Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại chất béo này đang gặm nhấm sức khỏe hàng ngày mà bạn không biết!

Thứ tư, 15:38 31/01/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, chúng được tạo ra khi thêm hydrogen (H+) vào dầu thực vật dạng lỏng nhằm chuyển dầu sang dạng rắn, khiến các động mạch quanh tim bị tắc nghẽn.

6 tác dụng phụ của chất béo đối với sức khỏe não bộ6 tác dụng phụ của chất béo đối với sức khỏe não bộ

Nhận thức về tác dụng phụ của thực phẩm béo đối với sức khỏe não bộ có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn.

Tác hại khôn lường của chất béo chuyển hóa

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây kêu gọi các quốc gia tiếp tục theo đuổi mục tiêu hạn chế chất béo gây hại để ứng phó với những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Năm 2018, WHO kêu gọi loại bỏ chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới vào năm 2023, do có nhiều bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân gây ra 500.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Mục tiêu này không đạt được và được lùi lại đến năm 2025.

Loại chất béo này đang gặm nhấm sức khỏe hàng ngày mà bạn không biết! - Ảnh 2.

Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 53 quốc gia, chiếm 46% dân số thế giới, đang thực hiện các chính sách tối ưu để hạn chế chất béo độc hại này, tăng từ 11 quốc gia và tỷ lệ 6% vào năm 2018. WHO ước tính khoảng 183.000 người được cứu sống mỗi năm nhờ các chính sách này.

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, chúng được tạo ra khi thêm hydrogen (H+) vào dầu thực vật dạng lỏng nhằm chuyển dầu sang dạng rắn, khiến các động mạch quanh tim bị tắc nghẽn. Chúng thường được sử dụng trong thực phẩm đóng gói, bánh nướng, dầu ăn và các loại đồ phết như bơ thực vật. Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng chất béo chuyển hóa vì chúng có thời hạn sử dụng lâu hơn và rẻ hơn một số chất béo thay thế.

Thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa?

Bơ, sữa, thịt động vật...là những thực phẩm có chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa, tuy nhiên, những chất béo chuyển hóa tự nhiên này lại không có khả năng gây hại cho sức khỏe bằng tác hại chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại. 


Loại chất béo này đang gặm nhấm sức khỏe hàng ngày mà bạn không biết! - Ảnh 3.

Thực phẩm chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại gây hại cho sức khỏe

Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể là: Bánh quy ngọt; Khoai tây chiên; Nước trộn xà lách; Bơ thực vật (margarine); Dầu Shortening; Bánh quy giòn

Ăn gì để không sử dụng phải chất béo chuyển hóa?

Để tránh tác hại chất béo chuyển hóa thì lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ sử dụng 0g chất béo chuyển hóa. Theo lời khuyên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì lượng calo mỗi ngày của mỗi người đến từ chất béo chuyển hóa không nên nhiều hơn 1% tổng lượng calo. Do đó, nếu nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì chỉ nên ăn ít hơn 2g chất béo chuyển hóa mỗi ngày.

Loại chất béo này đang gặm nhấm sức khỏe hàng ngày mà bạn không biết! - Ảnh 4.


Một điều rất may mắn là sự phá hoại do chất béo chuyển hóa gây ra lại có thể được đảo nghịch bởi chế độ ăn uống lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các cây họ đậu, yến mạch hoặc các loại rau có lá xanh và các chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu... sẽ giúp sản xuất các chất chống oxy hóa và các chất chống viêm nhiễm, giảm tác hại của chất béo chuyển hóa lên cơ thể.

Loại chất béo này đang gặm nhấm sức khỏe hàng ngày mà bạn không biết! - Ảnh 5.


Do vậy, để tránh sử dụng phải chất béo chuyển hóa thì không có cách nào khác ngoài việc tự xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tự nấu ăn, thêm nhiều trái cây, rau quả vào chế độ ăn hàng ngày thay vì những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.


Đặc biệt, để tránh cho cơ thể phải tiêu thụ chất béo chuyển hóa, mỗi người nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều loại chất béo này như thức ăn nướng, đồ ăn vặt, đồ ăn chiên xào, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, bơ thực vật... mà hãy dùng bơ thực vật lỏng hoặc dầu thực vật thay thế.

Thực phẩm có khả năng đốt cháy chất béo

Không chỉ tăng cân, đây là những nguy cơ bạn phải đối mặt khi ăn quá nhiều chất béoKhông chỉ tăng cân, đây là những nguy cơ bạn phải đối mặt khi ăn quá nhiều chất béo

Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân, điều này rất rõ ràng. Nhưng bạn có biết, tiêu thụ nhiều chất béo còn có thể kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 10 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top