Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vĩnh Phúc đổi mới truyền thông về công tác dân số phù hợp với tình tình hình mới

Thứ tư, 15:52 04/01/2023 | Dân số và phát triển

GĐXH - Thời gian qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc tập trung đổi mới nội dung công tác truyền thông như: Nhân rộng các mô hình truyền thông hiệu quả, phù hợp với tình hình mới; tập trung vào tuyên truyền về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh...

Đổi mới nội dung truyền thông

Chi cục Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc luôn xác định công tác truyền thông có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận thức của mọi người dân trong việc thực hiện các chính sách dân số; Việc đổi mới công tác truyền thông, vận động về dân số là yêu cầu cần thiết trong công tác dân số trong tình hình mới. 

Chi cục đã tập trung đổi mới nội dung công tác truyền thông như: Nhân rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả, phù hợp với tình hình mới; tập trung vào tuyên truyền về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh... 

Bên cạnh đó, các hoạt động của Chi cục Dân số chú trọng tập trung tuyên truyền vào từng nhóm đối tượng như: Đối tượng tuyên truyền vận động bao gồm lãnh đạo Đảng, chính quyền, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý các cấp; Đối tượng truyền thông chuyển đổi hành vi gồm phụ nữ, nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ mang thai, bà mẹ mới sinh, vị thành niên và thanh niên, người cao tuổi; Đối tượng huy động từ cộng đồng là những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình... và đặc biệt lựa chọn ưu tiên truyền thông tại các vùng đặc thù như vùng mức sinh cao, vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao…

photo-1672820524420

Hội viên Hội nông dân các xã, thị trấn huyện Tam Đảo tham dự lớp tập huấn về công tác dân số

Năm 2022, Chi cục Dân số - KHHGĐ chú trọng tổ chức tuyên truyền nhiều nội dung với nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: Tổ chức trên 30 hội nghị truyền thông chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện có các xã có tỷ số giới tính khi sinh cao; Truyền thông về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh tại 29 Trường THPT; Tổ chức 2 lớp tập huấn về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh cho các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy tại các Trường THPT trên địa bàn tỉnh; 9 Hội nghị tuyên truyền cung cấp thông tin, kiến thức về mất cân bằng giới tính khi sinh cho 1.350 người là những người có uy tín trong cộng đồng,trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận; Truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ tại các xã có mức sinh cao... Từ đó đã thu hút hàng ngàn đối tượng là học sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi, những người uy tín trong cộng đồng, trưởng thôn, bí thư chi bộ và các đối tượng liên quan hưởng ứng tham gia nhiệt tình.

photo-1672820530743

Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại

Bên cạnh các hình thức  truyền thông trực tiếp, tư vấn nhóm, hội thảo, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, băng rôn,… công tác dân số ở Vĩnh Phúc cũng đặc biệt phát huy những tiện ích, lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, Internet và trên các nền tảng mạng xã hội để thích ứng với xu hướng phát triển.

Năm 2022 Chi cục Dân số - KHHGĐ tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh như: Đăng tải nhiều bài viết phản ánh về hoạt động công tác dân số trên Báo Vĩnh Phúc; Phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình xây dựng, phát sóng 12 phóng sự tuyên truyền về các chủ đề nhân các ngày sự kiện của ngành, tuyên truyền triển khai các hoạt động mô hình đề án công tác dân số. Tăng cường đăng tải các nội dung hoạt động công tác dân số  trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của Chi cục, trang fanpage của Chi cục. Nhờ đó, thông tin về công tác dân số được lan tỏa, triển khai đồng bộ từ tỉnh tới các huyện, thành phố với sự tham gia, hưởng ứng tích cực của cán bộ y tế, dân số các cấp và cộng đồng dân cư.

Nhận thấy kênh truyền thông hiện đại có sự lan tỏa mạnh mẽ, tác động lớn trong công tác truyền thông, năm 2022 Chi cục Dân số - KHHGĐ đã xây dựng và tổ chức được 04 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông trên phương tiện truyền thông hiện đại cho 281 cán bộ làm công tác truyền thông dân số của các huyện, thành phố và Trưởng trạm Y tế, viên chức dân số các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. 

Thông qua lớp tập huấn các học viên nắm được kiến thức cơ bản về cách viết tin, bài, chụp ảnh; sử dụng hình ảnh phù hợp với nội dung đối tượng muốn tuyên truyền; kỹ năng tương tác trên mạng xã hội; cách thức khai thác thông tin trên mạng xã hội, tránh việc đưa các thông tin sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng; cách bảo mật thông tin, tránh bị tấn công trên mạng. Từ đó giúp cho học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng để tự tin sử dụng trang mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền tại cơ sở nhằm đưa các thông tin về chính sách dân số tới người dân một cách nhanh nhất.

photo-1672820533901

Tập huấn bồi dưỡng kiến thức truyền thông trên phương tiện truyền thông hiện đại cho cán bộ dân số cơ sở

Nhằm tiếp cận và phát huy thế mạnh của trang mạng xã hội cho hệ thống cán bộ dân số cơ sở, năm 2022 Chi cục Dân số - KHHGĐ phát động, hướng dẫn cán bộ dân số cơ sở tham gia các cuộc thi do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phát động, thông qua các kênh truyền thông chính thức trên ứng dụng Fanpage Facebook, Zalo, TikTok, Youtube. 

Kết quả toàn tỉnh đã tham gia 4 cuộc thi và đạt được nhiều giải thưởng, cụ thể: Cuộc thi "Ngành Dân số đồng hành cùng cả nước phòng chống dịch Covid - 19" đạt 06 giải (01giải ba tập thể, 02 giải khuyến khích tập thể, 01 giải nhì cá nhân, 02 giải khuyến khích cá nhân). Cuộc thi ảnh/tranh vẽ "giữ tay sạch khuẩn hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới" đạt 5 giải thưởng (3 giải tập thể và 02 giải cá nhân). Cuộc thi chụp ảnh gia đình/quay clip gia đình cùng nhảy thể hiện thông điệp "Gia đình sạch khuẩn - Gắn kết yêu thương" đạt 03 giải khuyến khích (01 giải tập thể và 02 giải cá nhân). Cuộc thi "Sống chủ động - Cùng viết nên câu chuyện ngày mai", Hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/10/2022 đạt 02 giải khuyến khích (01 giải tập thể và 01 giải cá nhân).

Bà Đại Thị Phương Bắc, Phòng Dân số - Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch cho biết: "Thông qua các cuộc thi này, chúng tôi được nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội, biết cách sử dụng và phát huy được lợi thế của mạng xã hội từ đó sẽ giúp chúng tôi có thêm hình thức truyền thông mới nhằm lan tỏa rộng rãi thông điệp, nội dung về công tác dân số tới đối tượng trên địa bàn quản lý. Đồng thời, đây cũng là phương tiện để chúng tôi cập nhật, quản lý theo dõi các đối tượng thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, cũng như kịp thời cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho đối tượng.

Bà Bắc cũng cho biết thêm, hiện nay Phòng Dân số huyện Lập Thạch cũng đã thành lập các nhóm Zalo kết nối với các thành viên là cán bộ viên chức dân số xã, CTV dân số để trao đổi công việc, chia sẻ thông tin nội dung công tác tuyên truyền. Với phương châm "Mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên", cán bộ viên chức dân số, CTV dân số đã chủ động sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các thông điệp về dân số, cung cấp các thông tin về chính sách dân số để người dân trên địa bàn sớm được tiếp cận.

photo-1672820539253

Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức truyền thông trên phương tiện truyền thông hiện đại cho cán bộ dân số cơ sở

Công tác tuyên truyền luôn được xác định là một trong những giải pháp mũi nhọn trong việc thực hiện các chỉ tiêu dân số. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao nội dung, hình thức truyền thông đã và đang được ngành Dân số Vĩnh Phúc tích cực đẩy mạnh. Ông Đào Anh Thái - Chi cục trưởng, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác dân số và phát triển trong tình hình mới, thời gian tới Chi cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao nội dung, hình thức các hoạt động tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển. Nhằm đạt được mục tiêu giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số, hạn chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về quy mô, cơ cấu dân số trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Vĩnh Phúc cũng nhấn mạnh, để đạt mục tiêu đó công tác truyền thông về dân số cần được tập trung vào một số các nội dung sau:

Một là: Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển đảm bảo chất lượng, đổi mới về nội dung và hình thức.

Hai là: Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển; lồng ghép nội dung truyền thông dân số và phát triển vào các chương trình giải trí, thể thao, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tập trung khai thác, phát triển và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác.

Ba là: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp trong hệ thống dân số các cấp; phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số, y tế cơ sở nhằm hình thành và duy trì bền vững hành vi tích cực về dân số và phát triển trong các tầng lớp nhân dân. Tổ chức các cuộc thi, hội nghị biểu dương, hội thảo, mít tinh, tuyên truyền cổ động, diễu hành, nói chuyện chuyên đề nhân các ngày kỷ niệm về dân số. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tư vấn nhóm, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình của đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số, nhân viên y tế thôn.

Bốn là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ truyền thông các cấp trong hệ thống dân số và cán bộ truyền thông, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên ở các ban, ngành, các cấp. Cung cấp thông tin, cập nhật về dân số và phát triển, chính sách, pháp luật mới ban hành; Hướng dẫn nội dung truyền thông ưu tiên, thông điệp chuẩn của vấn đề, chủ đề về dân số cho các cơ quan truyền thông đại chúng, các cán bộ truyền thông dân số các cấp để cùng phối hợp thực hiện.


Hồng Lụa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top