Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muốn phát triển, cần nghiên cứu từng “ngóc ngách” về dân số

GiadinhNet - Tìm ra những giải pháp, bằng chứng để có thể đưa ra các chủ trương, biện pháp quản lý và thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; đầu tư kinh phí để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng… là những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực nghiên cứu về Dân số và Phát triển giai đoạn 2018 – 2025” do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24/8 tại Vĩnh Phúc.


Nhiều vấn đề quan trọng về việc nâng cao năng lực về Dân số và Phát triển được đưa ra thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Nhiều vấn đề quan trọng về việc nâng cao năng lực về Dân số và Phát triển được đưa ra thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ thiết yếu

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu to lớn (duy trì mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay; cơ cấu dân số dịch chuyển tích cực; chất lượng dân số từng bước được nâng lên...) góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo TS Lê Cảnh Nhạc, để đạt được những thành tựu quan trọng kể trên, phải kể đến một phần đóng góp rất to lớn của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong việc cung cấp bằng chứng khoa học, đề xuất giải pháp cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành chương trình DS-KHHGĐ.

Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc cho biết thêm, công tác dân số hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức. Mặc dù chúng ta đã kiểm soát được mức sinh, bình quân 2,1 con trên cả nước nhưng mức sinh lại không đồng đều, biến động hết sức phức tạp giữa các vùng miền; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao tại nhiều địa phương trên cả nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đặt ra thách thức rất lớn trong việc ứng phó với già hóa dân số. “Tất cả những vấn đề trên đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà khoa học phải tiếp tục tìm ra những giải pháp, bằng chứng để có thể đưa ra các chủ trương, biện pháp để quản lý và thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới”, TS Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh.

Cũng theo TS Lê Cảnh Nhạc, Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, thực hiện Đề án Nâng cao năng lực nghiên cứu về Dân số và Phát triển.

Theo đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa Dân số và Phát triển, dân số thực sự là động lực cho phát triển; ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia về Dân số và Phát triển trong tình hình mới.

Cụ thể, giao Bộ Y tế đề xuất phương án điều chỉnh các yếu tố dân số để quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số được hài hoà, hợp lý, chất lượng dân số ngày càng cao phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm phát triển bền vững của từng địa phương và cả nước.

Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ y - sinh học nhằm tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh ngang tầm khu vực và thế giới; dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh đó, chú trọng các nghiên cứu tác nghiệp, phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, điều hành công tác dân số…

Nhiều khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học

Theo bản thống kê về thực trạng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số của các địa phương trên cả nước do TS Phạm Vũ Hoàng (Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu, Tổng cục DS-KHHGĐ) trình bày tại Hội thảo cho thấy, giai đoạn 2008 – 2016, Tổng cục DS-KHHGĐ có đề xuất 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nhưng không được phê duyệt. 1/55 đề tài cấp Bộ được duyệt và 12/26 đề tài cấp cơ sở được thông qua để thực hiện.

Tại địa phương, cũng trong giai đoạn 2008 – 2016, có 15 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh/thành phố và 400 đề tài cấp cơ sở được triển khai thực hiện. Trong đó, 49% số lượng đề tài tập trung vào tiêu chí quy mô dân số; 16,5% chất lượng dân số; 16% số đề tài về cơ cấu dân số. Còn lại là các đề tài về các tiêu chí truyền thông giáo dục; tổ chức cán bộ; chính sách pháp luật và quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dân số. Riêng tiêu chí phân bố dân số không có đề xuất nào triển khai nghiên cứu khoa học. Về nguồn kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu về công tác dân số tại các địa phương, thống kê cho thấy, ngân sách từ tuyến tỉnh là 60%; tuyến huyện chiếm 5%, còn lại 35% là kinh phí tự túc và xã hội hóa.

Theo TS Phạm Vũ Hoàng, hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của các địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, như về vấn đề kinh phí thực hiện, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hoặc chưa được đào tạo về nghiên cứu khoa học… Do đó, TS Phạm Vũ Hoàng khuyến nghị cần tăng cường xây dựng cơ sở nghiên cứu cấp Quốc gia về Dân số và Phát triển; hình thành mạng lưới nghiên cứu về Dân số và Phát triển tại Việt Nam cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về Dân số và Phát triển.

Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở các Bộ, ngành; tổ chức các Hội thảo, sinh hoạt khoa học hoặc phối hợp nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Ngoài ra, bố trí kinh phí, đa dạng hóa nguồn kinh phí đồng thời chú trọng triển khai nghiên cứu tác nghiệp đặc biệt là các vấn đề trọng tâm của công tác dân số trong tình hình mới.

Mỗi địa phương cần có những thứ tự ưu tiên riêng

Tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Đình Cử (Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em) cho biết, việc chuyển trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển thực chất là giải quyết mối quan hệ nhân quả, tương hỗ hai chiều giữa một bên là dân số và bên kia là phát triển. Theo GS Nguyễn Đình Cử, trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa 12, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề rất lớn và khó". Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra trong bối cảnh hiện nay là cần nghiên cứu những vấn đề gì để làm sáng tỏ Nghị quyết 21-NQ/TW và góp phần đưa Nghị quyết này vào cuộc sống. Từ đó, khuyến nghị các địa phương cần nghiên cứu sâu hơn đặc điểm dân số vùng miền để có thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết 21 đặt ra.

GS.TS Nguyễn Đình Cử cho biết thêm, do trình độ phát triển và thực trạng dân số ở các vùng, khác địa phương rất khác nhau nên các địa phương cần sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW (6 tiêu chí: mức sinh; tỷ số giới tính khi sinh; cơ cấu dân số vàng; già hóa dân số; phân bổ và nâng cao chất lượng dân số) sao cho hợp lý và hiệu quả.

Đồng quan điểm trên, GS.TS Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng ĐH Y tế Công cộng cũng cho rằng, mỗi địa phương cần có các chiến lược, thứ tự ưu tiên cũng như tổ chức các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương. Tránh làm ồ ạt, đại trà hoặc giống nhau giữa các tỉnh, sẽ khó thu được kết quả tốt nhất cho các địa phương.

Góp ý tại Hội thảo, ông Trần Đình Thuận, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La mong muốn trong thời gian tới, các nhà khoa học, các chuyên gia dân số trong cả nước tiếp tục có những công trình nghiên cứu mang lại ý nghĩa thiết thực hơn nữa đối với công tác dân số. Theo ông Thuận, các đề tài nghiên cứu cần đi sâu vào những vấn đề cụ thể tại từng địa phương, từ đó mới tìm ra được phương án giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Chẳng hạn, bản thân Sơn La và một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối như nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều. Do đó, đề tài nghiên cứu thực tiễn là phải “đánh trúng” vào khía cạnh này mới đem lại hiệu quả thực tiễn cao.

Tổng kết lại vấn đề, Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc cho biết, nâng cao năng lực nghiên cứu Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới. Do đó, cần tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dân số. Thời gian qua, chúng ta đã tạo ra “khoảng trống” trong việc nghiên cứu về phân bố dân cư, hay nói cách khác, những đề tài về di cư và phân bố cư dân ít được tiếp cận triển khai. Do đó, TS Lê Cảnh Nhạc đề nghị, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung ưu tiên vào việc nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn cụ thể của từng địa phương, chúng ta cũng không thể bỏ qua những công trình nghiên cứu cơ bản về các vấn đề liên quan đến dân số để đảm bảo công tác dân số được quan tâm một cách toàn diện nhất.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử (Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em): “Việc thực hiện nhiệm vụ chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển không chỉ có riêng ngành Y tế nói chung và Dân số nói riêng mà là của tất cả các ngành có liên quan đến dân số. Do đó, cần có bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả nhưng thích hợp với nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số và thực hiện lồng ghép yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển của đất nước. Theo đó, lồng ghép cần được coi là “từ khóa” trong công tác dân số giai đoạn hiện nay”.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top