Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hậu quả thương tâm vì người lớn cho trẻ dùng thuốc sai cách

Thứ sáu, 14:02 16/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều trường hợp trẻ rơi vào tình trạng li bì, hôn mê, gặp nhiều di chứng, thậm chí tử vong do người lớn tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc dùng thuốc sai liều lượng cho phép.

Mới đây, Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhi 27 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do dùng thuốc hạ sốt Paracetamol quá liều.

Trước đó, bé đã sốt 4 ngày, sốt cao từng cơn, ho khò khè nên gia đình cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg x 4 viên/ngày. Bé đã uống thuốc được 4 ngày.

Những hậu quả thương tâm trẻ nhỏ phải gánh chịu chỉ vì người lớn cho dùng thuốc sai cách - Ảnh 2.

Bé 27 tháng tuổi nguy kịch vì dùng thuốc hạ sốt quá liều. Ảnh: BVCC

Tại bệnh viện, các bác sĩ đánh giá, đây là trường hợp bệnh nặng, tiên lượng tử vong nếu không được ghép gan. Sau khi được điều chỉnh các chức năng sống cơ bản, bệnh nhi được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.

Sự việc trên một lần nữa là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc cha mẹ trong việc sử dụng thuốc hạ sốt cho con nói riêng và các loại thuốc khác nói chung.

Theo ThS.BS Ngô Anh Vinh, Khoa Cấp cứu - Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương), mặc dù các phương tiện truyền thông đã khuyến cáo nhiều nhưng tình trạng bệnh nhi nhập viện do bố mẹ tự ý cho trẻ uống thuốc vẫn còn xảy ra.

Có một số bố mẹ khi thấy con sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy… đã tự ý cho con uống thuốc thay vì đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh mà không lường hết hậu quả gây ra cho đứa trẻ.

Bé 7 tháng tuổi nguy kịch vì bà cho uống thuốc cam chữa loét miệng

Ngay cuối tháng 6 vừa qua, một bé trai 7 tháng tuổi quê Thanh Hóa đã rơi vào tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài liên tục sau khi được bà nội bôi và cho uống thuốc cam chữa loét miệng. Bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.

Tại đây, qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ nhận định bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam. Bệnh nhi được lấy mẫu máu định lượng nồng độ chì. Kết quả nồng độ chì trong máu cao hơn mức cho phép hàng trăm lần.

Theo BS Đinh Thị Hồng, Khoa Cấp cứu - Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng. Ngoài ra, bé còn bị tổn thương gan, thiếu máu nặng.

Tử vong vì bố bôi rượu lên người để hạ sốt

Cũng trong tháng 6 vừa qua, tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc vừa báo cáo một thường hợp em bé 8 tháng tuổi tử vong sau khi sốt cao.

Trước đó, khi thấy con bị sốt cao, trong nhà lại không sẵn thuốc hạ sốt, người bố từng nghe nói có thể dùng rượu hoặc cồn cao độ thoa lên cơ thể để hạ sốt nên đã trực tiếp lấy rượu công nghiệp có sẵn trong nhà để chà sát lên cơ thể con.

Những hậu quả thương tâm trẻ nhỏ phải gánh chịu chỉ vì người lớn cho dùng thuốc sai cách - Ảnh 3.

Nhiều trường hợp trẻ gặp họa vì sai lầm của người lớn. Ảnh: TL

Trái với hy vọng hạ thân nhiệt như lời đồn, một lúc sau, em bé vẫn tiếp tục sốt cao và gần như rơi vào hôn mê, cơ thể không có phản ứng. Nghĩ bé đang ngủ say, người bố tiếp tục để cho bé nằm ở nhà.

Cho đến gần sáng ngày hôm sau, đứa trẻ vẫn im lìm. Quá hốt hoảng, gia đình vội đã đưa bé vào bệnh viện nhưng trên đường đi, em bé đã tử vong.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ kết luận, em bé 8 tháng tuổi đã tử vong do suy nội tạng và chết não. Nguyên nhân chính là do việc bôi cồn quá mạnh lên da em bé khi sốt cao dẫn đến sự việc đau lòng trên.

Trị ho, sốt bằng thuốc bắc, bé 2 tuổi tử vong

Cuối tháng 4/2019, một bệnh nhi 2 tuổi (trú tại TP.HCM) cũng đã tử vong trên đường đi cấp cứu vì bị biến chứng khi sử dụng thuốc bắc trị ho, sốt.

Theo lời người thân, trước đó, bé có triệu chứng ho khạc đờm, sốt và nôn ói. Bố mẹ bé đã đến một cơ sở y học cổ truyền để mua thuốc bắc cho bé uống. Tuy nhiên mới chỉ uống được 2 lần, bé đã liên tục đi cầu phân đen kèm máu tươi, sốt và ói nặng nề hơn.

Sau đó, bé rơi vào tình trạng không ăn uống được, liên tục nôn ói, môi và các đầu ngón tay tím tái. Dù được gọi xe cấp cứu để đưa đến viện nhưng khi các bác sĩ đến nơi, mọi thứ đã quá trễ. Đồng tử bé đã giãn quá nhiều. Dù các bác sĩ nỗ lực hồi sức tim nhưng vô vọng. Em bé đã không qua khỏi.

Bé 4 tháng ngừng thở vì bà dùng sái thuốc phiện chữa tiêu chảy

Cách đây không lâu, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận một trường hợp bé 4 tháng tuổi vào viện trong tình trạng khó thở, tím tái, hạ thân nhiệt, hôn mê và có cơn ngừng thở.

Sau khi thăm khám, cháu được chẩn đoán là suy hô hấp, hôn mê, hạ thân nhiệt trên tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Theo lời kể của người nhà, trước đó bé bị tiêu chảy, bà cháu đã cho ăn một ít sái thuốc phiện. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bé bị tím tái, ngừng thở là do thành phần thuốc phiện gây ức chế trung tâm điều khiển hô hấp làm trẻ ngừng thở, vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ.

N.Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 46 phút trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 48 phút trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 19 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Top