Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chấn thương cầu thủ Đình Trọng nguy hiểm thế nào?

Thứ sáu, 20:00 04/09/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thông tin cầu thủ Đình Trọng đã phải tiến hành phẫu thuật tại TP.HCM thêm một lần nữa do chấn thương liên quan đến sụn chêm khiến người hâm mộ vô cùng lo lắng.

Đây đã là lần thứ 3 Trần Đình Trọng phải lên bàn mổ chỉ trong vòng 2 năm và hầu hết đó đều là những chấn thương khá nghiêm trọng. Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ, chấn thương mà Đình Trọng gặp phải khá nguy hiểm và rất dễ tạo ra các hệ lụy sau này.

Theo các chuyên gia, chấn thương sụn chêm khiến các cầu thủ phải nghỉ không dưới 3 tháng, đồng nghĩa với việc vắng mặt trong phần còn lại của V.League 2020.

Chấn thương cầu thủ Đình Trọng nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Trung vệ Đình Trọng dính chấn thương ngay trước ngày đội tuyển Việt Nam sang Thái Lan dự King's Cup

Trước sự quan tâm của người hâm mộ về chấn thương của Đình Trọng, báo Thể thao HCM  dẫn lời bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ: "Tôi xin phép không bình luận về tình trạng hiện tại bởi tôi không trực tiếp khám cho Đình Trọng, không được nhìn phim chụp chấn thương lúc này. Nhưng nếu nói có thể đoán trước được việc tái phát chấn thương hay không, tôi xin nói rằng là có".

Là người có kinh nghiệm trong các chấn thương thể thao, bác sỹ Thuỷ cho giải thích: "Về mặt khoa học, tôi có thể minh hoạ rằng sụn chêm như một dạng bộ não của vùng đầu gối, nó rất quan trọng và có ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này. Các bạn có thể hiểu rằng sụn chêm mỗi lần phẫu thuật thì có thể bị cắt, gọt tuỳ theo mức độ rách sụn. Sụn chêm ở 2 chân là phần giữ thăng bằng cho cơ thể, nhưng nó còn có tính đối xứng giữa sụn chêm trong và ngoài tại đầu gối, nên một bên bị gọt nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng xấu..."

Chấn thương cầu thủ Đình Trọng nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Chia sẻ với chấn thương của Đình Trọng, BLV Quang Huy cho rằng chấn thương của Đình Trọng là điều đáng tiếc: "Trần Đình Trọng là cầu thủ rất quan trọng, vì vậy ai cũng mong anh ấy có thể ra sân càng sớm càng tốt. Điều này dẫn đến việc Đình Trọng chưa khỏi hẳn nhưng anh ấy vẫn được ra sân ở những chiến dịch quan trọng. Hậu quả dẫn đến việc Đình Trọng đã không được chữa khỏi hoàn toàn và tái phát chấn thương. Đây là bài học kinh nghiệm và tôi hy vọng chuyện này sẽ không lặp lại nữa.

Điều đáng tiếc là trong quá trình điều trị, Đình Trọng không thể di chuyển từ Việt Nam sang Singapore để thăm khám trực tiếp mà chỉ được thăm khám online nên chuyện phục hồi không được như dự kiến".

Về phía người hâm mộ, việc chưa thể quay trở lại thi đấu khiến họ cảm thấy thực sự tiếc nuối, nhưng vì yêu mến anh, trên facebook, các fan đã gửi lời động viên và hy vọng chấn thương của Trọng sớm bình phục và trở lại sân cỏ.

Chấn thương cầu thủ Đình Trọng nguy hiểm thế nào? - Ảnh 4.

Điểm qua gần 15 tháng kể từ ngày Đình Trọng rời xa sân cỏ vì đứt dây chằng gối, theo báo NLĐ, giữa tháng 6/2019, Đình Trọng gặp chấn thương và được chẩn đoán đứt bán phần dây chằng chéo trước và dập dây chằng bên mác đầu gối trái. Ngày 24/6, CLB Hà Nội đưa Đình Trọng sang Singapore và một ngày sau, ca phẫu thuật được tuyên bố thành công. Trước đó, Đình Trọng từng bỏ lỡ Asian Cup 2019 vì phải phẫu thuật xương bàn chân tại Hàn Quốc nhưng so với ca mổ gối thì mức độ không nghiêm trọng bằng.

Kể từ ngày 25/6/2019 đến nay, Đình Trọng trải qua thêm 2 ca phẫu thuật. Ngoại trừ quãng thời gian tập luyện và thi đấu ở VCK U23 châu Á 2020 tại Thái Lan, Đình Trọng thường xuyên có mặt ở Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ PVF (Hưng Yên) để tập phục hồi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Choi Ju-young. Với tay nghề của bác sĩ Choi, nhiều tuyển thủ đã phục hồi hoàn toàn và trở lại thi đấu sau phẫu thuật như Tuấn Anh, Xuân Trường (HAGL), Phan Văn Đức (SLNA), Nguyễn Huy Hùng (Quảng Nam)... Riêng trường hợp Đình Trọng, mọi chuyện vẫn rất bí ẩn, nhất là cuộc tiểu phẫu sụn chêm tại TP HCM vừa qua.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 7 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 19 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top