Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội

Thứ tư, 08:58 01/09/2021 | Y tế

GiadinhNet - Thủ tướng ra công điện về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đưa ra biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới trong cộng đồng, TP.HCM nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong trong thời gian tới... là những thông tin được nhiều người quan tâm trong ngày.


Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội - Ảnh 1.

Thủ tướng: Rút kinh nghiệm đợt 30/4, không tập trung đông người kỳ nghỉ 2/9

Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội - Ảnh 2.

Thủ tướng bất ngờ thị sát ổ dịch Thanh Xuân Trung - điểm nóng nhất về dịch COVID-19 hiện nay của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1108/CĐ-TTg yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Nội dung công điện nêu rõ, tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trong nước, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và một số địa phương tập trung đông dân cư, giao thương lớn.

Thời gian vừa qua, một số tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc thực hiện giãn cách vẫn chưa được triệt để, còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, ca bệnh phát hiện trong cộng đồng vẫn gia tăng.

Trong khi đó, thời gian nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, dễ làm gia tăng các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Rút kinh nghiệm từ kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy tinh thần trách nhiệm với mục tiêu tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân; tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, có hiệu quả cao các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Thủ tướng: ‘Hà Nội giãn cách chưa đạt, người dân ra đường vẫn đông’

Cuối buổi chiều 31/8, sau khi thăm Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch tại P.Yên Sở (Q.Hoàng Mai) và kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại "điểm nóng" P.Thanh Xuân Trung (Q.Thanh Xuân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã họp với lãnh đạo TP.Hà Nội và các quận, huyện, xã, phường về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương thành tích phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và cho rằng đó "thành quả của nhân dân".

Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận rằng, người dân ở Hà Nội ra đường vẫn đông, cho thấy "việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa đạt hiệu quả".

Theo người đứng đầu Chính phủ, nếu tình hình như hiện nay thì Hà Nội vẫn kiểm soát được, nhưng nếu diễn biến phức tạp như các tỉnh phía nam thì rất dễ lúng túng.

Chủ tịch UBND Hà Nội: Dập tắt các ổ dịch mới, không để lây lan ra cộng đồng

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân; dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lây lan rộng ra cộng đồng.

Những yêu cầu nêu trên được Chủ tịch UBND TP Hà Nội đưa ra tại cuộc giao ban trực tuyến và phát động phong trào thi đua đặc biệt "Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19" của Sở Chỉ huy phòng, chống, dịch thành phố với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Để thực hiện tốt phong trào thi đua, Chủ tịch Hà Nội đã đặt ra 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Trong đó, các cơ quan liên quan, các đơn vị trực thuộc cần nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; thi đua quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời.

Đồng thời, cần quan tâm phát hiện, biểu dương, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác phòng, chống dịch.

"Phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Tuyên truyền, động viên mọi người dân tự giác thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt trong thực hiện giãn cách xã hội và huy động tối đa các lực lượng ở cơ sở, vừa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vừa giảm tải cho lực lượng tuyến đầu" - ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Tiếp đó, người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân đồng lòng, chung sức đẩy lùi dịch bệnh.

Đặc biệt, các lực lượng tuyến đầu chống dịch tiếp tục thi đua với quyết tâm cao nhất, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; đẩy nhanh tiến độ tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, bảo đảm an toàn, hiệu quả; nâng cao năng lực điều trị; tập trung truy vết thần tốc, bóc tách F0 và cách ly triệt để các trường hợp liên quan, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lây lan rộng ra cộng đồng.

Thành phố cũng thi đua bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống nhân dân; thi đua bảo đảm giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Chủ tịch UBND Thành phố kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, thể hiện ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần và sức mạnh, nỗ lực vượt qua khó khăn; thi đua phòng, chống dịch, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động, tích cực ủng hộ, hỗ trợ vật chất, trang thiết bị cần thiết phòng, chống dịch.

Kinh nghiệm giảm tử vong do COVID-19 ở Bình Dương

Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội - Ảnh 3.

Lập bệnh viện dã chiến tuyến 2 điều trị COVID-19 ở tỉnh Bình Dương.

Chăm sóc kỹ các ca F0 tại nhà, bố trí nhân lực điều trị sớm những ca mắc COVID-19 ở cơ sở, tập trung điều trị ca nặng... là những chiến lược thành công giảm tỉ lệ tử vong ở Bình Dương.

BS chuyên khoa II Huỳnh Minh Chín, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên, cho biết số bệnh nhân công bố khỏi bệnh của tỉnh Bình Dương trong các ngày gần đây ở nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ và trung bình liên tục tăng nhanh là nhờ tăng cường nhân lực của trung tâm vào hệ thống điều trị; giám sát chặt chẽ người bệnh, không để bệnh nhân trở nặng mà thầy thuốc không được biết; thực hiện đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Ngoài ra, tỉnh đang tiếp nhận thông tin về người bệnh từ nhiều nguồn, sau đó cử người xuống sơ cứu cấp cứu ngay, tiến hành thu dung, phân loại điều trị. Nếu nặng, họ sẽ được chuyển lên tuyến cao hơn nên cũng đã giảm được số ca tử vong. "Phương châm chuyển từ tập trung sang vừa tập trung vừa phân tán, điều trị ngay từ cơ sở, tuyến trên tập trung điều trị các ca nặng mang lại hiệu quả. Muốn giảm số ca tử vong thì phải phát hiện F0 sớm, chữa trị từ cơ sở" - BS Huỳnh Minh Chín đúc kết.

PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Bình Dương, cho rằng hệ thống điều trị theo mô hình "tháp 3 tầng" của tỉnh Bình Dương đang đi đúng hướng. "Chúng tôi đang nỗ lực tìm mọi giải pháp để người dân được khám chữa bệnh kịp thời. Các phương án đã, đang được triển khai như mở rộng hệ thống bệnh viện dã chiến; tập trung nhân lực cho điều trị bệnh nhân COVID-19 ở các bệnh viện thuộc tầng 2; đưa vào sử dụng bệnh viện hồi sức cấp cứu ở tầng 3 - tầng điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch" - PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu thông tin.

TP HCM: Số ca F0 tử vong có hy vọng giảm trong tuần tới

Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội - Ảnh 4.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 Phú Nhuận số 1.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 31/8, Phó giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết tính đến sáng 31/8, TP HCM có hơn 59.000 F0 được cách ly tại nhà. Đây là những người không có bệnh nền và không thuộc nhóm nguy cơ. Tỷ lệ chuyển tuyến của các F0 cách ly tại nhà từ 0,4 đến 0,5%.

Song song đó, TP đang có 312 trạm y tế phường, xã và có 414 trạm y tế lưu động để theo dõi, điều trị F0 cách ly tại nhà. Cơ quan chức năng cũng cấp 64.000 túi thuốc chăm sóc F0 tại nhà.

Cũng tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM vào chiều 31/8, bác sĩ Châu cho biết nếu tính trên tổng số ca điều trị tại bệnh viện là 158.262 thì tỉ lệ tử vong là 5,8%. Nhưng nếu cộng thêm hơn 59.000 F0 đang điều trị tại nhà thì tỉ lệ này trong khoảng 4,2%.

Chiến sỹ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM

Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội - Ảnh 5.

Trung tá Đỗ Trọng Huỳnh thăm khám cho cụ bà 79 tuổi

Mồ hôi ướt đẫm trong bộ đồ bảo hộ, các chiến sỹ quân y vừa khám vừa liên tục động viên F0 chịu khó ăn uống, cố gắng điều trị để nhanh khỏi bệnh... là những công việc hàng ngày của các chiến sỹ Quân y tại TP.HCM.

Nhận danh sách các ca F0 cần được hỗ trợ khám, điều trị từ phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) chuyển sang, các chiến sỹ Quân y nhanh chóng chuẩn bị thuốc men, dụng cụ thăm khám rồi lên đường.

Các chiến sỹ Quân y luồn qua các con hẻm nhỏ, để đến từng nhà người bệnh. Thoáng thấy bóng dáng các anh, người dân phấn khởi gọi nhau, “bộ đội kìa, bộ đội tới kìa”.

Nghe lời kêu gọi của Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, Trung tá Đỗ Trọng  Huỳnh cùng nhiều đồng đội vào Sài Gòn tham gia chống dịch. Anh được phân công về Trung tâm Y tế lưu động phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân). Cùng với 2 Học viên của Học viện, hàng ngày anh Huỳnh và đồng đội đến từng nhà bệnh nhân F0 để khám, chữa bệnh và phát thuốc.

Dù Trung tâm Y tế lưu động phường Bình Hưng Hòa A có 2 tổ, nhưng số lượng bệnh nhân trên địa bàn quá đông, với 335 người đang được điều trị nên các bác sỹ làm việc gần như liên tục. Đêm đến, các anh còn thay phiên nhau trực cấp cứu.

Sáng 1/9: Xúc động hình ảnh chiến sĩ quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM; Biện pháp mạnh để dập tắt các ổ dịch mới ở Hà Nội - Ảnh 6.

Sau giờ làm việc, các anh nghỉ ngơi trên chiếc giường dã chiến

Năm nay mới bước vào năm thứ 4 của Học viện Quân y, nhưng hạ sỹ Trần Gia Khánh vẫn xung phong lên đường chi viện cho miền Nam. Đang tuổi ăn, tuổi ngủ nhưng Khánh bắt nhịp với công việc nhanh chóng không thua kém bất kỳ đồng đội nào. Khi vào việc, Khánh thoăn thoắt đo nồng độ oxy, huyết áp, hỏi han sức khỏe một cách nhiệt tình khiến bệnh nhân và gia đình yên tâm và tin tưởng trị bệnh.

Ngày xung phong vào Nam, Khánh báo tin cho cha mẹ. Nhận được điện thoại của con trai, cả gia đình như “ngồi trên đống lửa”. Lúc này, Khánh động viên mọi người ở nhà yên tâm: “Khi nào chiến thắng con sẽ về”.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top