Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí

Thứ năm, 15:57 19/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thời tiết bất thường và ô nhiễm không khí làm nhiều người đau ốm. Bác sĩ tư vấn cách tự bảo vệ mình thời điểm này, nhất là những người cao tuổi đang sống ở Hà Nội.

Ô nhiễm không khí và tác hại bệnh tật cho người già

Sau hơn 1 tuần hôn mê chồng bà N. T. A (Hà Nội) tỉnh dậy trong bệnh viện, khiến vợ và người thân òa khóc vì tưởng sẽ mất ông. Bà T.A chia sẻ, chồng bà làm tài xế xe ôm rong ruổi suốt trên đường nên hay bị viêm họng và thường tự mua thuốc kháng sinh uống. Hôm đó ông đang ngủ ông choàng tỉnh giấc vì nghẹt cứng họng… chỉ kịp lay vợ đưa đi cấp cứu và bất tỉnh.

Theo các bác sĩ, ông T có tiền sử hen, hay rong ruổi ngoài đường nhưng lại không đều đặn đeo khẩu trang. Trong khi thời tiết nhiều ngày nay hanh khô, lạnh và môi trường bị ô nhiễm không khí nặng nề (chỉ số chất lượng không khí liên tiếp ở mức 200 - 300 là mức nguy hại), khiến ông T. hít phải rất nhiều khí độc, phát bệnh trầm trọng và nếu không kịp cấp cứu có thể tử vong. 

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí  - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội năm 2019 lập nhiều kỷ lục. Ảnh: H.Q

Theo PGS - TS.BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), thời tiết thay đổi bất thường, ô nhiễm không khí rất độc hại, đặc biệt là nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên... khiến người cao tuổi bị ảnh hưởng sức khỏe, làm nặng thêm tình trạng của người có tiền sử mắc bệnh hen và bệnh tim. 

Ô nhiễm không khí gây bệnh tới tai mũi họng (viêm mũi họng dị ứng, hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi thường xuyên, ngứa họng, ho, khản tiếng, nói khó, đau rát họng…). Những người có bệnh lý hô hấp mạn tính (như phế quản, phế nang, tâm phế mạn, hen phế quản, viêm phế quản mạn, giảm chức năng phổi…) sẽ bị nặng ngực, ho nhiều về đêm giai đoạn đầu, sau đó ho liên tục cả ngày kèm theo khạc đờm… 

Người già rất nhạy cảm với bụi bẩn, và bụi mịn còn được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" thúc đẩy bệnh tật phát triển,

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí  - Ảnh 2.

Người già rất nhạy cảm với bụi vì là "sát thủ thầm lặng" gây đau ốm, bệnh tật. Ảnh minh họa.

Khuyến cáo người già tự bảo vệ mình trước nguy hại của thời tiết và ô nhiễm không khí

Để người già tự bảo vệ mình trong những ngày thời tiết bất thường, ô nhiễm không khí Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào khuyên người cao tuổi tự bảo vệ mình như sau:

- Khi trời lạnh giá, và những ngày ô nhiễm không khí ở mức nguy hại người dân cần tránh ra ngoài vào sáng sớm, đóng cửa sổ khi nhiều khói bụi và hạn chế ra ngoài, hạn chế ở ngoài trời lâu, nhất là người có tiền sử về bệnh hô hấp.

- Nếu ra ngoài cần luôn đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế lưu thông vào chỗ đường đông, hay bị ô nhiễm (như khu công nghiệp, đường cao tốc...). Chọn khẩu trang chống bụi loại có chỉ số KF80, 94 hoặc 99 (chỉ số càng cao càng lọc được nhiều bụi siêu mịn).

- Hạn chế đeo kính áp tròng bởi các hạt bụi có thể kẹt giữa con ngươi và mắt kính, dẫn tới hỏng giác mạc.

- Chăm rửa tay. Dùng nước sạch hoặc dung dịch nước muối để làm sạch mũi.

- Ăn uống cần bổ sung trái cây, rau quả giàu vitamin, chất khoáng, protein từ thịt, cá, trứng sữa... vào mâm cơm hàng ngày.

- Tăng cường uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày).

- Năng tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.

Bác sĩ tư vấn cách chống chọi với ô nhiễm không khí  - Ảnh 3.

Người già năng tập thể dục để có sức khỏe tốt. Ảnh minh họa.

- Tăng cường giải độc cho da bằng cách: Vận động để toát mồ hôi nhiều hơn. Hoặc tắm hơi, tắm nước có muối magie sunphat loãng để kích thích tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả, bài tiết chất thải ra ngoài (người có bệnh lý thận, tim cần có tư vấn bác sĩ trước khi dùng cách này).

- Làm sạch da bằng nước ấm. Hạn chế dùng xà phòng tắm để tránh làm bít kín các lỗ chân lông.

- Tuyệt đối không hút thuốc trong nhà, phòng làm việc.

- Khi có bất kỳ dấu hiệu về tai mũi họng, da, phổi... cần gặp bác sĩ để được chữa trị ngay.

Tốt nhất nếu có điều kiện, người cao tuổi nên chọn sống ở nơi thoáng nhất có thể, hoặc có nhiều cây xanh càng tốt cũng góp phần bảo vệ cơ thể trước thời tiết giá lạnh và không khí ô nhiễm. 

4 nhóm bệnh (đột quỵ, tim mạch, hô hấp, ung thư phổi) luôn nằm top 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trên toàn thế giới suốt nhiều thập kỷ qua. Thế giới có 7 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

Theo Tổ chức WHO ước tính, có đến 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, đó cũng là nguyên nhân gây ra 25% các ca tử vong do đột quỵ não, bệnh lý tim mạch và 43% các ca tử vong do bệnh lý hô hấp.

Bệnh hô hấp đến từ nhiều nguyên nhân, như hút thuốc, nhiễm khuẩn, bẩm sinh và cả ô nhiễm không khí.

Ngọc Hà


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 11 phút trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 12 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top