Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chấm dứt chuyện sinh con tại nhà

Thứ tư, 09:52 18/04/2012 | KHHGĐ

GiadinhNet - Sau 1 năm triển khai, Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe” tại 6 xã thuộc 2 huyện Văn Yên và Lục Yên (Yên Bái) đã đạt được kết quả khả quan trong việc nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Với những hiệu quả thiết thực, đầy tính nhân văn nên từ đầu năm 2012, Dự án được mở rộng thêm tại 6 xã, nâng tổng số xã thực hiện thành
12 xã. Ảnh: P.V
 
Truyền thông lâu dài, bền bỉ
 

Sau gần 1 năm triển khai, Dự án "Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe" đã từng bước đi sâu vào cuộc sống của người dân vùng cao khó khăn này. Để dự án phát huy hiệu quả hơn nữa,  rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể với ngành dân số, sự vào cuộc của cả cộng đồng chung tay vì  sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao chất lượng dân số.

Là một ngành thành viên của Dự án, thời gian qua Hội Phụ nữ xã An Bình huyện Văn Yên đóng góp công sức không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ trong xã, thông qua những buổi truyền thông gần gũi tại cộng đồng.

Các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được tập trung tuyên truyền nhiều nhất là: Trong quá trình mang thai, phụ nữ nên đi khám thai ít nhất 3 lần; Tuyệt đối không sinh con tại nhà; Khi mang thai, chị em không nên làm việc nặng nhọc như gánh nước, gánh củi, cuốc đất… Phụ nữ mang thai và trẻ em cần có chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng. Phụ nữ sau khi sinh nếu thấy các dấu hiệu như sốt cao, chảy máu, nhức đầu dữ dội, đau bụng kéo dài hay nôn nhiều thì gia đình phải đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Với phương châm truyền thông “lâu dài, bền bỉ, sinh động, thiết thực”, dần dà các kiến thức này đã đi vào tâm thức người dân. Theo thống kê của Trạm Y tế xã: Hơn 3 tháng đầu năm, trên địa bàn xã không có trường hợp tử vong mẹ và con. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng đã giảm đáng kể, từ 21,3% năm 2010 đến tháng 3 đầu năm 2012 hạ xuống còn 19,2%.

Nói về những hiệu quả sau 1 năm triển khai Dự án, bà Trần Thị Phúc - Chủ tịch Hội Phụ nữ  xã An Bình không giấu nổi niềm vui: "Từ khi dự án được triển khai, thông qua các buổi tuyên truyền, nhận thức của các bà mẹ đã được nâng lên rõ rệt! Chị em đã nắm được những kiến thức cần thiết nhất khi mang bầu. Các bà mẹ đã chủ động nhắc con gái, con dâu đến trạm y tế xã để được thăm khám và không sinh con tại nhà như trước đây nữa...”.
 
Các ông chồng cũng vào cuộc

Còn tại xã Tô Mậu - Lục Yên, ngoài việc ngành dân số và các thành viên Ban Dự án thường xuyên tổ chức các đợt thăm khám thai định kỳ cho bà mẹ, trẻ em thì việc tuyên truyền sâu rộng kiến thức chăm sóc sức khoẻ đến với các thành viên trong gia đình như bố mẹ chồng, các ông chồng cũng được đặc biệt lưu tâm. Chính những buổi truyền thông ngay tại bếp lửa gia đình với các dẫn chứng sinh động, cụ thể, cách nói chuyện gần gũi đã dần xoá bỏ được những suy nghĩ lạc hậu của người dân về vấn đề chăm sóc thai sản.

Viễn Sơn là xã khó khăn thuộc vùng 135 của huyện Văn Yên với gần 3.100 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao, Tày chiếm tới 89% dân số. Địa bàn rộng,  giao thông đi lại nhiều khó khăn cùng những hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại. Vì thế trong năm 2012 này, Viễn Sơn là một trong 6 xã được chọn là nơi triển khai Dự án.

Trước đây trên địa bàn xã, tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà còn khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ tử vong mẹ, con và các tai biến về sản khoa rất dễ xảy ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng khá cao (68/305 trẻ từ 1-5,  chiếm 23,4%). Tuy nhiên được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc hết mình của đội ngũ làm công tác dân số nên ý thức về việc chăm sóc sức khoẻ của người dân đã cải thiện đáng kể!

Anh Bàn Kim Minh,  ở thôn Khe Lợ,  năm nay mới ngoài 30 tuổi mà đã có tới 4 cô con gái. Cô con gái lớn 13 tuổi,  cháu út mới được hơn 1 tháng tuổi. Gia đình 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng và gần 1 ha đồi quế chưa đến vụ thu hoạch.

Đói nghèo- sinh nhiều- đói nghèo, cái vòng luẩn quẩn lại càng quẩn quanh. Được sự tuyên truyền của các cán bộ, CTV dân số cơ sở, suy nghĩ anh Minh đã thay đổi nhiều. Anh bộc bạch: "Vì gia đình muốn có con trai nên cố  sinh thêm đứa thứ tư. Nhà đông, nhiều miệng ăn, vất vả lắm. Được cán bộ dân số chỉ bảo, mình quyết tâm đi kế hoạch cho vợ con đỡ khổ…”.

Với những hiệu quả thiết thực, đầy tính nhân văn nên đầu năm 2012, Dự án được mở rộng thêm tại 6 xã, nâng tổng số xã thực hiện Dự án thành 12 xã. Cùng với các dự án truyền thông thay đổi hành vi dân số đã và đang được thực hiện tại Yên Bái, Dự án này đã góp phần thiết thực nâng cao nâng nhận thức của người dân thông qua việc sử dụng các dịch vụ y tế - KHHGĐ. Tất cả nhằm mục đích: Nâng cao vị thế của người phụ nữ, tăng cường kiến thức chăm sóc SKSS, chia sẻ trách nhiệm với vợ của nam giới. 
 
Ngọc Hưng
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top