Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mệt mỏi với nỗi ám ảnh phải ‘đếm cừu’ cả đêm, làm sao để khắc phục?

Thứ ba, 20:03 30/08/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có như suy nhược thần kinh, loạn thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ…

Theo các bác sĩ, mất ngủ là một chứng bệnh thường gặp của thời hiện đại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của khoảng 1/3 dân số thế giới. Điều đáng nói, tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Ở Việt Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ đầu năm 2022 đã ghi nhận 40% bệnh nhân có triệu chứng ngủ không đủ thời gian, rất khó đi vào giấc ngủ và hay bị tỉnh giấc giữa chừng, ngủ đủ thời gian nhưng giấc ngủ không sâu và đầy mộng mị, mất ngủ trắng đêm.

Mệt mỏi với nỗi ám ảnh phải ‘đếm cừu’ cả đêm, làm sao để khắc phục? - Ảnh 1.

Nhiều người bị mất ngủ, khó ngủ, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa


Theo ThS.BS Vũ Văn Đại, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian gần đây, mỗi ngày, Khoa tiếp nhận hàng trăm trường hợp mất ngủ hậu COVID-19, bệnh nhân thường đến khám với nhiều hình thái khác nhau nhưng tựu chung vẫn là sự suy giảm về thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

"Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có như suy nhược thần kinh, loạn thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ, thiểu năng tuần hoàn não kinh diễn, thiếu máu cơ tim, đột quỵ não, đột quỵ tim…đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi", BS Đại thông tin.

Làm gì để điều trị mất ngủ?

Hiện nay, để trị liệu tình trạng mất ngủ, y học hiện đại thường kết hợp chặt chẽ giữa giải quyết nguyên nhân, điều trị cơ chế bệnh sinh và triệu chứng bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc chọn lựa và sử dụng các thuốc chống lo âu trầm cảm, an thần trấn tĩnh, thuốc ngủ…kết hợp với tâm lý liệu pháp, tư vấn thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao…

Tuy nhiên, trong không ít trường hợp hiệu quả đạt được chưa cao, chưa làm hài lòng bệnh nhân và thầy thuốc, nhất là việc sử dụng thuốc an thần, gây ngủ lâu dài hoặc lạm dụng còn dẫn đến những tác dụng không mong muốn và gây tình trạng quen thuốc, thậm chí nghiện thuốc.

Dưới góc độ y học cổ truyền, theo BS Vũ Văn Đại, để trị chứng mất ngủ có 2 nhóm biện pháp chủ yếu là dùng thuốc và không dùng thuốc. Cụ thể, dùng thuốc tùy theo thể bệnh mà lựa chọn các bài thuốc cổ như: Thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn mềm hoặc cứng, thuốc đan, thuốc tán hoặc bột thuốc.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới dạng món ăn - bài thuốc (gọi là Dược thiện) như trà thuốc, rượu thuốc, cháo thuốc, canh thuốc…mang đậm tính tự nhiên, rất dễ được cơ thể con người chấp nhận.

Một cách dùng thuốc khác để điều trị mất ngủ cũng được áp dụng phổ biến là dùng thuốc ngoài dưới hình thức xông, xoa, bôi, đắp, tắm, ngâm… "Nhiều phương thuốc được dùng để ngâm châm trước khi đi ngủ cũng đem lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện giấc ngủ", BS Đại cho biết.

Ngoài phương pháp dùng thuốc, theo BS Đại, để trị liệu mất ngủ, các thầy thuốc có thể thực hiện các thủ thuật như châm cứu (châm thường, điện châm, từ châm, laser châm, nhĩ châm, đầu châm, diện châm, điện xung trên huyệt..), xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ và hướng dẫn người bệnh thực hành các môn tập cổ truyền như tập khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền nhằm mục đích nâng cao chính khí, lập lại cân bằng âm dương, hoạt huyết thông mạch dưỡng tâm an thần

Theo các bác sĩ, để trị chứng mất ngủ, ngoài việc dùng thuốc và áp dụng các biện pháp tập luyện, người bệnh nên chú trọng tạo dựng một đời sống tinh thần cân bằng, thư thái; điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt ăn uống một các lành mạnh như: Không thức quá khuya và nên dậy sớm; không ăn quá no và không để quá đói vào bữa tối; hạn chế các chất kích thích; ưu tiên những đồ ăn, thức uống có tính chất an thần như chè hạt sen, long nhãn, canh lá vông, canh hoa thiên lý, trà tâm sen, trà lạc tiên, trà nụ hoa tam thất…

Đồng thời, xây dựng một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ dành cho bản thân như: Tắm nước ấm; uống nước ấm; dành vài phút thiền định để giúp cơ thể và tâm trí được thư giãn; nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng; dành thời gian đọc sách…

Đặc biệt, cần tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử khi lên giường đi ngủ, bởi chúng có thể làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 18 phút trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 17 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Top