Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Mong các bệnh nhân hợp tác với cán bộ y tế"

GiadinhNet - Theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, bên cạnh những người mắc COVID-19 có ý thức tốt, hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế để khắc phục những khó khăn thì vẫn còn không ít người thiếu ý thức. Họ xả rác vô tư qua các tầng lầu, dọc các hành lang. Họ la hét, họ đòi hỏi nhân viên y tế phục vụ cả những việc không chính đáng.

Mong các bệnh nhân hợp tác với cán bộ y tế - Ảnh 1.

Đêm khuya 21/7, PGS.TS Đỗ Kim Quế - Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đồng thời là Tổng chỉ huy Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP.HCM) đã có những chia sẻ tâm huyết từ "điểm nóng" ông phụ trách điều trị. 

PGS.TS Đỗ Kim Quế cho biết, ông đã trải qua 8 ngày làm việc tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 cùng với 97 bác sĩ và 187 điều dưỡng, kỹ thuật viên từ Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Thống Nhất. Hiện số bệnh nhân của Bệnh viện đã lên tới 3410 người.

Mong các bệnh nhân hợp tác với cán bộ y tế - Ảnh 2.

Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: BVCC

Ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8, các bác sĩ, điều dưỡng vốn quen với công việc hàng ngày là khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân, nay không quản nề hà, xắn tay áo dọn vệ sinh các phòng ở cho mình như những công nhân vệ sinh.

Sau 3 giờ cật lực dọn dẹp vệ sinh, tự tay lắp các giường xếp cho mình, họ bắt đầu mặc vào bộ đồ bảo hộ để tham gia nhận bệnh nhân theo đúng quy trình chống dịch bệnh COVID-19.

Ngoài công việc khám chữa bệnh và chăm sóc cho những trường hợp mắc COVID-19 họ còn làm thêm công việc đưa cơm, đưa hàng cứu trợ tới tận tay bệnh nhân. Bác sĩ P.T.A. hay bác sĩ T.H.V. đã mất hơn 2 giờ để tìm ra túi đồ ăn đặc biệt trong một núi hàng tiếp tế gửi vào bệnh viện cho một bệnh nhân chỉ ăn được duy nhất loại đồ ăn của người nhà gửi vào.

Hay như điều dưỡng Đ.T.H. đã nhường phần cơm của mình cho bệnh nhân đói lả vì nhập viện quá giờ phát cơm. Họ đã làm việc tới kiệt sức trong những bộ đồ bảo hộ.

Điều dưỡng Đ.V.Đ. làm nhiệm vụ chuyển bệnh nhân chuyển nặng lên bệnh viện tầng trên điều trị liên tục phải bỏ cả bữa cơm trưa và cơm chiều, về tới nơi nghỉ mệt lả vì đói khát, nóng. Vậy mà anh chỉ lo bệnh nhân không được điều trị kịp thời và sợ mình bị phơi nhiễm không đủ sức khỏe phục vụ người bệnh. 

Bên cạnh đó, PGS H., PGS Q. cả đêm liên lạc và trả lời điện thoại để điều phối, chỉ đạo nhận bệnh, chuyển bệnh, hội chẩn xử trí các trường hợp phức tạp…

Mong các bệnh nhân hợp tác với cán bộ y tế - Ảnh 3.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: BVCC

Cũng theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, rất nhiều cán bộ y tế đã xông pha nơi tuyến đầu vì người bệnh. Vì cộng đồng họ để lại con thơ, cha mẹ già ở nhà đi chống dịch. Đó là chị P.T.V. vừa nhận nhiệm vụ 1 ngày thì hay tin bố mất nhưng vẫn ở lại làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 1000 giường hay như chị L.Tr. vừa tới nhận nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến thì biết tin ông ngoại mất cũng không thể về chịu tang và đưa tiễn ông tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Đó là các dân quân tuổi đời rất trẻ, không quản ngại nắng mưa vận chuyển giường, bàn, ghế, thức ăn cho cán bộ y tế, cho bệnh nhân, hỗ trợ vận chuyển rác thải… Khuôn mặt, làn da ai nấy đều bị cháy nắng, mồ hôi nhễ nhại. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các em thợ điện, nước làm cả ngày đêm để hoàn thiện các phòng nhận bệnh.

Chưa kể các anh chị công nhân vệ sinh trong bộ quần áo bảo hộ làm nhiệm vụ thu gom và chở rác thải tới khu xử lý, dẫu biết rằng nguy hiểm, thiếu người nhưng họ vẫn cố gắng góp sức cho phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, bên cạnh những người mắc COVID-19 có ý thức tốt, hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế để khắc phục những khó khăn thì vẫn còn không ít người thiếu ý thức. Họ xả rác vô tư qua các tầng lầu, dọc các hành lang. Họ la hét, họ đòi hỏi nhân viên y tế phục vụ cả những việc không chính đáng.

"Chúng tôi thông cảm và thấu hiểu sự lo lắng của họ. Chúng tôi hiểu họ bị căng thẳng, lo âu khi mắc COVID-19, lo lắng cho người thân của họ. Các bác sĩ, điều đưỡng đã làm việc cật lực, đã giải thích, đã động viên để bệnh nhân hiểu được lợi ích của việc cách ly và chăm sóc tại các Bệnh viện Dã chiến thu dung Điều trị COVID-19 này. Nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng đã được phát hiện kịp thời và cấp cứu hiệu quả tại Bệnh viện dã chiến số 8 trước khi chuyển tới các bệnh viện điều trị COVID-19 tầng cao hơn", PGS.TS Đỗ Kim Quế nói.

Mong các bệnh nhân hợp tác với cán bộ y tế - Ảnh 4.

Theo PGS.TS Đỗ Kim Quế, bên cạnh những người bệnh COVID-19 có ý thức tốt, hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế để khắc phục những khó khăn thì vẫn còn không ít người thiếu ý thức. Ảnh: BVCC

PGS.TS Đỗ Kim Quế cho biết, ngày hôm nay, nhiều trường hợp sẽ được làm xét nghiệm PCR tại Bệnh viện Dã chiến số 8 và nếu có kết quả âm tính, họ sẽ được xuất viện về nhà. Với mô hình điều trị tháp 4 tầng tại TP.HCM, rất nhiều trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện.

"Chúng tôi mong các bệnh nhân cùng hợp tác với cán bộ y tế trong việc thực hiện các quy định 5K. Chúng tôi mong sao các bạn thu gom rác gọn gàng tại nơi để rác ở phòng mình, chỉ bỏ rác theo quy định, giúp cho nhân viên vệ sinh chuyển rác nhanh hơn, gọn hơn, khử khuẩn tốt hơn. Điều này sẽ giúp môi trường bệnh viện dã chiến trong lành hơn, để các bệnh nhân mau lành bệnh về nhà, dịch bệnh được đẩy lùi, giải tán bệnh viện dã chiến và trả lại công năng đích thực của các tòa nhà này.

Chúng tôi kêu gọi mọi người chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 quái ác này. Các bạn mắc COVID-19 khỏe mạnh có thể tình nguyện hỗ trợ quản lý các buồng bệnh, tham gia dọn dẹp khoa phòng mình đang nằm điều trị gọn gàng sạch sẽ, giúp đỡ bệnh viện bằng những khả năng chuyên môn sẵn có của mình.

Nếu mọi người dân đều ý thức được, thực hiện được các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của các chuyên gia y tế và chính quyền quy định thì dịch bệnh này sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Để TP.HCM trở lại sự năng động, phồn hoa vốn có, để Việt Nam phát triển thịnh vượng, để người mọi người dân Việt sống trong ấm no và hạnh phúc", PGS.TS Đỗ Kim Quế khẩn thiết mong mỏi.

Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 8 đặt tại tòa nhà khu tái định cư Bình Khánh (phường An Khánh, TP Thủ Đức) với quy mô khoảng 3.000-4.000 giường, nằm ở tầng 2 trong mô hình "tháp 4 tầng". Bệnh viện bắt đầu nhận bệnh nhân từ ngày 13/7. Quy mô Bệnh viện dã chiến số 8 tiếp nhận 3.000-4.000 ca mắc COVID-19. Phương tiện trang thiết bị tại đây đủ sức điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ đến trung bình.

Kim Vân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top