Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyến công tác phóng viên dân số suýt bị “ăn đấm”

Thứ năm, 07:00 20/06/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong quãng thời gian 1 năm làm phóng viên viết về mảng dân số, dù ngắn ngủi nhưng đối với tôi như một trải nghiệm giúp mình “cứng cáp” hơn. Những ngày ấy, tôi nhớ mãi chuyến công tác tại Phú Thọ, khi tôi - một phóng viên nam tiếp cận các nữ nạn nhân bạo lực gia đình tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đoan Hùng đã suýt bị gã chồng vũ phu của nạn nhân giật máy ảnh và đòi đánh.


PV Báo GĐ&XH có mặt ở nhiều bản người dân tộc Mông, Xinh Mun vùng biên giới Sơn La để viết về tình trạng tảo hôn. Ảnh: N.Huy

PV Báo GĐ&XH có mặt ở nhiều bản người dân tộc Mông, Xinh Mun vùng biên giới Sơn La để viết về tình trạng tảo hôn. Ảnh: N.Huy

Lần đầu được nghe những thuật ngữ “lạ”

Trong gần 10 năm công tác tại Báo Gia đình & Xã hội, có lẽ những kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với tôi là thời gian thử việc ở Phòng Dân số. Là phóng viên nam, tôi chủ động xin đi công tác địa phương để có thêm kinh nghiệm và đề tài hay. Chuyến đi đầu tiên vào dịp cuối tháng 10/2009, tôi xung phong lên Sơn La - tỉnh biên giới miền núi Tây Bắc mà tôi tìm hiểu sẽ có nhiều đề tài hay mặc dù sẽ vất vả. Trước khi đi, “hành trang” được tôi mang theo là những lời dặn dò ân cần của Trưởng phòng Đỗ Nhật Trường: “Viết về dân số có nhiều “thuật ngữ” chuyên ngành. Em cố gắng tìm hiểu thật kỹ, xin tài liệu… Khi nào về anh giải thích, có gì sẽ sửa chữa ở trên bài sau”.

Từ Hà Nội phải mất hơn 6 giờ ngồi xe khách, tôi đã có mặt tại TP Sơn La. Điểm đầu tiên là Chi cục DS/KHHGĐ, tôi được Ban lãnh đạo Chi cục tiếp đón nhiệt tình, được Phó Chi cục trưởng Trần Đình Thuận cung cấp rất nhiều thông tin về ngành Dân số địa phương. Vậy là lần đầu tiên, tôi được nghe đến “thuật ngữ lạ” như: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ sinh; thống kê các trường hợp sử sụng các biện pháp tránh thai; đặt vòng tránh thai; cấy thuốc tránh thai; sử dụng bao cao su…

Sau khi làm việc xong tại Chi cục DS/KHHGĐ Sơn La, tôi qua làm việc tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Sau khi bày tỏ mong muốn được đi đến các đồn biên phòng để tìm hiểu về công tác khám chữa bệnh của quân y biên phòng, nạn tảo hôn tại địa bàn biên giới, Thượng tá Tô Xuân Tiến - Chủ nhiệm Quân y Biên phòng Sơn La lúc bấy giờ giới thiệu đến 2 đồn biên phòng. Sáng hôm sau, trên chiếc xe u oát, chúng tôi đến vùng biên giới Việt - Lào, rồi quanh co mất vài giờ lần lượt đến 2 đồn biên phòng Phiêng Pằn (Mai Sơn) và Đồn biên phòng 461 (huyện Yên Châu).

Ngoài tìm hiểu thông tin về công tác tuyên truyền dân số, xóa đói giảm nghèo tại khu vực 2 đồn biên phòng, tôi “tranh thủ” nhờ các chiến sĩ biên phòng đưa tới bản Phiêng Pằn để tìm hiểu về nạn tảo hôn của người Mông và người Xinh Mun; tới thăm gia đình chị Vì Thị Sỏng lấy chồng từ 16 tuổi, mới 36 tuổi đã có 5 con và chị Vạc Thị Máy, 20 tuổi nhưng 2 mặt con, đứa lớn đã gần 4 tuổi, đứa nhỏ hơn 1 tuổi... Sau khi chia tay các chiến sĩ biên phòng, tôi tiếp tục bắt xe đến các bản người Mông ở huyện Bắc Yên, huyện Phù Yên để tiếp tục tìm hiểu về nạn tảo hôn.

Trong chuyến công tác này, tôi đã “thu hoạch” được kết quả ưng ý là các bài viết để đăng trên các ấn phẩm của báo. Đó là các bài viết về công tác dân số tỉnh Sơn La, Hội Phụ nữ tỉnh Sơn La với công tác dân số, nạn tảo hôn, các chiến sỹ biên phòng Sơn La khám chữa bệnh “kiêm” công tác tuyên truyền KHHGĐ… Đặc biệt là trải nghiệm thú vị đầu tiên của một phóng viên nam viết về dân số.

Suýt bị đánh ở bệnh viện


Một nữ nạn nhân bạo lực gia đình được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ). Ảnh: Q.Huy

Một nữ nạn nhân bạo lực gia đình được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ). Ảnh: Q.Huy

Sau chuyến đi Sơn La, tôi lại tiếp tục có thêm các chuyến công tác ở Hòa Bình, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh… trong đó, góp mặt tại các ngày hội chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình ở huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), Giao Thủy, Vụ Bản (tỉnh Nam Định)… Dù là nam giới tác nghiệp tại nơi có nhiều phụ nữ tham gia tư vấn về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nhất là các ca khám, siêu âm… song được sự giúp đỡ của cán bộ dân số địa phương nên người dân hiểu và tạo điều kiện để nhà báo tác nghiệp.

Có một kỷ niệm tôi nhớ mãi không quên. Đó là chuyến công tác tại huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), tôi đến Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Đoan Hùng và được giới thiệu sang Bệnh viện Đa khoa huyện Đoan Hùng để tìm hiểu các trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình. Tại đây, BS Nguyễn Ngọc Quang, Phòng khám Tư vấn chăm sóc sức khoẻ phụ nữ của Bệnh viện thông tin thực tế buồn trên địa bàn xảy ra nhiều vụ bạo lực gia đình. Mỗi ngày có từ 3 - 4 phụ nữ phải nhập viện do bị chồng bạo hành, hoặc những trường hợp đến xin tư vấn, trợ giúp ngày càng nhiều. Mỗi câu chuyện là một mảnh đời bất hạnh, tâm sự đẫm nước mắt của những người phụ nữ vừa chịu đau đớn về thể xác, vừa phải giấu giếm xin trợ giúp vì nếu chồng biết họ sẽ lại tiếp tục bị đánh.

Một trường hợp bị chồng bạo hành khi còn khá trẻ là chị Đ.T.L (25 tuổi, ở xã Chí Đán, huyện Đan Hùng) đã phải nhập viện trong tình trạng bị thương ở nhiều nơi trên cơ thể. Vừa dẫn tôi xuống phòng bệnh nhân, BS Nguyễn Thế Dũng (Khoa Cấp cứu) cho biết, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân này vào hơn 10h đêm hôm trước, chị Đ.T.L bị chồng dùng thanh sắt cài cửa dài hơn 40cm đánh, mặc cho vợ khóc lóc, van xin. Khi nhiều người thân đến can ngăn thì chồng mới chịu dừng tay và mọi người đưa chị đi cấp cứu. Cũng theo BS Dũng, nạn nhân nằm viện song chồng vẫn không tỏ ra ăn năn, hối lỗi mà liên tục đến quấy rối, cản trở việc khám chữa, chăm sóc của các nhân viên y tế.

Khi chúng tôi gặp chị Đ.T.L, sau những câu hỏi han về tình trạng sức khỏe và kể lại câu chuyện bị hành hung, bất ngờ từ cửa ra vào có giọng người đàn ông quát lớn: “Các ông làm gì thế này? Tôi là chồng của cô ấy. Gia đình tôi đang hạnh phúc. Các ông quay với chụp cái gì?”. Đồng thời người đàn ông khoảng 35 tuổi khá lực lưỡng này vừa quát tháo, vừa xông vào đòi cướp máy ảnh và vung tay định đánh tôi. Rất may, do biết trước người đàn ông ngỗ ngược này nên đông đảo các bác sỹ, y tá của bệnh viện đã can ngăn kịp thời nên anh ta chưa thể “động thủ”, cho tôi có thời gian ra khỏi phòng. Người chồng liên tục chửi bới, đe dọa và đuổi hết mọi người ra khỏi phòng và đóng sập cửa phòng lại.

Bên ngoài, chúng tôi vẫn còn nghe thấy tiếng chị Đ.T.L khóc, kèm theo đó là những lời than thân trách phận lấy phải người chồng ngỗ ngược. Các bác sỹ của Bệnh viện phải rất vất vả khuyên người chồng bình tĩnh và nếu người nhà bệnh nhân tiếp tục quấy rối sẽ gọi công an đến can thiệp. Sau đó gã chồng chị L mới mở cửa kèm điều kiện không cho vợ tiếp xúc người lạ, không được quay chụp gì, nếu ai cố tình sẽ “xử lý”…

Khi ra khỏi bệnh viện, để tránh bị rình rập, tôi được các bảo vệ Bệnh viện canh chừng người lạ và đưa ra an toàn để tiếp tục hành trình tác nghiệp tại địa bàn khác.

Gần 1 năm ở Phòng Dân số, đi đến đâu tôi cũng cảm nhận được sự trân trọng của người dân đối với những người làm báo và tình cảm đối với những cán bộ làm công tác dân số. Mỗi chuyến đi, đọng lại trong tôi là những tấm gương cộng tác viên dân số, những con người thầm lặng luôn hết mình vì sức khỏe, hạnh phúc của người dân qua công tác DS-KHHGĐ.

Quang Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top