Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine COVID-19 nhưng trừ các trường hợp sau và cần sàng lọc kĩ trước khi tiêm

Thứ bảy, 10:33 11/09/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Hướng dẫn sàng lọc tiêm chủng được Bộ Y tế ban hành mới nhất đã chính thức bỏ việc đo huyết áp với phần lớn người tiêm chủng. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc bỏ đo huyết áp là điều cần thiết và các đối tượng sau cần sàng lọc kĩ trước khi tiêm.

Theo Quyết định 4355 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19 có hiệu lực từ ngày 10/9, việc đo huyết áp thay vì áp dụng tất cả người tiêm mà chỉ áp dụng một số trường hợp nhất định. Theo đó có 3 trường hợp cần thực hiện đo huyết áp trước khi tiêm là: người trên 65 tuổi; có tiền sử tăng huyết áp, huyết áp thấp hoặc có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch.

Quy trình mới bao gồm hỏi tiền sử bệnh và đánh giá lâm sàng (đo thân nhiệt, đo huyết áp các trường hợp cần thiết, đo mạch và đếm nhịp thở ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở; quan sát toàn trạng người tiêm và chỉ định tiêm chủng/chuyển cơ sở tiêm chủng có năng lực cấp cứu phản vệ).

Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine COVID-19 nhưng trừ các trường hợp sau và cần sàng lọc kĩ trước khi tiêm - Ảnh 2.

Phần lớn người đi tiêm vaccine COVID-19 sẽ được bỏ đo huyết áp

Liên quan vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, việc bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine với phần lớn người tiêm là điều tất yếu. Đa phần người đi tiêm, huyết áp tăng cao hơn vì lo lắng, hồi hộp. Trước đây, huyết áp không đạt sẽ không đủ tiêu chuẩn để tiêm và phải hoãn tiêm. Nhiều người đo đi đo lại nhiều lần mất rất nhiều thời gian.

Huyết áp tăng khi tiêm chủng phần nhiều do tâm lý chứ không ảnh hưởng đến kết quả tiêm. Hơn nữa, người huyết áp cao cần tiêm vaccine vì nếu không may mắc bệnh sẽ trở nặng rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao. "Với những người có tiền sử bị huyết áp cao hoặc khi đi khám sàng lọc mới biết mình huyết áp cao thì sau khi tiêm vaccine cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, đo huyết áp mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ sau tiêm. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường cần báo cơ sở y tế" – Bs Khanh khuyến cáo.

Theo TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, thuật ngữ "tăng huyết áp áo choàng trắng" được nhắc đến nhiều ở người đi tiêm chủng trong thời gian qua. Hội chứng này được biết đến như là một tình trạng tăng huyết áp giả do người bệnh thấy lo lắng, căng thẳng. khi về nhà, huyết áp lại bình thường.

Mọi nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng tới 4 yếu tố quyết định huyết áp (sức bóp của tim, tính đàn hồi của mạch máu, thể tích máu và độ nhớt của máu) đều làm thay đổi huyết áp. Đặc biệt khi mọi người stress, lo lắng quá mức, nhịp tim nhanh khiến mạch máu co thắt lại và hậu quả làm cho huyết áp tăng.

Việc đo huyết áp khi tiêm vaccine COVID-19 về cơ bản có thể bỏ nhưng vẫn cần lưu tâm một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn nhất, người cao tuổi hoặc có có tiền sử bị huyếp áp cao vẫn cần được kiểm tra huyết áp trước khi tiêm.

6 đối tượng Bộ Y tế yêu cầu cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng tiêm vaccine COVID-19 gồm:

Những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác

Người có bệnh nền, bệnh mãn tính;

Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;

Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu;

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần;

Người phát hiện bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5oC và >37,5oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); nhịp thở > 25 lần/phút.

Đối tượng trì hoãn tiêm là người có tiền sử đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, đang mắc bệnh cấp tính, phụ nữ mang thai dưới 3 tuần.

H.My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 13 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 16 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top