Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại tòa nhà có bệnh nhân nhiễm virus zika: 1.200 người vẫn làm việc bình thường

Thứ sáu, 08:21 08/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Việt Nam hiện đã ghi nhận 2 trường hợp dương tính với virus Zika tại tỉnh Khánh Hòa và TPHCM việc 1 trong 2 trường hợp này là phụ nữ đang mang thai 2 tháng tuổi càng khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực phòng chống dịch và cung cấp thông tin kịp thời, sự lo ngại trong người dân đã phần nào lắng dịu. Các địa phương đều đã sẵn sàng chống dịch bệnh này.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã tổ chức giám sát, kiểm dịch y tế nhằm phát hiện sớm trường hợp hành khách nghi ngờ mắc bệnh như kiểm tra thân nhiệt từ xa. Ảnh: Đ.Hoàng
Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã tổ chức giám sát, kiểm dịch y tế nhằm phát hiện sớm trường hợp hành khách nghi ngờ mắc bệnh như kiểm tra thân nhiệt từ xa. Ảnh: Đ.Hoàng

Phun thuốc muỗi toàn bộ nhà ga sân bay

Theo ghi nhận, tính đến ngày 7/4, trên địa bàn TP Đà Nẵng chưa có ca nhiễm virus Zika nào. Tuy nhiên đây là địa bàn có sân bay quốc tế và cảng biển nên nguy cơ lây nhiễm rất cao. Để ứng phó với virus Zika, các ngành chức năng ở Đà Nẵng đang lên phương án sẵn sàng thu dung, điều trị nếu phát hiện bệnh nhân nhiễm virus Zika.

Tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng – nơi có nhiều chuyến bay quốc tế đến, đã triển khai phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực ga đến, đi quốc tế và nội địa để công tác phòng, chống dịch bệnh do virus Zika tại cửa khẩu đạt hiệu quả tốt nhất. Trung tâm khai thác ga cũng đã hỗ trợ triển khai các pano, tờ rơi truyền thông phòng, chống dịch bệnh.

Theo ông Phạm Trúc Lâm - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng thì Đà Nẵng đã thực hiện đúng và kịp thời các chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Sở Y tế Đà Nẵng về công tác đáp ứng, phòng chống dịch bệnh do virus Zika. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do virus tại cửa khẩu theo chỉ đạo của Sở Y tế Đà Nẵng. Ngoài ra, Trung tâm đã giám sát, kiểm dịch y tế nhằm phát hiện sớm trường hợp hành khách nghi ngờ mắc bệnh như kiểm tra thân nhiệt từ xa, quan sát tổng trạng chung. Triển khai điều tra muỗi Aedes Aegypti (trung gian truyền bệnh) tại khu vực cửa khẩu.

“Qua kiểm tra, tại nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng đã có sự xuất hiện của muỗi vằn Aedes Aegypti. Chúng tôi đã tiến hành phun thuốc tại khu vực trên. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng cũng khiến nghị thống nhất quy trình phối hợp giữa các cơ quan, đại diện, các hãng hàng không để xử lý y tế kịp thời đối với người và phương tiện nghi ngờ nhiễm bệnh… và tăng cường phối hợp thực hiện quy trình này”, ông Lâm cho biết.

Còn ông Dương Đức Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành sân bay quốc tế Đà Nẵng cho biết, sẽ phun thuốc diệt muỗi toàn bộ nhà ga và khu vực làm việc của nhân viên sân bay. Bên cạnh đó, sẽ đặt bẫy chuột, gián để triệt tiêu mầm bệnh.

Nhằm ứng phó với Zika, Bệnh viện Đà Nẵng đã lên kế hoạch ngay từ giữa tháng 3/2016. Bệnh viện đã chuẩn bị một tầng với 30 giường bệnh để thu dung bệnh nhân nhiễm virus Zika. Nếu bệnh nhân nào qua khám, cấp cứu mà chẩn đoán nghi ngờ nhiễm virus Zika thì sẽ được chuyển đến khu Y học nhiệt đới để theo dõi, điều trị. Nếu bệnh nhân biểu hiện triệu chứng nặng thì sẽ được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cho biết, Trung tâm đang mua sinh phẩm để xét nghiệm phát hiện virus Zika tại chỗ, dự kiến khoảng 1 tháng nữa sẽ về tới Đà Nẵng. Nếu phát hiện có mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm virus Zika thì phải gửi vào Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm.

“Chúng tôi đã lên phương án ứng phó với Zika bấy lâu nay. Tuy nhiên, để phòng loại virus này thì cách đơn giản nhất là diệt loăng quăng và muỗi. Ngành Y tế cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành để làm việc này. Đừng rầm rộ khi ra quân rồi sau đó lại thả một mình cho ngành Y tế lo. Vì vấn đề diệt loăng quăng và muỗi cần phải chung sức, chung tay cả cộng đồng”, BS Thạnh khuyến cáo.

Lắng dịu những căng thẳng

Còn tại TPHCM, trưa 7/4, BS Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho hay, đơn vị này đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ nơi ở (khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) và nơi làm việc (tòa nhà Petro Việt Nam, quận 1) của thai phụ nhiễm bệnh nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời nếu phát sinh thêm bệnh nhân. Tuy nhiên, theo BS Dũng, đến thời điểm này “tình hình vẫn êm ắng, không phát sinh tình huống nào khác”.

Người đứng đầu lĩnh vực Y tế dự phòng TPHCM cũng cho biết, bên cạnh hoạt động giám sát, công tác truyền thông – vận động người dân hiểu rõ hơn về virus Zika, cơ chế lây truyền và tác hại, nhằm giúp người dân thêm phần yên tâm tiếp tục cuộc sống với các sinh hoạt, công việc thường nhật. “Các khuyến cáo cùng hướng dẫn hành động cụ thể diệt loăng quăng cũng được các đơn vị thuộc Y tế dự phòng triển khai tích cực, mạnh mẽ tại nơi ở và làm việc của thai phụ nhiễm virus Zika”, BS Dũng cho biết thêm.

Hiện thai phụ nhiễm virus Zika vẫn đang được cơ quan y tế theo dõi chặt chẽ. Ngay sau khi thông tin thai phụ tại TPHCM nhiễm virus Zika (cùng một phụ nữ khác sinh sống tại Khánh Hòa) được Bộ Y tế loan báo chính thức, cộng với các động thái tăng cường phun xịt thuốc diệt muỗi của Trung tâm Y tế dự phòng diễn ra tại nơi ở và làm việc của thai phụ, đã khiến không ít người dân đang sống và làm việc cùng tỏ ra lo ngại. Tuy nhiên, đến thời điểm này mọi sự căng thẳng, lo lắng gần như lắng dịu.

Bà Nguyễn Thị Thanh Phượng - Ban Quản lý tòa nhà, nơi thai phụ nhiễm virus Zika làm việc cho hay, 1.200 người đang làm việc tại cao ốc này vẫn đang tiếp tục công việc bình thường. Riêng cộng đồng dân cư nơi thai phụ sinh sống, sau khi hiểu rõ hơn những vấn đề cốt lõi liên quan đến virus Zika nhờ nỗ lực truyền thông, cuộc sống với những sinh hoạt thường nhật vẫn tiếp diễn.

Sức khỏe hai bệnh nhân tiến triển tốt

Ngày 7/4, PGS. TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện sức khỏe của hai bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Zika tại Việt Nam ổn định, đang tiến triển tốt. Bệnh nhân mang bầu tuần thứ 8 ở quận 2, TPHCM vẫn đi làm bình thường, tiếp tục được theo dõi thai nghén.

Để giúp những phụ nữ mang thai đối phó với virus Zika, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời chăm sóc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do virus Zika. Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa – địa phương đã công bố dịch do virus Zika trên quy mô phường Phước Hòa (TP Nha Trang) – cũng vừa đề nghị Trung tâm y tế các huyện, thành phố điều chỉnh nhanh kế hoạch phòng, chống dịch Zika lên cấp độ 2, bên cạnh việc tích cực triển khai sớm chiến dịch toàn dân diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh do virus Zika tại các xã, phường; sau mỗi đợt ra quân phải tiến hành kiểm tra và đánh giá lại; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về cách phòng và điều trị bệnh…

T.Nguyên

Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Hà Nội rất lớn

TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và ký cam kết tăng cường phòng, chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết. TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện chưa ghi nhận ca bệnh nào nhiễm virus Zika.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Zika trên thế giới và trong khu vực, nhất là Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika, nguy cơ dịch bệnh này xâm nhập vào Hà Nội là rất lớn. Mặt khác, muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền bệnh do virus Zika lưu hành phổ biến tại Hà Nội. Hiện 584 xã, phường của thành phố đều có sự lưu hành muỗi Aedes. Tới đây, thời tiết mùa hè là điều kiện để muỗi truyền bệnh này phát triển.

Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ làm phát tán tác nhân gây bệnh từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác, nhất là Hà Nội - là đầu mối giao lưu của cả nước nên nguy cơ xâm nhập cao. Thêm vào đó, bệnh chưa có miễn dịch trong cộng đồng, 80% người nhiễm virus không có biểu hiện triệu chứng. Sự chủ động tham gia phòng, chống dịch của người dân tại một số quận, huyện, thị xã còn chưa tích cực…

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, thời gian qua, Hà Nội là địa phương xảy ra nhiều dịch bệnh do địa bàn rộng, đông dân cư, sự giao lưu giữa du khách trong và ngoài nước lớn. Do đó, nguy cơ dịch bệnh Zika xâm nhập vào Hà Nội cũng không loại trừ.

Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội có khả năng xét nghiệm virus Zika. Vì vậy, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, thời gian tới Hà Nội cần tiếp tục giám sát, tiếp tục lấy mẫu để tìm xem có virus này xâm nhập vào thành phố chưa, nhằm tìm biện pháp đối phó.

Ngoài ra, vào tháng 4 thời tiết nắng nóng cũng là mùa dịch sốt xuất huyết nên Hà Nội không triệt để phòng, chống thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ rất lớn. Riêng đối với việc phun hóa chất diệt bọ gậy, muỗi cũng phải đảm bảo đúng kỹ thuật mới hiệu quả. Ngay từ bây giờ, Hà Nội phải có sẵn kịch bản phòng, chống dịch Zika, nếu dịch xâm nhập sẽ phản ứng kịp thời.

T.Nguyên

Đ.Hoàng - Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 13 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 14 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top