eMagazine

Tuổi thơ dữ dội và sự nỗ lực bền bỉ

Đỗ Thúy Hà vốn cũng được sinh ra trong sự yêu thương và sự đùm bọc của bố mẹ và những người thân. Năm 6 tuổi, Thúy Hà bị bác sĩ kết luận mắc thoái hóa võng mạc bẩm sinh.

Hành trình đi tìm ánh sáng tri thức của người phụ nữ mù và câu chuyện tình cổ tích giữa đời thường - Ảnh 1.

Đó có lẽ là cú sốc lớn nhất của gia đình Thúy Hà và cả chính bản thân chị. Cú sốc lớn đó được định hình từ những phản xạ đầu tiên khi chị không thể nhìn thấy dép để có thể xỏ chân hay lấy sách trên giá để học bài. Ngày biết tin con mình mắc bệnh và việc trở thành một người mù suốt đời là điều chắc chắn, cha mẹ chị tưởng như gục ngã. Cũng từ giây phút này, Thúy Hà và bố mẹ mình bắt đầu bước vào một hành trình mới như cách gọi của riêng gia đình chị: "Hành trình đi tìm ánh sáng bằng tri thức".

Thấu hiểu sự thiệt thòi của con, bố mẹ chị quyết định gửi chị theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu (trường dành riêng cho trẻ khiếm thị) với mong mỏi: "Mong muốn lớn nhất của bố mẹ là muốn con quên đi những mặc cảm của bản thân, quên đi con việc con là một đứa trẻ mù để nỗ lực học tập".

Nhưng học tập với một người khiếm thị vốn là một thách thức. Từ việc tiếp thu kiến thức cho đến ghi nhớ bài vở và những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày đều phải cần sự nỗ lực. Hà tập viết chữ nổi, tập lắng nghe, tập định hướng di chuyển và tập làm tất cả những việc của một người "bị cướp đi ánh sáng" cần phải làm. Cô giáo Nguyễn Thị Loan (giáo viên dạy tại trường Nguyễn Đình Chiểu) vẫn còn nhớ về cô trò nhỏ với những cảm xúc đầy yêu thương: "Tôi vẫn còn nhớ rất rõ về Thúy Hà. Không chỉ là cô gái thông minh mà ở Thúy Hà còn có đức tính chăm chỉ, lễ phép. Hà thường giúp đỡ những bạn bè học cùng mình và thầy cô khi cần".

Để có thể theo kịp chương trình học tập trên lớp, Hà nhờ em trai và những bạn tình nguyện giúp đỡ mình. Vào những ngày hè, Hà đã học trước chương trình học năm sau. Ngoài giờ học, Hà dành thêm thời gian để tập làm những công việc nhà cho thuần thục.

Vượt qua những khó khăn ban đầu đó, Thúy Hà đã giành học sinh xuất sắc trong suốt 12 năm học tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Năm lớp 9, chị tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn miền Bắc do UNESCO tổ chức. Trong số 500 thí sinh dự thi chỉ mình chị bị khiếm thị. Giám thị đã đọc đề cho chị rồi chị đọc đáp án của mình để giám thị ghi giúp vào giấy đã dọc phách. Những việc làm ấy đều được ghi âm để đảm bảo việc không ai nhắc bài thi cho chị. Điều bất ngờ là chị Hà đã đạt giải Ba tại cuộc thi này.

Năm lớp 11, Thúy Hà đạt Danh hiệu "Nữ sinh Việt Nam" do Báo Hoa học trò tổ chức. Hà được gặp Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, được bắt tay với bà. Đó là kỷ niệm vô cùng đặc biệt trong hành trình nỗ lực của cô gái khiếm thị.

Ước mơ làm cô giáo và lời từ chối nghiệt ngã

Suốt những năm tháng học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, niềm yêu thích lớn nhất của chị Hà là tiếng Anh. Mơ ước đó đến với Hà hồn hậu như chính kỷ niệm của chị: "Hồi đó, có một đoàn khách nước ngoài đến thăm trường Nguyễn Đình Chiểu. Mình thấy các cô giáo Tiếng Anh phiên dịch cho bọn mình và đoàn khách. Mình chỉ ước mong sau này cũng làm được như cô. Được dạy tiếng Anh cho trẻ khiếm thị, để kể cho người nước ngoài nghe câu chuyện của chúng mình".

Đỗ Thu Hà nộp đơn thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và gửi gắm tất cả những hoài bão trong sáng nhất. Nhưng số phận lại thử thách Hà một lần nữa khi em bị từ chối. Nếu 6 tuổi, Hà bị mất đi ánh sáng thì lúc này Hà mất đi tất cả những niềm tin về tương lai phía trước. Những khoảnh sáng "bé nhỏ" mà chị đã chắt chiu, dành dụm để có được đều vụt tắt khi lá đơn của chị bị từ chối.

Hành trình đi tìm ánh sáng tri thức của người phụ nữ mù và câu chuyện tình cổ tích giữa đời thường - Ảnh 2.

Nhớ về những ngày đó, những cảm xúc trong chị vẫn vẹn nguyên: "Mình đã khóc rất nhiều vì quá hy vọng. Họ không cần kiểm tra đánh giá năng lực của mình. Nếu bị từ chối vì thiếu năng lực thì chắc mình sẽ không cảm giác đau khổ đến vậy". 

Dù rất nỗ lực, nhưng Đỗ Thu Hà cũng đã phải mất một năm để có thể chấp nhận với sự nghiệt ngã đó. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời giờ chị đã nhìn vị tha hơn, vị tha trong cả cách nhìn của chị với người đã từ chối mình: "Giờ nghĩ lại mình cũng cảm thông hơn với sự từ chối của họ. Chắc họ cũng không có phương pháp nào để có thể đào tạo được một cô giáo khiếm thị".

Nhưng cuộc đời cũng đã không lấy đi của Đỗ Thu Hà tất cả hy vọng. Một năm sau, chị đã nhận được cơ hội học tập tại trường Viện Đại học Mở Hà Nội với chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Ngày chị nhập học, nhiều bạn bè, thầy cô tò mò với việc học tập của một người khiếm thị sẽ như thế nào. Điều đặc biệt là chị Hà còn được cả học bổng cho 4 năm học của mình tại đây. 

Suốt 4 năm học đại học điều trăn trở lớn nhất của chị là làm thế nào có thể thu nạp được nhiều kiến thức nhất. Theo học với những người sáng mắt, mọi giáo trình, tài liệu đều được viết bình thường, đó là điều rất khó khăn với chị. Chị Hà tâm niệm: "Nếu người ta cố gắng một thì mình phải cố gắng 20, 30 lần như thế". Ngày nào cũng vậy, chị đều thức đến gần sáng để tìm hiểu các tài liệu, giáo trình. Những giáo trình không có bản chữ nổi đa phần chị đều phải nhờ em trai và sinh viên tình nguyện đọc giúp và ghi nhớ ý chính bằng chữ nỗi.

Suốt 4 năm, dù có nhiều vất vả, trăn trở nhưng chưa bao giờ chị có ý định từ bỏ. Học tập là con đường duy nhất để Đỗ Thu Hà tìm được ánh sáng giữa cuộc đời. 

Tỏa sáng giữa bóng tối bủa vây

Với một người khiếm thị như chị Hà học hết đại học đã là một kỳ tích nhưng chị không dừng lại ở đó. Kết thúc 4 năm học đại học với kết quả xuất sắc, Thu Hà ứng tuyển học bổng du học tại Nhật Bản với chương trình "Leadership training" dành riêng cho các lãnh đạo trẻ bị khuyết tật trên toàn thế giới.

Hành trình đi tìm ánh sáng tri thức của người phụ nữ mù và câu chuyện tình cổ tích giữa đời thường - Ảnh 3.

Với khả năng ngoại ngữ tốt và sự nhiệt huyết vốn có, chị đã trở thành người thứ hai ở Việt Nam đạt được học bổng này. Chị cho rằng đó là sự may mắn nhưng chúng tôi cho rằng đó là phần thưởng xứng đáng cho một người không biết bỏ cuộc.

Dành được học bổng đã khó nhưng việc phải lần đầu tiên rời xa nhà để bước sang một miền đất mới học tập quả là một trở ngại rất lớn với chị. Nhớ về ngày con gái quyết định xa nhà du học, mẹ chị Hà khắc khoải: "Dù đầy vui mừng và tự hào khi con gặt hái được thành quả cho mình nhưng chúng tôi lo lắng nhiều hơn. Lo lắng cho cuộc sống tự lập của con, cho những sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày của con. Ở nhà, con còn có bố mẹ, sang bên kia con chỉ có một thân một mình thì ai lo cho con đây".

Với chị Hà, ngoài những ngày đầu ngồi khóc vì nhớ nhà thì đó thực sự là một quãng thời gian thú vị với chị. Chị được học tập những kiến thức mới mẻ từ các chuyên gia, được sinh hoạt cùng bạn bè từ nhiều nơi trên thế giới.

Trở về Việt Nam, Đỗ Thúy Hà được bầu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội người Mù quận Đống Đa. Đó là một vị trí công việc phù hợp với chị. Là người trong cuộc, chị đã dùng chính sự cảm thông và những tri thức đã được học để truyền đạt lại cho những người khiếm thị.

Trăn trở lớn nhất của chị với người khiếm thị đó chính là khoảng trống về tri thức. Phần đông người khiếm thị chưa được học hành đến nơi, đến chốn, chưa được quan tâm đúng mực. Thế là nữ chủ tịch lại xông xáo đi tìm cách gỡ rối. Chị liên hệ với nhiều tổ chức từ thiện để các hội viên có cơ hội được đào tạo. Những buổi sinh hoạt ấm nghĩa tình được diễn ra đều đặn. Với chị, mỗi sự tiến bộ của các thành viên trong hội cũng là hạnh phúc của chính mình.

Hành trình đi tìm ánh sáng tri thức của người phụ nữ mù và câu chuyện tình cổ tích giữa đời thường - Ảnh 4.

Chưa dừng lại ở đó, chị lại tiếp tục đăng ký học lên Thạc sĩ tại Đại học Việt Nhật. Lần này, khó khăn với chị lại được nhân đôi khi toàn bộ khóa học hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Chị học hoàn toàn với những người bình thường và cũng nhận được học bổng từ trường.

Sau tất cả, điều hạnh phúc tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng lại rất đỗi quan trọng với chị trong hành trình chinh phục tri thức là: "Vượt qua những tò mò ban đầu, đôi lúc các bạn không còn có phân biệt là đang nói chuyện với một người bị khiếm thị nữa. Tôi cảm nhận được điều đó".

Người đàn ông dũng cảm và chuyện tình cổ tích giữa đời thường

Thi thoảng, trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chồng chị Hà lại rót nước cho chị, anh không quên đặt nhẹ tay chị lên thành cốc, chị đáp đầy ngọt ngào: "Cám ơn anh! Chồng yêu của em!". Nhưng ít ai biết rằng, để có được những khoảnh khắc ngọt ngào đó là những chuyện chưa được kể.

Năm 2010, trong một lần gặp gỡ bạn bè, anh Ngọc Anh vô tình được gặp gỡ chị Đỗ Thúy Hà và được nghe về hành trình đầy nghị lực của chị. Là một người đàn ông trưởng thành, anh cảm phục và tò mò trước hành trình của chị.

Hành trình đi tìm ánh sáng tri thức của người phụ nữ mù và câu chuyện tình cổ tích giữa đời thường - Ảnh 5.

Sự cảm mến đến trong anh một cách đầy dung dị. Anh không thể hiểu làm sao một người không nhìn thấy ánh sáng lại có thể làm được những điều đáng tự hào như vậy. Sau những cuộc gặp gỡ, những tâm sự đầy chân thành tình yêu đến lúc nào không hay.

Vổn vẹn hơn một năm sau lần gặp định mệnh ấy, anh coi chị là người phụ nữ sẽ đồng hành cùng mình đến suốt cuộc đời. Nghe anh chia sẻ về quyết định của mình, bố mẹ, bạn bè đều phản đối. Anh kể về thời khắc đặc biệt đó: "Bố mẹ thực ra không thể đồng ý ngay vì không ai lại dễ dàng chấp nhận ngay một người con dâu bị khiếm thị. Bạn bè tôi nhiều người còn gọi mình ra góp ý riêng một cách rất chân thành về những khó khăn trong đời sống hôn nhân. Tôi lắng nghe nhưng có lựa chọn của riêng mình".

Anh biết mọi người sẽ khó chấp nhận ngay nhưng anh tin vào quyết định của chính mình. Chị Hà đã không làm anh thất vọng, chị đã cố gắng nhiều nhất để có thể trợ thành một người vợ tốt. Chị không nề hà để có thể vào bếp và làm tất cả những công việc nội trợ như bất kể một người phụ nữ bình thường nào.

Anh Ngọc Anh luôn tự hào vì có chị. Anh đưa chị đi gặp gỡ bạn bè, những người thân yêu, họp lớp cũ. Với anh, chị luôn là sự hãnh diện của mình.

Chị Hà vẫn nhớ như in câu nói khi anh Ngọc Anh cầu hôn chị: "Từ năm nay anh nghĩ rằng mình sẽ có những mùa đông không lạnh".

Cuối năm 2011, Hùng Anh, đứa con đầu lòng của anh chị chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của cả hai. Năm 2017, Gia Anh ra đời đúng trong thời điểm chị đi học thạc sĩ. Cả hai đều là những đứa trẻ mắt sáng. Đó là món quà lớn nhất của anh chị. Hẳn phải yêu quý người chồng của mình lắm chị mới đặt tên hai đứa con của mình theo tên gọi của anh.

Hùng Anh giờ đã lớn, em chỉ nói vỏn vẹn với chúng tôi: "Trên thế giới không có ai là không yêu mẹ và con chỉ ước mơ sau này lớn lên có thể làm bác sĩ để chữa mắt cho mẹ mà thôi!".

Hành trình đi tìm ánh sáng tri thức của người phụ nữ mù và câu chuyện tình cổ tích giữa đời thường - Ảnh 6.

Năm 2016, chị là một trong 9 cá nhân được trao tặng Danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú". Đó là thành quả xứng đáng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của chị trong suốt một hành trình dài.

Nhưng điều quan trọng nhất là chị đã mang lại niềm tin cho những người khiếm thị. Để họ tin họ cũng có quyền được hưởng hạnh phúc, được chinh phục những đỉnh cao của trí tuệ và tri thức.

Một người phụ nữ khiếm thị đã làm được những việc mà những người mắt sáng phải khao khát có được. Chị là biểu tượng truyền cảm hứng của những người khiếm thị. Chị sống trong bóng tối nhưng cuộc sống lại tràn ngập sắc màu. Chị tỏa sáng, ánh sáng của trí tuệ, lòng tin yêu vào cuộc đời.

Huy Hoàng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ reo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ reo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 1 giờ trước

TPO - Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 2 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 4 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 5 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 13 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Top