Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách nhận biết "dấu hiệu sớm" cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thứ ba, 13:42 03/01/2023 | Sống khỏe

Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.

Các rối loạn chức năng và các triệu chứng đường tiêu hóa là bệnh khá phổ biến mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta đều gặp phải. Một trong những bệnh lý đó là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Có thể bạn đã gặp các triệu chứng của căn bệnh đó, hoặc cũng có thể đã mắc bệnh mà chưa được chẩn đoán.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.

Cách nhận biết "dấu hiệu sớm" cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 1.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Để kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.

Dưới đây, BS. Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - BV Bạch Mai, chỉ ra các biểu hiện của GERD và một số dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn nên biết.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

GERD có thể gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, không phải tất cả chúng đều có thể xuất hiện trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

- Ợ nóng thường xuyên, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng

- Cảm giác trào ngược dịch hoặc hơi dạ dày

- Đôi khi bệnh biểu hiện bằng tình trạng viêm họng tái diễn

- Khó nuốt, nuốt vướng

- Cảm giác nghẹn hoặc có khối u trong ngực, cổ của mình

- Buồn nôn, nôn

Cách nhận biết "dấu hiệu sớm" cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 2.

Các biểu hiện khác có thể nhầm với các bệnh lý hô hấp như:

- Tức ngực, đau ngực

- Hen, khó thở

- Ho khan kéo dài

- Thở khò khè, khò khử

- Khàn giọng hoặc mất giọng

Nếu triệu chứng về đêm nhiều, kéo dài có thể sẽ khiến bạn mất ngủ, suy nhược…

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bằng cách nào?

Việc chẩn đoán GERD thông thường không dựa trên các thăm dò hay xét nghiệm nào, mà dựa chủ yếu trên các triệu chứng của bạn trên cơ sở đã loại trừ các triệu chứng đau ngực nguy hiểm hay các bệnh lý khác của đường tiêu hóa.

Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc để xem liệu nó có làm giảm các triệu chứng của bạn hay không. Nếu đúng như vậy, điều này cũng là thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán GERD.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm do hay xét nghiệm giúp chẩn đoán GERD.

Các xét nghiệm chẩn đoán GERD bao gồm:

- Nội soi dạ dày thực quản

- Kỹ thuật đo pH - trở kháng thực quản 24 giờ

- Đo áp lực và nhu động thực quản

- Làm xét nghiệm Peptest

Tuy nhiên thật may mắn là không phải ai cũng cần đến thực hiện các phương pháp này.

Cách nhận biết "dấu hiệu sớm" cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 3.

Chế độ ăn uống để đề phòng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Ăn uống lành mạnh và khoa học không chỉ giúp ích cho dự phòng bệnh tật nói chung và GERD nói riêng.

Một số thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

Các thực phẩm giúp làm giảm acid trong dạ dày từ đó giúp giảm triệu chứng như: Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám và yến mạch.

Các loại thịt như: Thịt lạc, gia cầm và cá không chống chỉ định với người mắc GERD, tuy nhiên cách chế biến không đúng như quá nhiều chất béo, dầu mỡ, nấu chua… có thể làm bệnh có triệu chứng nặng hơn.

Các loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối.

Một số thực phẩm nên tránh và giúp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

Cà phê, bia rượu và các thức uống có gas như nước ngọt sẽ làm trướng bụng và gây ra triệu chứng nặng hơn cho người mắc bệnh.

Các món ăn, trái cây có vị chua sẽ làm tăng tiết dịch ở dạ dày, và điều này gây ra những tác hại không tốt cho người bệnh.

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp dự phòng GERD nói riêng và nó cũng giúp mỗi chúng ta có một sức khỏe toàn diện hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến gan, rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề hay gặp phải ở người sử dụng nhiều rượu bia. Vậy cụ thể mức độ ảnh hưởng của rượu bia với hệ tiêu hóa như thế nào và làm sao để cải thiện?

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 15 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Top