eMagazine

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 1.

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương là một trong những đơn vị đưa đoàn tình nguyện chi viện TP.HCM để hỗ trợ chống dịch COVID-19 với 9 cán bộ và 312 sinh viên các ngành: Xét nghiệm, y đa khoa, điều dưỡng. Trong số này, nhiều sinh viên đã từng tham gia chi viện và có kinh nghiệm trong các đợt chống dịch tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 2.

Theo chân nhóm sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương trong một buổi lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự khó khăn, vất vả của những người làm công tác phòng chống dịch. Dù phải đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm, thời tiết khắc nghiệt, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống nhưng với tinh thần, nhiệt huyết và trách nhiệm…, các em vẫn khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, nhanh chóng hoàn thành công việc, đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 3.

Ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương có mặt tại TP.HCM từ những ngày dịch COVID-19 bắt đầu nóng chia sẻ: "Trải qua những đợt dịch ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, các em sinh viên đều đã có kinh nghiệm chống dịch và thành thạo công việc của mình. Ngay sau khi nhận lệnh từ Bộ Y tế, mọi người không ngại dịch bệnh, sẵn sàng vào miền Nam để chi viện, tiếp sức thêm cho TP.HCM. Trước khi đi chống dịch, sinh viên của chúng tôi cũng đã được tập huấn kĩ. Mỗi ngày khi bắt đầu công việc, các nhóm sẽ được họp, bàn lại kế hoạch để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Với nhiệt huyết, tinh thần của tuổi trẻ, thầy trò trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương quyết tâm cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 4.

Không chỉ có sinh viên, nhiều thầy cô cũng xung phong ghi tên mình vào hỗ trợ vùng dịch. Luôn sát cánh, giúp đỡ cùng sinh viên, cô Vũ Thị Hằng, giảng viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: "Đoàn có hơn 300 sinh viên nên sẽ chia làm 2 đội để đến các quận, huyện tại TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi ngày các em sẽ bắt đầu làm việc từ 6-7h sáng đến 1-2h hôm sau, thậm chí là muộn hơn, miễn là xong việc mới được về. Khối lượng công việc lớn nên chúng tôi chia làm 2 ca sáng và tối để các em có thời gian nghỉ ngơi. Có những hôm nhìn sinh viên của mình mệt, oải, không ăn được cơm, chúng tôi cũng cảm thấy rất xót, thương các em, có những hôm nghe tâm sự mà không cầm được nước mắt,…

Vừa kết thúc đợt dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang chưa được bao lâu thì đoàn lại tiếp tục vào TP.HCM. Thầy trò đều động viên nhau, dù khó khăn, nguy hiểm nhưng đây cũng là một cơ hội tốt để các em tập dượt, có kinh nghiệm sau này ra ngoài đi làm, tất cả cùng cố gắng vượt qua giai đoạn này".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 5.

Trong quá trình đi lấy mẫu xét nghiệm tại phường 25, quận Bình Thạnh, em Vũ Minh Hằng, lớp xét nghiệm 11 tâm sự: "Thời gian đầu vào TP.HCM làm việc, do việc sinh hoạt, giờ giấc của người dân khác nên có những hôm chúng em phải làm việc tới đêm muộn mới xong. Dần dần, mọi người cũng thích nghi, mệt nhưng cảm thấy mình được cống hiến vẫn rất có động lực. 

Khi em đi vào vùng dịch, bố mẹ em ở nhà rất lo lắng. Lúc đăng ký tình nguyện, em có hỏi ý kiến nhưng bố mẹ không cho đi vì những đợt dịch trước ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang em đã đi rồi. Nhưng dù bố mẹ có nói vậy, em vẫn quyết tâm vào TP.HCM để cùng góp sức nhỏ của mình chống dịch. Có thể đây sẽ là kỉ niệm không bao giờ quên trong quãng đời làm sinh viên của em. Không chỉ em mà tất cả các bạn sẽ đều cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình, dù phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, vất vả nhưng sẽ không ai bỏ cuộc".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 7.

Những "chiến sỹ" vào vùng dịch phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm nhưng ai cũng mong muốn có thể cống hiến một phần nhỏ sức lực của mình để đẩy lùi COVID-19. Động lực để làm được điều đó là sự hi sinh, là nhiệt huyết, sự đoàn kết của tập thể và đôi khi chỉ là lời cảm ơn chân thành cũng khiến động lực đó được tiếp thêm sức mạnh.

Chia sẻ thêm về những khó khăn khi vào vùng dịch làm việc, em Trần Thị Diệp, lớp Xét nghiệm 11 nói: "Chúng em đã vào TP.HCM gần 1 tháng rồi. Mới đầu vào đây gần như ai cũng bỡ ngỡ về cả sinh hoạt và công việc, tuy nhiên được sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là các thầy cô nên mọi việc thuận lợi hơn.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 8.

Dù công việc có vất vả, bận rộn nhưng các em sinh viên hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết.

Khi đăng kí tình nguyện, chúng em đã biết trước phải đối diện với khó khăn, vất vả, nguy hiểm nhưng mọi người trong đoàn đều cố gắng khắc phục, nhất là các thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên hoàn thành công việc.

Điều mà chúng em lo lắng nhất khi vào vùng dịch là tình hình sức khỏe của người dân. Còn bản thân là những nhân viên y tế tương lai nên sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 9.

Các em sinh viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cùng nhau chụp lại ảnh kỉ niệm trong những ngày chống dịch tại TP.HCM.

Khi được hỏi về những kỉ niệm, niềm vui khi chống dịch tại TP.HCM, Diệp chia sẻ: "Có những hôm đi làm, công việc rất mệt nhưng được bà con động viên "cố lên con nhé" hay "mặc đồ bảo hộ có nóng không con", "mặc kệ trên mạng người ta nói gì nhé, cố lên", chúng em cảm thấy ấm lòng và cảm động vô cùng. Thực sự lúc đó cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên, mọi mệt mỏi, buồn phiền tan biết hết.

Công việc của bọn em khi bắt đầu mặc đồ bảo hộ sẽ không thể sử dụng điện thoại, ăn uống hay làm việc riêng được. Chỉ có khi hoàn thành công việc mới được cởi đồ bảo hộ ra và trở về nhà. Chính vì vậy có hôm bố mẹ em gọi không được nên lo lắng suốt đêm, nhất định đợi đến lúc con về mới yên tâm đi ngủ…"

Còn em Nguyễn Danh Hạnh, lớp Xét nghiệm 12B tâm sự: "Em còn nhớ hôm đó mới chống dịch ở Bắc Giang, đoàn của em đang cách ly được mấy ngày thì nhận lệnh lên đường vào TP.HCM. Bản thân em thấy rất tự hào vì năm nay mới 20 tuổi nhưng đã có cơ hội cống hiến một phần nhỏ công sức của mình cho đất nước. 

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 10.

Nguyễn Danh Hạnh, lớp Xét nghiệm 12B đánh đàn sau những giờ làm việc vất vả.

Từ đợt dịch ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và giờ là TP.HCM, có lẽ đây là kỉ niệm và cơ hội sẽ khó có lại vì không phải ai cũng được cống hiến như mình. Qua những đợt đi chống dịch, em thấy bản thân được trau dồi khá nhiều kiến thức, từ nghiệp vụ, kĩ năng đến giao tiếp, nó giống như một kì thực tập sớm của sinh viên ngành y nói chung.

Những ngày chống dịch ở TP.HCM, chúng em phải thay đổi giờ giấc liên tục để phù hợp với điều kiện địa phương. Có những hôm chúng em làm việc xuyên đêm, đợi người dân đi làm về mới lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi hôm được phân một khu và phải làm hết khu đó mới được về nghỉ ngơi. Nhiều người dân họ đáng yêu và tốt bụng lắm, thấy chúng em làm mệt họ mang đồ ăn cho, có người còn cho cả tiền nhưng chúng em chỉ dám nhận quà. Đôi lúc chỉ là câu cảm ơn khi người dân lấy mẫu xong cũng làm chúng em có động lực. Cảm giác lúc đó vui lắm, mình được trân trọng, ghi nhận, thế là mọi mệt mỏi quên hết…

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 11.

Nhớ lại những ngày đầu khi đoàn trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương vào hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin không tích cực, ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: "Khi nhận được thông tin tiêu cực về sinh viên trường mình, cả đoàn khá buồn. Tuy nhiên, chúng tôi không để sự việc này ảnh hưởng tâm lý quá lâu, việc quan trọng nhất khi vào đây là chống dịch. Vì vậy, thầy trò động viên nhau, mình là người tình nguyện nên phải tập trung tinh thần tốt nhất để chống dịch, không được để những thông tin trên mạng làm ảnh hưởng đến bản thân cũng như tập thể. Cố gắng phối hợp nhuần nhuyễn với các đoàn công tác chuyên môn, y tế địa phương và người dân. Luôn học hỏi, cầu thị để đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Nói ít, hành động nhiều.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 12.

Qua sự việc tôi thấy sinh viên của mình khá bản lĩnh, có những em hôm đầu nhận được thông tin đã bật khóc. Thay vì tranh cãi, chúng tôi tích cực làm việc hơn, thể hiện bằng hành động của mình và điều đó đã được mọi người ghi nhận".

Đối mặt với những tin đồn không đúng, nhiều sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương tỏ ra buồn, hụt hẫng và đã có những giọt nước mắt rơi.

"Cũng không biết tin đồn xuất phát từ đâu, nhưng sự thật không phải như vậy mà bị mọi người nghĩ oan, chúng em thấy rất buồn, tủi thân. Khi đi vào đây chống dịch, ai cũng tràn đầy năng lượng, muốn cống hiến, hỗ trợ hết mình để dập dịch. Vậy mà đọc thông tin trên mạng xong, chúng em ai nấy đều cảm thấy nản. Tuy nhiên, được sự động viên của các thầy cô, sự cổ vũ từ gia đình, bạn bè, chúng em lại quên hết, bỏ buồn phiền sang một góc để chiến đấu hết mình với dịch bệnh COVID-19", em Diệp chia sẻ.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 13.

Còn Hạnh tâm sự rằng: "Em không quá quan tâm đến những thông tin tiêu cực viết về sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Em chỉ nghĩ phải làm tốt công việc của mình, vì chỉ hành động mới có thể chứng minh được. Qua câu chuyện này, em thấy thầy cô giống như bố mẹ thứ hai của mình, rất chiều, thương, thấu hiểu và đồng cảm với sinh viên. Có lẽ đây sẽ là chuyến đi chống dịch để lại cho em nhiều ấn tượng và bài học nhất…".

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top