Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia y tế Việt Nam đề xuất phương án xây dựng bệnh viện dã chiến tại Lào

GiadinhNet - Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Savannakhet (Lào), trong các ngày 18-19/5, Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đã khảo sát tại Bệnh viện dã chiến, Bệnh viện phục hồi chức năng của tỉnh, Bệnh viện huyện Outhoumphone, các khu cách ly tập trung tại trường Phonsavang và Hua Muang Nưa để kịp thời đề xuất các phương án hỗ trợ tỉnh Savannakhet xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 tại địa phương này.

Chuyên gia y tế Việt Nam đề xuất phương án xây dựng bệnh viện dã chiến tại Lào - Ảnh 1.

Đoàn đã khảo sát 2 địa điểm mà Bệnh viện tỉnh Savannakhet dự kiến triển khai bệnh viện dã chiến, trong đó cơ sở 1 xây dựng tại trường Cao đẳng Y tế, cơ sở 2 tại trường dạy nghề cũ.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế, Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đề xuất các bệnh viện này có thể thu dung các bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng không đảm bảo để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Đoàn chuyên gia đề xuất địa phương cần tăng cường thêm nguồn nhân lực nhất là khi số lượng bệnh nhân tăng lên; tập huấn, đào tạo cho nhân viên y tế về điều trị và cấp cứu bệnh nhân COVID-19. 

Tại mỗi Bệnh viện dã chiến cần có phòng cấp cứu riêng, có đầy đủ máy móc trang thiết bị y tế, dụng cụ cấp cứu, hệ thống oxy, máy sốc điện, dụng cụ đặt nội khí quản. Cần trang bị tủ thuốc cho điều trị bệnh nhân COVID-19 và thuốc cấp cứu. Bên cạnh đó, cần trang bị máy móc xét nghiệm cơ bản để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 như: công thức máu, đông máu có D-dimer, sinh hóa máu đầy đủ có CRPhs, Pro-calcitonin, khí máu động mạch...

Chuyên gia y tế Việt Nam đề xuất phương án xây dựng bệnh viện dã chiến tại Lào - Ảnh 3.

Đoàn công tác khảo sát xây dựng bệnh viện dã chiến tại Savannakhet

Về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện dã chiến, Đoàn chuyên gia y tế đề xuất cần bố trí thêm các thùng chứa, túi chứa rác thải lây nhiễm tại vị trí rửa tay, các thùng phải có nắp đậy. Cần có nội quy cho bệnh nhân vào viện, tránh tình trạng đi lại tự do giữa các phòng, các tầng. Đối với xử lý nước thải lây nhiễm: Cần phải xây dựng bể chứa và thu gom tất cả nước thải của khu vực bệnh nhân covid sau đó xử lý bằng Cloramin B trước khi cho vào bể chứa ngấm vào đất. Tính toán lượng Cloramin B sao cho bể chứa 0,05% Cloramin B cho mỗi lần xử lý…

Tại bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN), nơi đã ngưng hoạt động từ trước đợt giãn cách xã hội, Đoàn chuyên gia đề xuất khi số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao, bệnh viện PHCN có thể cải tạo lại thành bệnh viện dã chiến điều trị ca bệnh nhẹ, không có triệu chứng; hoặc có thể thiết lập thành cơ sở điều trị bệnh nhân nặng số 2. 

"Điều quan trọng là đảm bảo thiết bị cũng như chuẩn bị ekip bác sỹ, điều dưỡng được huấn luyện các kỹ thuật cấp cứu cơ bản, đặt nội khí quản, điều trị bệnh nhân COVID-19. Khi bệnh diễn tiến nặng, rất cần nhân sự có kinh nghiệm hồi sức cấp cứu, điều trị bệnh nặng để kịp thời đáp ứng", TS.BS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam nói.

Cơ sở y tế thứ 4 được Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam khảo sát là bệnh viện huyện Outhoumphone. Đoàn chuyên gia nhận thấy, trong 4 cơ sở được khảo sát, bệnh viện huyện Outhoumphone là cơ sở phù hợp nhất cho điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân COVID-19 nặng khi được thiết lập lại các phòng chức năng và trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế. Bệnh viện huyện có sẵn phòng mổ cấp cứu và mổ đẻ cho những trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng.

Chuyên gia y tế Việt Nam đề xuất phương án xây dựng bệnh viện dã chiến tại Lào - Ảnh 4.

Ngoài những lợi thế sẵn có của bệnh viện huyện Outhoumphone, Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam cũng chỉ ra những vấn đề cần khắc phục ngay đối với bệnh viện, đó là nhân lực chưa được tập huấn về chuyên ngành hồi sức và cấp cứu, đặc biệt là trang bị kỹ năng về cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19. Trang thiết bị còn thiếu, số lượng máy truyền dịch, bơm tiêm điện hạn chế; khu hồi sức không có các trang thiết bị nâng cao như: catheter trung tâm, theo dõi huyết áp xâm lấn, lọc máu, tim phổi nhân tạo (ECMO)...

Đoàn đề xuất bệnh viện cần tăng cường nguồn nhân lực và sắp xếp lịch làm việc khi cơ sở được lựa chọn để điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong đó, nguồn nhân lực cần được chia ra và có kế hoạch nghỉ ngơi, cách ly phù hợp khi có dịch; cần xây dựng các đề án đưa bác sĩ tuyến trung ương về địa phương, hoặc đào tạo các chương trình chuyên khoa tại chỗ. 

Có chính sách đối với các bác sĩ về làm việc tại các vùng hẻo lánh, vùng xâu và xa và bác sĩ chống dịch. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn về điều trị COVID-19, cấp cứu và hồi sức cho bệnh nhân COVID-19 cho bác sĩ tại tỉnh...

Đoàn công tác cũng đã khảo sát tại khu cách ly tập trung Hua Muang Nưa và khu cách ly tập trung tại trường Phonsavang để đánh giá những bất cập và kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Đoàn công tác đề nghị địa phương cần tăng cường giám sát quản lý các đối tượng tại khu cách ly, không cho đi giao lưu, tụ tập đông người trong khu cách ly. Bố trí dải phân cách cứng, mềm để khoanh vùng cách ly. 

Bố trí lại khu vực ở của nhân viên y tế, không cho người đang cách ly tự do đi ra cổng để gặp người thân và nhận đồ ăn tại cổng khu vực cách ly. Tại mỗi phân khu cách ly cần bố trí khu vực riêng để đặt các suất ăn, các bình nước uống đã qua sử dụng, cần bố trí đủ nhân lực y tế để phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Phạm Hằng

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 54 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 giờ trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 7 giờ trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 22 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 1 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 4 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top