Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạnh phúc đong đầy trong những gia đình toàn con gái

Chủ nhật, 11:33 11/10/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái vẫn có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Đơn giản với họ, con nào cũng là con và sinh con ra khỏe mạnh đã là một điều may mắn…

Hạnh phúc khi sinh con gái

Đến thôn Cầu, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội hỏi gia đình anh Nguyễn Ngọc Đức và chị Lê Thị Chín có lẽ ai nấy đều cảm thông bởi hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, éo le.

Anh Đức là con trai út trong gia đình có 3 anh chị em nhưng may mắn không mỉm cười với gia đình anh khi hai anh chị đầu đều bị bệnh tâm thần nặng, phải chăm sóc suốt đời. 

Bản thân anh Đức, chị Chín sức khỏe không được tốt nên công việc cũng bấp bênh, thu nhập thấp. Gánh nặng dồn lên vai vợ chồng anh khi vừa phải bươn chải lo cho cuộc sống vừa phải chăm sóc phụng dưỡng mẹ già và anh chị tật nguyền.

Hạnh phúc đong đầy trong những gia đình toàn con gái - Ảnh 1.

Gia đình chị Chín luôn hạnh phúc khi có hai cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi và hiểu chuyện. Ảnh: N.Mai

Cuộc sống khó khăn là thế nhưng trong ngôi nhà đơn sơ còn dở dang chưa hoàn thiện, vợ chồng anh luôn hạnh phúc khi có hai cô con gái là Nguyễn Thị Đức Hạnh (SN 2003) và Nguyễn Thị Đức Loan (SN 2006) rất chăm ngoan, học giỏi và vô cùng hiểu chuyện.

Đức Hạnh 11 năm liền giành danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và đạt thành tích cao trong các cuộc thi của trường và thành phố. Em gái Đức Loan cũng là tấm gương sáng chăm ngoan, học giỏi của lớp. Ngoài thời gian học tập, hai em còn phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng, việc nhà và chủ động giúp chăm sóc hai bác bị bệnh nằm một chỗ.

Tâm sự về việc sinh hai cô con gái, chị Chín cho biết: "Vợ chồng tôi luôn quan niệm, con nào cũng là con nên không đặt nặng chuyện con trai hay con gái. Khi sinh bé thứ hai, chúng tôi quyết định dừng lại để tập trung làm ăn và nuôi dạy con".

Theo chị Chín, điều may mắn hơn với vợ chồng chị là dù anh Đức là con trai duy nhất lập gia đình, sinh con nhưng vợ chồng chị không bị áp lực phải sinh con trai "nối dõi tông đường". Chính mẹ chồng chị cũng luôn động viên vợ chồng chị sinh đẻ có kế hoạch, nên dừng lại ở hai con.

"2 đứa cháu gái là hai hòn vàng tặng cho tôi rồi", bà Nguyễn Thị Xuân – mẹ chồng chị Chín tự hào chia sẻ về hai đứa cháu gái của mình.

Hạnh phúc đong đầy trong những gia đình toàn con gái - Ảnh 2.

Ông Lộc xúc động khi các cháu dù mồ côi bố mẹ sớm nhưng rất ngoan ngoãn, nỗ lực vươn lên đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Ảnh: N.Mai

Cũng như bà Xuân, gia đình ông Đào Tuấn Lộc (đội 10, thôn An Phú, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa) rất tự hào khi có hai đứa cháu gái ngoan ngoãn, học giỏi.

Con trai và con dâu không may qua đời do tai nạn và bệnh tật từ năm 2006, 14 năm qua, hai vợ chồng ông Lộc một tay nuôi dưỡng, chăm bẵm hai cháu gái nhỏ Đào Nhật Anh (SN 2003) và Đào Huyền Trang (SN 2004) khôn lớn.

Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn, thương ông bà vất vả, hai chị em Nhật Anh và Huyền Trang luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Đặc biệt, Nhật Anh nhiều năm liền là học sinh giỏi toàn diện, học sinh nghèo vượt khó, đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi.

Cầm tập giấy khen mà các cháu đã nỗ lực đạt được, cả ông Lộc và bà Vạn – vợ ông đều không giấu được sự xúc động. Ngoài 70 tuổi lại mắc bệnh hiểm nghèo, vợ chồng ông Lộc chỉ mong các cháu tiếp tục cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này thành người có ích cho xã hội, như vậy, ông bà cũng yên lòng.

Cùng chung niềm hạnh phúc khi có con gái, gia đình anh Lê Quang Vinh và chị Nguyễn Thị Sinh (Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) hài lòng với những gì mình đang có. Kết hôn muộn khi tuổi đã ngoài 40, anh Vinh không nghĩ rằng, mình lại có hai cô con gái ngoan ngoãn, thông minh, học giỏi đến thế.

Hạnh phúc đong đầy trong những gia đình toàn con gái - Ảnh 3.

Anh Vinh thấy hãnh diện vì con gái giỏi giang. Thời gian rảnh, anh thường dạy con chơi đàn. Ảnh: N.Mai

Tuy bận rộn với công việc nhưng vợ chồng anh vẫn luôn dành sự quan tâm, yêu thương tốt nhất đến cho các con. Tại khu dân cư, hai cháu Bảo Trâm và Bảo Trinh – con gái anh luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào thi đua văn nghệ, thể dục thể thao và nhiều hoạt động khác.

Dù chỉ sống trong gian tập thể cũ, chật chội hơn 10m2 nhưng gia đình anh luôn cảm thấy hạnh phúc. "Người đàn ông đẹp trai nhất nhà" hài hước kể, các con gái của anh "ríu rít như chim" suốt ngày, đi đâu cũng có nhau và đặc biệt, rất tự giác bảo ban nhau học tập cũng như giúp bố mẹ việc nhà để bố mẹ yên tâm làm việc. "Tôi hãnh diện vì con gái đã hơn bố mẹ ngày xưa", anh Vinh hồ hởi nói.

Thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái

Câu chuyện của gia đình ông Lộc, chị Chín, anh Vinh chỉ là 3 trong số 200 gia đình tiêu biểu trên địa bàn huyện Ứng Hòa và quận Đống Đa tham dự buổi lễ biểu dương trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong những gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách dân số. Đây là những hoat động thiết thực trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay do Hà Nội phát động tổ chức.

Hạnh phúc đong đầy trong những gia đình toàn con gái - Ảnh 4.

Nhiều trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số trên địa bàn Hà Nội đã vinh dự được biểu dương nhân Ngày Quốc tế trẻ em gái. Ảnh: N.Mai

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, kỷ niệm 9 năm Ngày Quốc tế trẻ em gái, năm nay Liên Hợp Quốc lựa chọn chủ đề: "Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh" nhằm mục đích trao cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái và nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới. Trẻ em gái trên toàn cầu xứng đáng đón nhận sự giáo dục, bảo vệ tốt hơn và một tương lai tươi đẹp hơn, giúp thế giới bình đẳng, đẩy lùi tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội ở mức 111,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của toàn thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động.

"Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai", Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thành Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa cho biết, trước đây, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao, dao động 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên từ năm 2019, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đã giảm xuống còn 112 trẻ trai/100 trẻ gái.

Để có được kết quả trên là nhờ huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động, từng bước thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu của một bộ phận người dân về sinh con trai hay con gái. Trong đó, hoạt động biểu dương những gia đình tiêu biểu sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách dân số cũng góp phần cao vị thế của trẻ em gái trên địa bàn huyện.

Cùng với đó, theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa, hàng năm, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó có kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; yêu cầu các chủ cơ sở ký cam kết khi các thai phụ đến khám, siêu âm không lựa chọn giới tính.

Nguyen Thanh Son

"Chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế và xử lý nghiêm cơ sở cố tình tiết lộ giới tính thai nhi, đồng thời đề nghị Sở Y tế Hà Nội có chế tài xử phạt, dừng hoạt động cơ sở đó".

Ông Nguyễn Thành Sơn - Phó Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top