Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, không được bỏ qua!

Thứ tư, 11:47 20/09/2023 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Bé gái nay 3 tuổi, được phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi, sau thời gian điều trị, lưỡi của bé lành. Hiện bé đang được hội chẩn dinh dưỡng để sớm có sự hồi phục sức khỏe tốt nhất.

2 món khoái khẩu của người Việt nhưng người Nhật ít động đũa, đây là lý do chính!2 món khoái khẩu của người Việt nhưng người Nhật ít động đũa, đây là lý do chính!

GĐXH - 2 loại thực phẩm mà người Nhật không bao giờ động đến đó là thức ăn dầu mỡ và các món ăn ướp muối.

Trước đây, ung thư lưỡi thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên và hầu hết ở nam giới. Nhưng giờ đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Trường hợp gần đây nhất là bệnh nhi 3 tuổi bị phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi.

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, cần cảnh giác! - Ảnh 2.

Các bác sĩ chuẩn bị xạ trị cho bệnh nhi. Ảnh: VN

Theo bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 2, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, bé gái nay 3 tuổi, được phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi, bác sĩ bệnh viện ở Yên Bái phẫu thuật cắt u. Lúc bé gần hai tuổi, vết mổ cũ xuất hiện sang thương, bệnh viện tại Hà Nội sinh thiết, ghi nhận sarcoma cơ vân thể nang - một loại hiếm gặp của ung thư lưỡi.

Bé được hóa trị 4 chu kỳ, kích thước u thay đổi không đáng kể. Đầu năm nay, bé được phẫu thuật cắt u, hóa trị thêm 5 chu kỳ thuốc rồi chuyển vào Bệnh viện Ung Bướu TP HCM để xạ trị áp sát, do bệnh viện Hà Nội chưa triển khai kỹ thuật này ở bệnh nhi ung thư lưỡi.

Bác sĩ Lương Thị Tường An, Trưởng Khoa Nội 3, cho biết sau xạ trị, lưỡi bé lành tốt, không có tác dụng phụ, đang được hội chẩn chẩn dinh dưỡng để sớm có sự hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Các bác sĩ tiên lượng sau điều trị, bé vẫn có cấu trúc lưỡi như bình thường với các chức năng nuốt, nói và vị giác phục hồi trên 80%. Biến chứng gây ra cho bé sau xạ trị rất ít do đây là kỹ thuật xạ trị với bản chất chùm tia khu trú nhất.

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp nhất trong các ung thư hốc miệng, chiếm tỷ lệ 30-40%. Ung thư lưỡi bắt đầu từ vết loét nhỏ, hơi ê, đau, không chịu lành sau 7 - 10 ngày. Bệnh diễn tiến rất nhanh. Nhiều người vì công việc bỏ qua, cố gắng chịu đựng 1 - 2 tháng sau mới đi khám, khi đó bệnh có thể trễ, người bệnh không còn cơ hội được phẫu thuật.

Nếu bệnh ung thư lưỡi được phát hiện rất sớm còn có cơ may chữa khỏi. Tuy nhiên, điều không may là hơn 2/3 trường hợp ung thư lưỡi đến bệnh viện khi đã trễ. Lúc đó, ung thư đã ăn lan khắp lưỡi, bệnh nhân khó ăn, khó nói, khó nuốt, hạch cổ di căn to, đau và không còn cơ hội được phẫu thuật.

Dấu hiệu ung thư lưỡi dễ nhầm với bệnh khác

Nếu bị một vết loét ở lưỡi, làm thế nào để biết đó là nhiệt miệng hay ung thư lưỡi, hãy dựa vào những điểm khác nhau sau đây:

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, cần cảnh giác! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Các đặc điểm của vết loét: Nếu bị nhiệt miệng thì vết loét màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Kích thước dưới 1cm. Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nhưng vẫn mềm mại. Thường không chảy máu, không có mùi khó chịu. 

Còn ung thư lưỡi thì tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi. Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng. Có khi có màu đen do hoại tử. Tổn thương có thể đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.

- Thời gian mắc bệnh: Nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau. Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí thì cần đi khám sớm.

- Nổi hạch: Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm. Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

- Các triệu chứng khác như: Ung thư lưỡi có thể gây các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn. Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.

6 việc nên làm để phòng ngừa ung thư lưỡi

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, cần cảnh giác! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Nên thay bàn chải răng 3 tháng 1 lần.

- Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ khỏi bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác. Nếu đang hút thuốc lá, thuốc lào, hãy dừng ngay. 

- Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp tránh khỏi bệnh ung thư. 

- Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư.

- Hạn chế ăn các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối, đồ hộp. 

- Khám nha khoa thường xuyên mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Nên lấy cao răng định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, giúp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

2 bộ phận này của quả bòn bon chứa độc tính, khi ăn nhất định phải tránh2 bộ phận này của quả bòn bon chứa độc tính, khi ăn nhất định phải tránh

GĐXH - Trong hạt và vỏ của trái bòn bon có chứa một số chất có độc tính. Nếu ăn với lượng quá nhiều có thể gây hại đối với sức khoẻ.

Loại gia vị quen thuộc của người Việt tốt cho tiêu hóa nhưng là mầm mống gây ung thư, tuyệt đối không ăn khi có dấu hiệu này!Loại gia vị quen thuộc của người Việt tốt cho tiêu hóa nhưng là mầm mống gây ung thư, tuyệt đối không ăn khi có dấu hiệu này!

GĐXH - Trong các món om, món lẩu không thể thiếu vị chua thanh, dậy mùi của mẻ. Mẻ tốt cho tiêu hóa, nhưng cũng cực độc nếu sử dụng không đúng cách.

Làm thế nào để vượt qua tâm lý hoảng loạn sau hỏa hoạn

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Top