Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia Việt Nam "hiến kế" giúp ngăn chặn tái bùng phát dịch tại Champasak, Lào

GiadinhNet - Sau quá trình khảo sát thực tiễn và hỗ trợ trực tiếp cùng các đồng nghiệp Lào, Đoàn chuyên gia của Bộ Y tế Việt Nam đánh giá cao công tác phòng chống dịch của tỉnh Champasak. Tuy nhiên, theo Đoàn chuyên gia của Bộ Y tế, tỉnh Champasak vẫn có nguy cơ tái bùng phát dịch.

Chuyên gia Việt Nam hiến kế giúp ngăn chặn tái bùng phát dịch tại Champasak, Lào - Ảnh 1.

8 nguyên nhân khiến dịch có thể tái bùng phát ở Champasak

Theo TS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Trưởng đoàn chuyên gia y tế Việt Nam, hiện có 8 nguyên nhân khiến dịch có thể tái bùng phát ở tỉnh Champasak.

Thứ nhất, nguy cơ nhập khẩu qua biên giới. Hiện tỉnh Champasak có 2 cửa khẩu quốc tế có lượng người nhập cảnh đông (giáp Campuchia, giáp Thái Lan), trong khi đó, chỉ xét nghiệm 1 lần với những người nhập cảnh (cụ thể, với những người âm tính thì chỉ thực hiện 1 lần xét nghiệm, khả năng bỏ lọt khá cao).

Thứ hai, nguy cơ xâm nhập từ các địa phương có dịch khác của Lào, trong đó, dịch tễ ca bệnh cộng đồng đầu tiên (ca bệnh số 101) ghi nhận tại tỉnh có nguồn lây từ ca bệnh 59 tại Viêng Chăn. Thời gian ca bệnh về tỉnh cùng lúc với Tết Lào là thời gian có lễ hội đã tạo điều kiện cho dịch lan rộng trên địa bàn.

Chuyên gia Việt Nam hiến kế giúp ngăn chặn tái bùng phát dịch tại Champasak, Lào - Ảnh 3.

Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Champasak, Lào

Thứ ba, nguy cơ có thể từ các ca bệnh cộng đồng chưa truy vết, lấy mẫu và cách ly đầy đủ. Theo đó, các ca bệnh tiếp xúc gần đã kịp lây cho người tiếp xúc gần là gia đình họ, trong khi số lượng ca truy vết và lấy mẫu xét nghiệm dựa trên người tự nguyện đến xét nghiệm; Khi có vụ dịch trong cộng đồng, thời gian trả kết quả xét nghiệm chậm do số lượng mẫu vượt quá khả năng xét nghiệm của phòng thí nghiệm. Do đó, các ca dương tính chưa được điều trị cách ly vẫn có thể làm lây lan trong cộng đồng.

Thứ tư, nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly do số lượng người cách ly đông và số ca dương tính ngày càng tăng từ người nhập cảnh. Đồng thời, do quy trình lấy mẫu và trả mẫu xét nghiệm thường chậm (ít nhất 1 ngày mới có kết quả xét nghiệm để trả) làm tăng nguy cơ lây lan trong khu cách ly trong khi chờ kết quả.

Thứ năm, nguy cơ lây nhiễm từ người cách ly có thời gian ủ bệnh dài hơn 7 ngày. Quy trình xét nghiệm hiện nay xét nghiệm ngày thứ 7 có thể không phát hiện được các trường hợp có thời gian ủ bệnh dài hơn 7 ngày. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay có nhiều biến chủng SARS-CoV-2 có thể có thời gian ủ bệnh dài hơn 14 ngày.

Thứ sáu, nguy cơ lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị: việc sàng lọc người cơ nguy cơ cao chưa triệt để tại các bệnh viện; việc thực hiện giãn cách trong bệnh viện chưa nghiêm; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện một số nơi, một số kỹ thuật chưa phù hợp; chưa tiến hành xét nghiệm sàng lọc định kỳ cho cán bộ y tế khi có dịch trong cộng đồng để xác định ca bệnh chỉ điểm từ cộng đồng tới bệnh viện.

Thứ bảy, năng lực thu dung, quản lý điều trị chưa đủ đáp ứng khi dịch bùng phát và số lượng ca bệnh có tiến triển nặng tăng cao: nhân lực mỏng, mỗi ekip trực trong khu điều trị COVID-19 phải làm tới 1 tháng liên tục; năng lực chuyên môn về cấp cứu hồi sức (ví dụ: thở máy hạn chế số lượng máy thở ở cả 4 bệnh viện Đoàn tới chỉ có dưới 15 máy thở); thiếu phòng hồi sức cấp cứu tại các cơ sở điều trị COVID-19 cho bệnh nhân nhẹ; thiếu máy lọc máu hoặc có nhưng chưa biết sử dụng; danh mục thuốc chưa đủ chủng loại để điều trị hồi sức tích cực và bệnh nền…

Thứ tám, năng lực xét nghiệm, số lượng máy xét nghiệm ít (có 2 máy xét nghiệm phục vụ cho tỉnh Champasak và 4 tỉnh xung quanh) và chỉ định xét nghiệm hạn chế, chưa chủ động phát hiện những ca bệnh chỉ điểm trong cộng đồng và trong bệnh viện.

Tăng cường an toàn trước khi mở cửa trở lại

Chuyên gia Việt Nam hiến kế giúp ngăn chặn tái bùng phát dịch tại Champasak, Lào - Ảnh 4.

Đoàn làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Champasak đề xuất các giải pháp kịp thời để ngăn chặn tái bùng phát dịch ở địa phương này

Trước những nguy cơ và thách thức hiện hữu, để tăng cường sự an toàn đối với tỉnh cho toàn tỉnh Champasak trước đại dịch COVID-19 trước và sau khi mở cửa trở lại, Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đã đề xuất các giải pháp để kịp thời đối phó với đại dịch COVID-19, bao gồm:

Về công tác giám sát dịch tễ, Đoàn đề xuất địa phương cần tăng cường công tác điều tra truy vết thông qua tăng cường nhân lực và tập huấn cho các cán bộ đáp ứng nhanh RRT các cấp tỉnh đến huyện xã; xây dựng kế hoạch đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 đặc biệt trong bối cảnh có nhiều biến chủng vi rút COVID-19 tăng khả năng lây lan và tăng nặng trên thế giới.

Đối với công tác xét nghiệm cần tăng cường năng lực và công suất xét nghiệm của tỉnh. Trang bị thêm máy chiết tách tự động để nâng cao công suất của máy xét nghiệm Realtime-PCR; Xét nghiệm sàng lọc định kỳ cho nhân viên phòng chống dịch, cán bộ y tế các cơ sở điều trị COVID-19 và các cơ sở y tế khác; bổ sung chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân để đảm bảo tiêu chuẩn ra viện 2 lần xét nghiệm âm tính cách nhau 3 ngày; mở rộng các đối tượng được xét nghiệm khi có ca bệnh trong cộng đồng…

Về công tác bảo đảm vệ sinh môi trường phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng: Trang bị các thùng chứa rác có thành cứng và nắp đậy, túi chứa rác phù hợp theo qui định, khu lưu trữ rác thải tạm thời giêng biệt và khu xử lý rác thải lây nhiễm cần cách xa khu điều trị, khu dân cư; cải thiện môi trường các khu cách ly tập trung phòng chống lây nhiễm chéo; Cập nhật kiến thức xử lý rác thải lây nhiễm từ bệnh nhân COVID-19…

Về công tác bảo đảm an toàn phòng chống COVID-19 trong các cơ sở khám chữa bệnh: Xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chuẩn Bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19; thực hiện nghiêm công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly trong bệnh viện; tăng cường tập huấn và bảo đảm thực hiện đúng các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.

Về năng lực thu dung, quản lý điều trị ca bệnh: Tại các bệnh viện giao chức năng điều trị bệnh nhân vừa và nhẹ; cần bổ sung máy X-Quang di động; mỗi phòng bệnh ít nhất 1 máy đo SPO2. Trang bị một phòng cấp cứu, hồi sức cơ bản với máy monitor; bình ô xy, dụng cụ cấp cứu hồi sức tim mạch, hô hấp, nội khí quản và thuốc cấp cứu. Bổ sung các thuốc điều trị hồi sức cấp cứu cơ bản như adrenaline, noradrenaline, thuốc điều trị các bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường… 

Tại các bệnh viện giao chức năng điều trị ca bệnh nặng, cấp cứu ngoại khoa: Tăng cường năng lực cho nhân viên y tế, trong đó tăng cường huấn luyện thực hiện các kỹ thuật điều trị chuyên sâu như đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, theo dõi huyết động, lọc máu liên tục, ECMO; bổ sung bác sỹ chuyên khoa ngoại lồng ngực và tim mạch...

Phạm Hằng

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top