Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể, cần làm gì để loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này

Thứ năm, 19:05 08/09/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương các cơ quan trong cơ thể hoặc thậm chí tử vong.

7 thói quen hàng ngày dễ gây đột quỵ, rất nhiều người đang chủ quan7 thói quen hàng ngày dễ gây đột quỵ, rất nhiều người đang chủ quan

GiadinhNet - Các chuyên gia đã liệt kê 7 thói quen phổ biến nhất trong sinh hoạt hằng ngày có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Thống kê cho thấy, 80% số ca đột quỵ nhồi máu não đều do cục máu đông gây nên. Cục máu đông thường hình thành sau chấn thương nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông cũng có thể hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch dù không có chấn thương đáng kể nào. 

Nếu các cục máu đông không tự tan hoặc không được điều trị, chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm.

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể, cần làm gì để loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo hình thành cục máu đông

Da đổi màu

Cục máu đông làm gián đoạn lưu thông máu, do đó có thể dẫn đến tình trạng da đổi màu. Nếu một khu vực nào đó trên chân của bạn chuyển sang màu đỏ hoặc một màu khác thường, nguyên nhân có thể là do cục máu đông.

Chuột rút chân

Những người bị huyết khối ở vùng chân cho biết họ cảm thấy cơn chuột rút hoặc cơn đau tương tự như khi bị chuột rút ở chân. Hiện tượng cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chủ, thường là ở thân dưới, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Hiện tượng này có thể gây đau nhức và chuột rút chân.

Đau lưng

Đau lưng có thể là dấu hiệu cho thấy có cục máu đông ở vùng chậu hoặc ở tĩnh mạch chủ dưới. Mặc dù đây là một triệu chứng hiếm gặp của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, dạng đông máu này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời, vì cục máu đông chặn nguồn cung máu đến các chi.

Da ấm nóng

Một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng huyết khối là sự thay đổi nhiệt độ ở vùng da có cục máu đông. Đây cũng là hệ quả của sự gián đoạn lưu thông máu. Ba triệu chứng da ấm nóng, chuột rút chân và da đổi màu thường xuất hiện đồng thời khi có cục máu đông.

Sưng phù

Sưng phù cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hiện tượng cục máu đông. Các cục máu đông là một trong những lý do khiến một phần cơ thể của bạn đột nhiên sưng phù.

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể, cần làm gì để loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vã mồ hôi

Khi đi kèm với các triệu chứng khác, vã mồ hôi có thể là một trong những triệu chứng huyết khối mà bạn không nên bỏ qua, bởi cục máu đông trong trường hợp này nằm ở tim hoặc phổi. Đây là dạng huyết khối vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời.

Khó thở

Hiện tượng tắc mạch phổi xảy ra khi một cục máu đông xuất hiện trong một mạch máu ở phổi. Hiện tượng này có thể gây các triệu chứng như khó thở, thở gấp và đau tức lồng ngực. Trong một số trường hợp, người bị tắc mạch phổi có thể bị tụt huyết áp đột ngột và ngất xỉu, hoặc thậm chí ho ra máu.

5 việc cần duy trì thường xuyên để bảo vệ mạch máu

- Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý có thể thúc đẩy tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Nếu một người thừa cân, hàm lượng chất béo dư thừa sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đối với hệ tuần hoàn máu.

- Uống nhiều nước

Để quá trình tuần hoàn máu diễn ra trơn tru, việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể rất quan trọng. Mỗi ngày, sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 tiếng trước khi đi ngủ nên uống thêm 1 cốc nước.

Trong suốt 1 ngày, bạn cần phải chú ý bổ sung nước liên tục ngay cả khi không cảm thấy khát. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe mạch máu và hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn.

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể, cần làm gì để loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Tập thể dục hằng ngày

Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa việc tập thể dục đều rất quan trọng. Đặc biệt, người trung niên và cao tuổi, lúc này quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại, nếu không vận động sẽ dễ gây ra tình trạng lắng đọng lipid máu trong cơ thể. Điều này sẽ làm cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm hơn, dễ dẫn đến nhồi máu não.

- Từ bỏ thuốc lá, bia rượu

Thói quen sinh hoạt không tốt là một trong những tác nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây tắc nghẽn mạch máu. Trong đó, những thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu rất có hại cho cơ thể.

Hút thuốc lá không chỉ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà còn dẫn tới các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Việc uống rượu bia cũng cực kỳ có hại cho gan và mạch máu. Dù ở lứa tuổi nào cũng cần phải hạn chế uống rượu bia.

- Bổ sung thực phẩm giàu axit folic

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ có liên quan tới mạch máu. Người trung niên và người cao tuổi nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như rau dền, mồng tơi, măng tây, các loại đậu, nấm, cam quýt.

Bất ngờ công dụng chữa bệnh của quả phật thủ nhiều người chưa biếtBất ngờ công dụng chữa bệnh của quả phật thủ nhiều người chưa biết

GiadinhNet - Dùng phật thủ để chữa bệnh cần phải đề phòng phật thủ bị nhiễm hóa chất. Vì vậy cẩn phải ngâm rửa hết sức cẩn thận...

Những điều cần kiêng kỵ trong ngày Tết Trung Thu để tránh xui xẻo

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 4 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 7 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top