Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; xúc động hình ảnh đám cưới online, khách 4 điểm cầu nâng ly chúc mừng đôi trẻ

Thứ hai, 07:22 06/12/2021 | Thời sự

GiadinhNet - Hà Nội tiếp tục thay đổi kế hoạch cho học sinh trở lại trường, chỉ cho lớp 12 học trực tiếp; lễ cưới kết thúc bằng hình ảnh đôi bạn trẻ trao nhẫn cho nhau trong tiếng reo vui, chúc mừng đến từ họ hàng thân tộc, bạn bè thông qua những chiếc loa được gắn trên tường.

Tin sáng 5/12: Ca mắc COVID-19 lập đỉnh, Hà Nội có giãn cách trở lại?; xôn xao với mức thưởng Tết 'khủng' giữa khó khăn COVID-19 Tin sáng 5/12: Ca mắc COVID-19 lập đỉnh, Hà Nội có giãn cách trở lại?; xôn xao với mức thưởng Tết "khủng" giữa khó khăn COVID-19

GiadinhNet - Nếu người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch sẽ góp phần "chặn đứng" sự "leo thang" của dịch bệnh tại Hà Nội. Doanh thu sụt giảm gần một nửa so với năm 2020 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chi đậm để thưởng Tết cho công nhân.

Diễn biến phức tạp dịch COVID-19 ở Hà Nội

Số ca COVID-19 tăng cao, Hà Nội ứng phó ra sao?

Như đã thông tin, liên tiếp trong những ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận số ca dương tính SARS-CoV-2 rất cao, ở ngưỡng 400 - 600 ca/ngày. Trong đó cao nhất là ngày 4/12 với 628 ca bệnh.

Trao đổi với báo chí về việc tăng nhanh các ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố chuẩn bị các phương án, kịch bản cụ thể để luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch, tránh bị động, bất ngờ.

Hà Nội ghi nhận 462 ca COVID-19 mới, giảm gần 200 ca so với hôm quaHà Nội ghi nhận 462 ca COVID-19 mới, giảm gần 200 ca so với hôm qua

GiadinhNet - Trong 24h qua, Hà Nội đã ghi nhận 462 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó có 189 ca cộng đồng, giảm nhiệt so với 3 ngày qua.

Hà Nội "chốt" trước giờ G: Chỉ lớp 12 đi học trực tiếp, luân phiên 50%/ngày

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; sự thực tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron - Ảnh 2.

Hà Nội chỉ cho học sinh khối 12 đi học trực tiếp từ ngày 6/12


Trưa 5/12, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội thông báo điều chỉnh việc tổ chức dạy học trực tiếp. Sở đánh giá, trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh tại thành phố diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng đột biến so với thời gian trước, trong đó nhiều ca cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ không an toàn khi cho học sinh trở lại.

Vì vậy, từ 6/12, Sở quyết định cho học sinh khối 12 học trực tiếp trước, thực hiện theo nguyên tắc: 50% học sinh đến trường vào thứ hai, tư, sáu; 50% còn lại đi học vào thứ ba, năm, bảy.

Những ngày không học trực tiếp, các em học online. Những trường THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp thuộc địa bàn có cấp độ dịch 1 hoặc 2 được phép mở cửa.

Học sinh khối 9 tại 18 huyện, thị ngoại thành tiếp tục học trực tiếp như cũ, các khối còn lại học trực tuyến, trẻ mầm non nghỉ học tại nhà.

Trước đó, ngày 2/12, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề xuất của Sở về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 các trường THPT và các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại các đơn vị xã, phường, thị trấn của tất cả 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, được đi học trực tiếp từ 6/12. Ngày 3/12, Sở GD&ĐT có thông báo tới các trường để triển khai kế hoạch dạy học trực tiếp.

Hà Nội 'chốt' trước giờ G: Chỉ lớp 12 đi học trực tiếp, luân phiên 50%/ngàyHà Nội "chốt" trước giờ G: Chỉ lớp 12 đi học trực tiếp, luân phiên 50%/ngày

Theo đó, chỉ học sinh lớp 12 các trường THPT đi học trực tiếp, còn học sinh lớp 10 và 11 tiếp tục học trực tuyến.

Cận cảnh phong toả một phố cổ Hà Nội, đưa F0 đi điều trị

Chiều 5/12, toàn bộ phố Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) tạm thời bị cách ly y tế. Lực lượng chức năng đã đưa nhiều người đi cách ly. Trong đó, người lớn tuổi được cõng lên xe cứu thương.

Diễn biến dịch ngày 5/12: Cả nước có thêm 14.314 ca COVID-19 mới; Hà Nội đã lường trước số ca nhiễm tăng cao, sẵn sàng ứng phó - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng đã lập hàng rào tạm thời phong toả toàn bộ phố Hàng Thiếc

 

Diễn biến dịch ngày 5/12: Cả nước có thêm 14.314 ca COVID-19 mới; Hà Nội đã lường trước số ca nhiễm tăng cao, sẵn sàng ứng phó - Ảnh 2.

Người dân trong khu vực này được thông báo không ra khỏi nơi cư trú trừ trường hợp cấp bách

Diễn biến dịch ngày 5/12: Cả nước có thêm 14.314 ca COVID-19 mới; Hà Nội đã lường trước số ca nhiễm tăng cao, sẵn sàng ứng phó - Ảnh 3.

F0 là người cao tuổi được người nhà và lực lượng chức năng cõng lên xe chuyên dụng để đưa đi cách ly và điều trị

Đám cưới tổ chức online, khách 4 điểm cầu nâng ly chúc mừng đôi trẻ

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; xúc động hình ảnh đám cưới online, khách 4 điểm cầu nâng ly chúc mừng đôi trẻ - Ảnh 8.

Tổ chức lễ cưới trực tuyến nên cô dâu, chú rể vái vọng gia tiên, bố mẹ qua màn hình tivi, máy tính.

Quen biết rồi yêu thương nhau từ 2 năm trước, Trần Thư Hoàng (31 tuổi, TP.HCM) và Lê Nguyệt Tú Anh (29 tuổi, quê Bình Định) quyết định chọn ngày 30/11 làm lễ cưới.

Khi đã lên ý tưởng, mơ về một tiệc cưới ấm áp, vui vầy bên người thân, đôi bạn trẻ nhận tin TP.HCM, TP.Quy Nhơn (Bình Định) ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19.

Tú Anh và Thư Hoàng nhận định, nếu tổ chức hôn lễ, tiệc cưới bình thường sẽ rất nguy hiểm cho những người họ hàng lớn tuổi đến chung vui. Cả hai cũng tính đến việc mời cưới vào thời điểm này sẽ khiến bạn bè, người thân rơi vào tình thế khó xử.

Cuối cùng, đôi bạn trẻ đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của mọi người lên hàng đầu. Cả hai quyết định tổ chức lễ cưới trực tuyến tại một căn hộ ở TP.HCM. Thư Hoàng, Tú Anh bày tỏ nguyện vọng trên với cha mẹ đôi bên và đều nhận được sự cảm thông, đồng ý.

"Lễ cưới được phát trực tiếp thông qua ứng dụng zoom (nền tảng hội họp trực tuyến, cho phép nhiều người được kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa) trên điện thoại di động. Sau đó, điện thoại sẽ được kết nối với tivi để mọi người có thể theo dõi lễ cưới một cách chi tiết, rõ nét hơn", Tú Anh chia sẻ.

Sáng 30/11, Tú Anh, Thư Hoàng có mặt trong phòng khách rộng khoảng 10m2 ngập tràn hoa tươi và nến để chuẩn bị cho lễ cưới thiếu sự hiện diện trực tiếp của người thân. 10h30, chiếc máy tính tại đây được kết nối với các điểm cầu đã chuẩn bị sẵn.

Khi đường truyền ổn định, các màn hình hiện lên hình ảnh của bố mẹ, người thân hai bên gia đình cô dâu, chú rể, nghi thức lễ cưới của đôi bạn trẻ bắt đầu.

Dưới sự hướng dẫn của người chú ruột giữ vai trò MC tại đầu cầu Bình Định, Thư Hoàng, Tú Anh cúi lạy gia tiên, bố mẹ cùng các nghi thức khác theo truyền thống quan màn hình máy tính, tivi.

Lễ cưới kết thúc bằng hình ảnh đôi bạn trẻ trao nhẫn cho nhau trong tiếng reo vui, chúc mừng đến từ họ hàng thân tộc, bạn bè thông qua những chiếc loa được gắn trên tường.

Đến giây phút nâng ly chúc cô dâu chú rể kết thành vợ chồng, khách mời tại các đầu cầu đều đồng loạt nâng ly, chúc mừng đôi bạn trẻ. Không khí trong căn phòng trở nên rộn rã, tươi vui.

Dịch COVID-19 gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam khoảng 37 tỉ USD

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; sự thực tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho rằng dịch COVID-19 gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam trong năm 2020-2021 khoảng 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD - Ảnh: NAM TRẦN/Báo Tuổi trẻ

Đánh giá thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra hai năm 2020-2021, ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết ước tính 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.

Theo ông Phong, nếu giả định năm 2020-2021 không có đại dịch thì GDP của nền kinh tế Việt Nam tăng 7%, nhưng năm 2020, GDP tăng 2,91% và năm 2021 dự kiến tăng chỉ 2,5%.

Như vậy tính toán năm 2020, giá trị thiệt hại khoảng 160.000 tỉ đồng và năm 2021 là 346.000 tỉ đồng. Tính cả hai năm 2020-2021 cộng lại, số thiệt hại về mặt giá trị kinh tế khoảng 507.000 tỉ đồng theo giá năm 2010. Còn tính theo giá hiện hành, con số này lên tới 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.

Lãnh đạo Kiên Giang khẳng định tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron là bịa đặt

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; sự thực tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron - Ảnh 5.

Phú Quốc đón thành công hơn 200 khách Hàn Quốc đến du lịch theo hình thức sử dụng "hộ chiếu vaccine"

Ngày 5/12, trả lời báo Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết tin đồn trên các trang mạng xã hội về việc Phú Quốc có người nhiễm biến thể COVID-19 mới Omicron là bịa đặt, không đúng sự thật.

Theo ông Trung, hiện Sở Y tế Kiên Giang kiểm tra xác minh thì ở Phú Quốc không có ca nhiễm nào mắc biến thể COVID-19 mới Omicron như những lời đồn trên các trang mạng xã hội.

"Đây là thông tin thất thiệt, bịa đặt nhằm chống phá địa phương. Nhất là Phú Quốc đã và đang thực hiện thí điểm mở cửa đón khách quốc tế đến đảo ngọc du lịch. Hiện UBND tỉnh cũng phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tiến hành điều tra vấn đề trên", ông Trung nói.

Đà Nẵng: Lớp 1 ở 'vùng cam' chưa học trực tiếp

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; xúc động hình ảnh đám cưới online, khách 4 điểm cầu nâng ly chúc mừng đôi trẻ - Ảnh 11.

Ngày 6/12, học sinh lớp 1, 8, 9 sẽ được đến trường học trực tiếp.

Ngày 6/12, Đà Nẵng sẽ cho học sinh khối 1, 8, 9 đi học lại. Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến yêu cầu tạm dừng việc học trực tiếp của học sinh lớp 1 trên địa bàn phường, xã "vùng cam".

Ngày 5/12, Đà Nẵng ghi nhận thêm 78 ca mắc COVID-19, gồm 5 ca cách ly tập trung, 23 ca cách ly tại nhà, 7 ca trong khu phong tỏa và 43 ca chưa cách ly. Nhiều ca mắc trong cộng đồng lần này là công nhân, tiểu thương, nhân viên y tế...

Liên Chiểu là quận có số ca mắc nhiều nhất với 33 ca. Hiện quận này đã chuyển cấp độ dịch hai phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam từ cấp độ 2 (vùng vàng) lên cấp độ 3 (vùng cam). Như vậy, hiện tại toàn thành phố Đà Nẵng có 3 phường vùng cam, là hai phường nêu trên và phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê).

Theo kế hoạch, ngày 6/12, Đà Nẵng sẽ cho học sinh khối lớp 1, 8, 9 đi học lại. Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến yêu cầu tạm dừng việc đi học trực tiếp của học sinh lớp 1 trên địa bàn phường, xã "vùng cam".

Bà Kim Yến cũng lưu ý, đối với những phường, xã đủ điều kiện tổ chức cho học sinh lớp 1 đi học trở lại, cần thực hiện xét nghiệm cho giáo viên 1 lần/tuần, đồng thời khuyến cáo các giáo viên trong quá trình tham gia giảng dạy, hạn chế tối đa tiếp xúc nơi đông người, theo dõi sát tình hình sức khoẻ của bản thân để báo cáo kịp thời khi rơi vào trường hợp nguy cơ.

Y bác sĩ TP.HCM đi giúp miền Tây chống dịch 'để nói lời cảm ơn'

Tin sáng 6/12: Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở Hà Nội; sự thực tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron - Ảnh 6.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang chăm sóc cho bệnh nhân tại Trung đoàn 892 của An Giang - Ảnh: NVCC

Ngày 4/12, bác sĩ Nguyễn Đăng Quang - trưởng nhóm Bệnh viện dã chiến số 6, TP.HCM - cho biết ông cùng với 15 y, bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 6 "chi viện" An Giang gần 2 tháng nay để khám và điều trị các bệnh nhân COVID-19. Nơi này có 500 bệnh nhân COVID-19 đang được thu dung điều trị, trong số này có 2/3 bệnh nhân có bệnh nền, lớn tuổi.

"Gần đây số ca bệnh tại An Giang có giảm nhưng số ca bệnh nặng đang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân chính là do những người này lớn tuổi và có bệnh nền nhưng chưa tiêm vắc xin hoặc chỉ có 1 liều. Vài ngày gần đây hầu hết là người bị nhiễm có chuyển biến nặng đều trên 60 tuổi", bác sĩ Quang nói.

Theo bác sĩ Quang, nếu vắc xin phủ nhanh toàn dân và những người có bệnh nền được tiêm vắc xin đầy đủ thì sẽ giảm những ca bệnh nặng. Hiện tại những ca diễn biến nặng được chăm sóc ở đây đã ổn, không còn diễn biến nặng nữa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trên 80 tuổi sợ chích vắc xin nên khi bị nhiễm đưa vào đây đã quá trễ.

Bác sĩ Quang cho biết ông và nhiều anh em khác đã xa nhà từ 15/6 đến nay nên cũng quen rồi. Sau khi Sài Gòn ổn định, anh em tiếp tục chi viện cho các tỉnh miền Tây đến hôm nay. Đến thời điểm này, dịch bệnh ở An Giang đã cơ bản ổn. Các khu thu dung, điều trị đều có đầy đủ trang thiết bị phục vụ điều trị COVID-19 nên anh em cũng đỡ vất vả hơn.

"Lúc TP.HCM bùng dịch thì nhiều y, bác sĩ các tỉnh Bắc, Trung và Nam đã hỗ trợ rất nhiều. Vì vậy, khi dịch bệnh đã ổn ở TP.HCM, chúng tôi tình nguyện lên đường chi viện tiếp các tỉnh để xem như lời cảm ơn. Tôi là F0 đã khỏi bệnh và đã làm việc lâu nên nguy cơ nhiễm bệnh ít. Chỉ lo cho các anh em mới đi xa lần đầu nên tôi thường dặn dò các anh em phải cẩn thận hơn", bác sĩ Quang vui vẻ nói.

Còn ông Trần Quang Hiền - giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - cho biết An Giang được gần 50 y, bác sĩ của 3 đơn vị đến "chi viện" gồm Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM, Bệnh viện dã chiến số 6 và Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.

"Các y, bác sĩ của lực lượng chi viện đến An Giang chủ yếu hỗ trợ công tác thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19. Nhờ lực lượng này nên An Giang đỡ vất vả hơn nhiều. Vài ngày tới, đoàn nhân viên y tế thuộc Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM sẽ rút về do tình hình dịch bệnh tại TP đang có dấu hiệu tăng trở lại", ông Hiền nói.

Học sinh Hà Nội đi học lại

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

Thời sự - 7 phút trước

Những ngày gần đây, tại tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn gần ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. CSGT Hà Nội đã có những lý giải sự việc trên.

Tin sáng 19/3: Cuộc sống hiện tại của nữ bác sĩ thoát chết ngoạn mục vụ cháy chung cư mini; từ 1/7, người bao nhiêu tuổi phải thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước?

Tin sáng 19/3: Cuộc sống hiện tại của nữ bác sĩ thoát chết ngoạn mục vụ cháy chung cư mini; từ 1/7, người bao nhiêu tuổi phải thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - 7 tháng sau vụ cháy chung cư, nhịp sống của bác sĩ Nhung đã trở lại như trước, hiện con nhỏ được chị gửi ở quê nhờ bà ngoại chăm sóc; Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…

Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc mưa tầm tã khi không khí lạnh tràn về

Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc mưa tầm tã khi không khí lạnh tràn về

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét do không khí lạnh tràn về. Khu vực Bắc Bộ trong đó có Hà Nội nhiệt độ thấp nhất từ 12-18 độ. Vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.

Tìm thấy thi thể nữ sinh thứ 3 trong vụ việc thương tâm ở Bình Phước

Tìm thấy thi thể nữ sinh thứ 3 trong vụ việc thương tâm ở Bình Phước

Thời sự - 20 giờ trước

Nữ sinh thứ 3 trong vụ nhà máy thuỷ điện xả nước đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy vào chiều 18-3.

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng cục bộ sau gió mùa Đông Bắc gây mưa rét

Miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng cục bộ sau gió mùa Đông Bắc gây mưa rét

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Tới cuối tuần, phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng xuất hiện nắng nóng sau đợt gió mùa Đông Bắc.

Miền Bắc mưa to, rét đậm do không khí lạnh tràn về?

Miền Bắc mưa to, rét đậm do không khí lạnh tràn về?

Thời sự - 22 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh đang tràn về nước ta, miền Bắc sẽ chuyển mưa rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.

Mua và tiêu thụ vàng từ khai thác trái phép, các chủ tiệm có bị xử lý?

Mua và tiêu thụ vàng từ khai thác trái phép, các chủ tiệm có bị xử lý?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật sư, đối với đơn vị kinh doanh vàng mà mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ thì có thể bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Bình Phước: 3 nữ sinh bị nước cuốn trôi mất tích

Bình Phước: 3 nữ sinh bị nước cuốn trôi mất tích

Thời sự - 1 ngày trước

3 nữ sinh xuống lòng sông để chơi. Đến khoảng 16h, Nhà máy Thủy điện Cần Đơn xả nước. Nước dâng cao đã cuốn trôi 3 nữ sinh.

Hé lộ nguyên nhân vụ ô tô bán tải tông hàng loạt xe máy ở Bình Dương

Hé lộ nguyên nhân vụ ô tô bán tải tông hàng loạt xe máy ở Bình Dương

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo tài xế ô tô bán tải, chiếc xe mới mua vài tháng, do đạp nhầm chân ga dẫn tới tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Ông Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ông Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thời sự - 1 ngày trước

Bộ Chính trị quyết định điều động ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.

Top