Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Thứ bảy, 16:51 27/11/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông

Theo ông Ma Đình Quyến (Giám đốc Trung tâm Dân số -KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) là huyện vùng 3 miền núi, có 13 xã, thị trấn, 139 thôn bản thì 80% đồng bào ở sâu trong núi. Việc đi lại tuyên truyền thường xuyên gặp khó khăn.

Ngay từ đầu năm 2021 Trung tâm Dân số - KHHGĐ Bắc Mê đã đặt công tác giảm sinh lên hàng đầu. Tham mưu cho UBND huyện xác định nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ là một nhiệm vụ chiến lược, quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Thừa hưởng thành quả của những năm trước, năm nay Bắc Mê tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho mỗi người dân. Bắc Mê đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính... nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao - Ảnh 1.

Bắc Mê đẩy mạnh truyền thông tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc SKSS cho vị thành niên và thanh niên. Ảnh: TTDS Bắc Mê cung cấp.

Việc truyền thông dân số đã phát huy được thế mạnh hiệu quả tới từng nhóm đối tượng như: Mô hình "Phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau làm kinh tế", các Câu lạc bộ (CLB) Gia đình phát triển bền vững của Hội Phụ nữ; Nam nông dân thực hiện KHHGĐ của Hội Nông dân; gia đình trẻ của Đoàn Thanh niên… Duy trì các CLB "Tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân", tổ chức nói chuyện chuyên đề về mô hình "Can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh", "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh"...

Thông qua các hoạt động trên "kéo" hội viên tham gia sinh hoạt, đẩy mạnh truyền thông về Dân số-KHHGĐ. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông về Luật Hôn nhân gia đình; Phòng, chống tình trạng tảo hôn trong đồng bào các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân... góp phần nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên tại cơ sở…

Đội ngũ cộng tác viên dân số của Bắc Mê đã nỗ lực truyền thông cho bà con hiểu việc có từ 3 con trở lên thì đời sống kinh tế của hộ gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: Không có đủ ăn, không có đủ mặc, thiếu đất sản xuất… Qua đó nhận thức của người dân, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã dần dần được nâng lên, nhiều chị em đã chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao - Ảnh 3.

Một buổi truyền thông tư vấn khi không có dịch. Ảnh: TTDS Bắc Mê cung cấp.

Năm 2021 giảm sinh được 0,4 phần nghìn

Thời gian qua, tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn huyện Bắc Mê đã được khống chế ở mức tương đối ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ năm 2015 đến nay giảm đáng kể. Có được điều này không thể không nhắc đến vai trò của các cán bộ chuyên trách dân số.

Nhưng năm nay dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên địa bàn có tới 25 F0 nên việc truyền thông trực tiếp, tập trung đông người… là không thể, việc truyền thông vì thế mà hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn.

Nhưng ngành Dân số Bắc Mê không chùn bước. Theo chỉ đạo của cấp trên, Trung tâm Dân số- KHHGĐ Bắc Mê đã triển khai các chiến dịch bằng cách giúp cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số thôn bản quay video, tuyên truyền bằng tiếng địa phương qua mạng xã hội như zalo, facebook, tiktok…

Cách tuyên truyền này có thuận lợi là chỉ cần quay video là cả nhóm phụ nữ thôn bản tiếp thu được nội dung, nhanh, và rộng, dễ hiểu. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được Cộng tác viên dân số thôn bản kết nạp vào nhóm zalo để truyền thông. Tới giờ là tất cả chị em vào tham gia, chỉ cần bật lên là xem được. Cũng có cái hay là chị em lưu lại video trên điện thoại, khi cần thì xem lại. Muốn tương tác, hỏi đáp tham gia ý kiến thì hỏi và được trả lời trực tiếp ngay. Một số chị em không có điện thoại thông minh thì Cộng tác viên lựa thời điểm thuận lợi (không có dịch, vùng an toàn) đến gặp gỡ và truyền thông, vận động SKSS-KHHGĐ trực tiếp, truyền thông nhóm nhỏ thăm hộ gia đình tại các thôn bản.

Cách tuyên truyền nữa là dùng hệ thống loa đài mặt đất không dây. Theo đó Trung tâm phối hợp Đài phát thanh, truyền hình của huyện. Trung tâm viết đoạn nội dung dễ hiểu đế báo đài phát đúng 17 giờ là đọc trên đài và truyền hình. Khung giờ ấy chị em thường có mặt ở nhà, vừa lo cơm nước cho gia đình, vừa nghe truyền thông Dân số - KHHGĐ và những thông tin về sinh đẻ có kế hoạch.

Cách thứ 3 là tổ chức truyền thông phối hợp với Trung tâm văn hóa sân khấu thôn bản. Theo đó Trung tâm Dân số - KHHGĐ gửi các thông tin truyền thông sang đó để bên bạn cử các đoàn văn hóa nghệ thuật đi biểu diễn thì truyền thông luôn những thông tin sức khỏe sinh sản – KHHGĐ giúp ngành Dân số.

Nhờ những cách truyền thông ấy cộng với tham mưu cho UBND huyện về phối hợp với các ban ngành đoàn thể để tuyên truyền giảm sinh nên năm 2021 Bắc Mê đã giữ được mức cân bằng giới tính là 103 bé trai/100 trẻ gái. Nhưng vẫn còn một số trường hợp sinh con thứ ba, nguyên nhân do bà con dân tộc chưa nắm hết chính sách, những quy định sinh đẻ có kế hoạch, chưa hiểu hết những khó khăn khi sinh con thứ 3… Nhiều trường hợp chị em nói lý do mang bầu lần thứ 3 là do vỡ kế hoạch, do dùng cách uống thuốc tránh thai nên hay bị quên…

Đạt được thành tích mục tiêu giảm sinh từ 16,5% (nghìn) xuống còn 16,1% (nghìn) là một sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện đã tăng cường truyền thông, vận động bà con dân tộc thực hiện và áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, từ đó tỉ lệ giảm sinh năm 2020 từ 16,5 phần nghìn, xuống còn 16,1 phần nghìn, giảm 0,4 phần ngàn, đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao.

Năm 2021 Bắc Mê đạt một số chỉ tiêu khá cao:

- Số ca triệt sản đã đạt 17 ca (113% KH), tăng 12 ca so với 2020.

- Số ca đặt vòng thực hiện 398 ca, đạt 50% - do bà con chỉ thích dùng thuốc tiêm nên số người đặt vòng thấp hơn.

- Thuốc tiêm 606/700 ca còn tác dụng (đạt 87% KH).

- Thuốc uống 1.454/1.500, đạt 96% KH, tăng 260 người so cùng kỳ 2020.

- BCS giao 300, thực hiện 900 - vượt gấp 3 lần KH.

Tổng các biện pháp tránh thai mới trong năm nay là 3.447/3.445, đạt 103%.

Nhà có hai con gái là tài sản vô cùng quý giáNhà có hai con gái là tài sản vô cùng quý giá

GiadinhNet - Chị Mỹ Linh vẫn đang rất lo lắng về việc có nên sinh thêm con nữa hay không vì hai lý do: sợ lại sinh con gái thì nhà chồng thất vọng, sợ sinh thêm con thì áp lực kinh tế liệu có cáng đáng được hay không

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top