Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia Lai: Gieo chữ trên đỉnh núi Pyầu

Thứ năm, 09:05 27/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Để mang con chữ đến với các học sinh trên đỉnh núi Pyầu (làng BYầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), các thầy cô phải vượt qua muôn vàn khó khăn, vất vả. Đã có những giọt mồ hôi, thậm chí là máu của thầy cô đổ xuống để mang đến con chữ cho những trẻ em rẻo cao.


Làng Pyầu nằm trên đỉnh núi cheo leo.     Ảnh: Sỹ Quang

Làng Pyầu nằm trên đỉnh núi cheo leo. Ảnh: Sỹ Quang

Nhọc nhằn lên đỉnh núi Pyầu

Vào buổi sớm tinh mơ một ngày cuối tháng 9/2018, khi trời còn mờ trong sương khói đoàn chúng tôi bắt đầu chính phục đỉnh núi Pyầu bằng những chiếc xe máy đã cũ. Con đường lên đỉnh núi Pyầu với dốc núi thẳng đứng, cheo leo không những thế cơn mưa tối qua cũng khiến con đường trơn như đổ mỡ.

Chiếc xe máy ì ạch leo lên những con dốc cao, sâu hun hút bên cạnh là vực thẳm. Đường trơn trượt, đi không quen nên chuyện “vồ ếch” với chúng tôi là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù những thầy cô nơi đây thường xuyên vẫn đi qua con đường này nhưng cũng khó lòng tránh khỏi những cái bẫy trên đường. Quần áo cả đoàn ai nấy đều lấm lem bùn đất.

Chỉ mới đi được một quãng ngắn, người chỉ đường của chúng tôi gọi vọng về phía cả đoàn: “Có ai bị té gì không. Nếu có gọi to lên để cả đoàn biết mà dừng lại hỗ trợ nhé. Quãng đường còn xa và nhiều hiểm trở lắm”.

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình với những đoạn đường khó khăn, nhiều lần qua đoạn sình lầy cả đoàn phải xuống đi bộ rồi cùng nhau đẩy xe. Vừa đi, người chỉ đường vừa tâm sự: “Trời nắng thì không sao chứ mưa xuống khổ lắm các cô chú ạ. Sình lầy, trơn trượt, những người muốn lên được Pyầu phải “đo đường” thường xuyên. Sau bao nhiêu lần ngã trên con đường này, tôi rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân mình. Cách tốt nhất khắc phục ngã xe là đi xuống dốc không được đạp phanh gấp, sẽ bị trượt, mà gài số 1 để xe máy từ từ chạy. Phải bình tĩnh, không nhìn xuống vách núi. Khó khăn là vậy, nhưng chẳng thầy cô nào nản lòng và có suy nghĩ từ bỏ nghề cao cả này, chắc vì thương bọn trẻ quá”.

Khi xe lên dốc cao, thẳng đứng, chúng tôi phải để xe ở số 1 rồi rà chân xuống đường để giữ thăng bằng, tránh ngã. Tuy nhiên, con đường như muốn níu chân mọi người khi đất cứ bám chặt vào bánh xe. Nhiều lần phải có người đẩy, xe mới chịu vượt dốc.

Sau 2 giờ đồng hồ gồng mình đi trên con đường hiểm trở, qua vài lần nghỉ dọc đường, cuối cùng cả đoàn cũng có mặt trên đỉnh núi Pyầu. Mặc dù ai cũng mệt, mồ hôi nhễ nhại nhưng đôi mắt của các thầy cô luôn ánh lên niềm vui và sự hạnh phúc. Hiện ra trước mắt cả đoàn là ngôi làng nhỏ với màu xanh bao phủ xung quanh những căn nhà ván đơn sơ, chi chít lổ hổng nằm chơi vơi trên đỉnh núi. Ngôi làng vắng bóng người bởi từ tờ mờ sáng người lớn nơi đây đã đi làm nương rẫy. Những đứa trẻ trong làng với bộ quần áo cũ nhàu cũng í ới nhau đến trường, bỏ lại ngôi làng yên bình, lặng lẽ.

Lớp học trên đỉnh núi


Các học sinh vui mừng khi có sách vở mới.

Các học sinh vui mừng khi có sách vở mới.

Sau khi lên đến điểm trường, các thầy cô tranh thủ nghỉ ngơi rồi phân công nhau người nấu nướng, người dọn dẹp lại căn phòng sau vài ngày bỏ trống. Do là ngày đầu tuần nên thức ăn của các thầy cô cũng có phần đủ đầy hơn những ngày sau.

Tâm sự với chúng tôi, cô Lê Thị Hằng (SN 1991, giáo viên lớp 1 2) cho biết, từ nhà cô lên đến điểm trường hơn 100km. Những hôm nào khỏe, cô một mình chạy xe máy lên thị trấn Mang Yang rồi đợi các thầy cô khác cùng lên. Còn những hôm mệt, cô bắt xe lên trung tâm rồi cùng các thầy cô lên điểm trường Pyầu chứ đi một mình khó lòng có thể lên nổi.

Cô Hằng cho hay mặc dù quãng đường đi rất khó khăn, bên cạnh đó lại có 2 con nhỏ ở nhà (cháu lớn 3,5 tuổi, cháu út 2 tuổi) nên quãng thời gian đầu với cô rất vất vả. Nhưng do thương học sinh, muốn cho các em tiếp cận gần hơn với con chữ nên cô đành gạt qua nỗi nhớ nhà, nhớ con. “Hiện nay có một mình bà ngoại ở nhà với 2 cháu, còn ông bà nội ở Quãng Ngãi. Do đó, tôi phải gửi con ở trường gần nhà, cứ thứ Hai đi rồi cuối tuần về với các con. Thương bà, nhớ các con lắm nhưng đành chịu, vẫn phải lo cho các em học sinh trên này học hành đến nơi đến chốn”, cô Hằng tâm sự.

Cũng theo cô Hằng, do điểm trường làng Pyầu cách xa trung tâm nên đầu tuần các thầy cô mua thức ăn lên, chủ yếu là đồ khô. Cô nhớ những hôm mang thịt cá tươi sống lên tuy nhiên, do đường đi khó khăn nên thịt cá cũng rơi hết.

“Các thầy cô đi hầu như ai cũng té ngã, không nhiều thì ít thôi. Tuy nhiên các em học sinh đi học đều, không phải đi vận động nên đó cũng là động lực để mình đi dạy mỗi ngày. Lên đây giảng dạy các em nên mình cũng thấy thương và muốn gắn bó, giảng dạy các em nhiều hơn nên mọi khó khăn, khổ cực đều vượt qua được hết.”, cô Hằng đưa ánh mắt về phía xa nói.


Nơi sinh hoạt, tá túc của các giáo viên điểm trường Pyầu.

Nơi sinh hoạt, tá túc của các giáo viên điểm trường Pyầu.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, cô Đặng Thu Hiền (giáo viên lớp 3 5) cho hay, năm 2011, cô cũng được luân chuyển lên dạy tại điểm trường Pyầu. Đến năm nay (2018-PV), cô tiếp tục được bố trí dạy tại đây. Cô tâm sự, thời gian đầu khi mới lên dạy, nhìn con đường lên khó khăn cực khổ, nước mắt cô cứ lăn dài. Tuy nhiên, dần dần được các thầy cô động viên an ủi và nhìn những gương mặt ngây thơ, non nớt của các em học sinh khiến cô ngày một mạnh mẽ hơn.

“Cứ đầu tuần tôi đưa con vào với bố, rồi cuối tuần, sau khi kết thúc tiết dạy tôi lại về đón con. Những hôm nhớ con, nhớ chồng chỉ biết gọi điện về nghe giọng con. Nhiều khi con nhớ mẹ, con khóc, tôi xót xa và thương con lắm nhưng cũng phải chịu. Thương các em nên mình phải cố gắng thôi, các em học sinh nơi đây rất cần các thầy cô”, cô Hiền nghẹn ngào nói.

Thầy giáo Nguyễn Văn Đắc - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lơ Pang cho biết, tại điểm trường Pyầu có 63 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó có 2 lớp ghép với 3 giáo viên được điều động từ các điểm chính Trường tiểu học Lơ Pang lên đây để dạy cho các em.

Thầy Đắc cho hay, các thầy cô dạy tại điểm trường này mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng. Các thầy cô đều có con nhỏ nên rất vất vả và khó khăn trong quãng thời gian dạy học trên Pyầu. Đồng cảm với những giáo viên nên sau mỗi năm học, trường lại cố gắng điều chuyển để các thầy cô khác luân phiên thay thế.

Hồ Sỹ Quang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Trên đường chở bạn bằng xe mô tô về thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh), xe của T.T.T bất ngờ đâm vào dải phân cách cứng dẫn đến cả 2 bị thương, vong.

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Hiện trên địa bàn TP còn có 11 điểm khi xảy ra mua lớn từ lưu lượng 50mm/h đến 70mm/h sẽ xảy ra ngập úng, 19 điểm úng ngập khi mưa lớn từ 100mm/h trở lên gây quá tải hệ thống thoát nước.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người thiệt mạng ở Đồng Nai, cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin mới nhất về vụ việc.

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Pháp luật - 5 giờ trước

Hiền bị truy nã về tội: "Hiếp dâm trẻ em" và bị công an bắt giữ sau 12 năm lẩn trốn.

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 6 giờ trước

Xuất thân gia đình nhà nông, phải vay tiền theo đuổi giấc mơ đại học, Trần Thế Dương tốt nghiệp điểm GPA cao nhất, tốt nghiệp sớm Đại học Bách khoa Hà Nội 2024.

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, Luật Đất đai 2024 quy định khá rõ về căn cứ, điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở. Đây được xem là những thông tin quan trọng, thiết thực mà mọi người dân nên biết và tận dụng.

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Tận dụng sự hiểu biết về công nghệ thông tin, Hưng lập nhiều trang web, biến đó thành một dạng “sàn” giới thiệu các cô gái hành nghề mại dâm.

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Điểm chú ý, Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi cao nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 10/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Top