạt động thể chất có thể làm cho cơ bắp yếu và nhão, ảnh hưởng nhất là cơ bắp bụng và mông. Khi ngồi nhiều, hệ xương có thể mất đi sức mạnh, theo thời gian, chúng trở nên xốp hơn và mỏng manh hơn, gây ra bệnh nhão cơ và loãng xương.


Hình ảnh xương bị loãng và xốp hơn sau 1 và 10 năm

Hình ảnh xương bị loãng và xốp hơn sau 1 và 10 năm

6. Hệ thống tiêu hóa

Tuyến tụy tiết ra lượng insulin cần thiết để chuyển hóa carbohydrate thành glucose, tuy nhiên, các tế bào trong cơ lại cần lượng insulin thấp hơn nhiều, trong khi tuyến tụy tiết ra ở tốc độ bình thường.

Năm 2011, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ một ngày ngồi nhiều cũng có thể dẫn đến mức tiêu thụ insulin của các tế bào giảm. Kết quả là, bệnh tiểu đường và các bệnh khác có khả năng để phát triển. Một lối sống ít vận động cũng có thể gây ra bệnh mãn tính khó chịu khác như táo bón hoặc trĩ.


Cơ thể béo phì sau 5 năm

Cơ thể béo phì sau 5 năm

7. Lão hóa

Nhìn hình ảnh nhiễm sắc thể hay các tế bào trong cơ thể thay đổi như hình sau đây, bạn sẽ biết mình cần phải rời khỏi chỗ ngồi càng sớm càng tốt.

8. Đau khổ tinh thần và lo âu

Một lối sống ít vận động có thể có một ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Sự vắng mặt của hoạt động thể chất dẫn đến sự phát triển của trầm cảm và lo âu. Chiếc ghế sẽ trở thành một hòn đảo bị cô lập và cô đơn.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin, việc này có thể giúp kiềm chế sự mất cân bằng trong cơ thể, giảm trầm cảm, các vấn đề về trí nhớ, thèm ăn.


Tinh thần sa sút hẳn khi so sánh giữa đầu ngày và cuối ngày làm việc

Tinh thần sa sút hẳn khi so sánh giữa đầu ngày và cuối ngày làm việc

9. Mất ngủ

Nếu bạn ngồi cả ngày, cơ thể sẽ quen với việc ngồi nghỉ ngơi, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Cách tốt nhất là nên vận động để có thể dễ dàng ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ hơn.

10. Các vấn đề về chất lượng tình dục

Đàn ông có lối sống lười vận động có nhiều khả năng bị rối loạn chức năng cương dương, bệnh tuyến tiền liệt, và mất cân bằng nội tiết tố.

Khi một người đàn ông dành nhiều giờ liên tiếp ngồi yên, máu lưu thông trong khung chậu chậm lại và cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng viêm và sự phát triển của các bệnh nghiêm trọng hơn.

Khi ít vận động, các chất béo tích tụ nhiều lên, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố, nhiều người bị béo bụng và suy giảm chức năng tình dục.


Sau 3 năm ngồi nhiều, tâm trạng của bạn với đời sống gối chăn cũng thay đổi hẳn

Sau 3 năm ngồi nhiều, tâm trạng của bạn với đời sống gối chăn cũng thay đổi hẳn

Lời khuyên danh cho bạn

Nên đi dạo thường xuyên hơn.

Đừng ngồi yên khi bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Đi bộ đến bàn của đồng nghiệp thay vì gọi điện cho họ.

Tham gia các cuộc họp thường xuyên hơn.

Hãy đi bộ trong giờ ăn trưa hoặc đi ăn bên ngoài.

Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy.

Hãy nghỉ ngơi ngắn khi đang làm việc và thực hiện một số động tác thể dục co giãn đơn giản.

Bạn có muốn đứng dậy khỏi ghế sau khi đọc bài viết này không?

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 13 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top