Hà Nội
23°C / 22-25°C

PGS Nguyễn Lân Hiếu chỉ rõ sai lầm khi người bệnh không dùng thuốc theo đơn và đưa ra 5 lời khuyên hữu ích khi dùng thuốc

Thứ tư, 12:46 07/09/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đăng tải trên Facebook cá nhân về câu chuyện "uống thuốc theo đơn", bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã nhận được rất nhiều lượt like và chia sẻ, nhiều người cho rằng, đây là những lời khuyên tuyệt vời, rất cần thiết và bổ ích cho người bệnh.

Bé 13 tuổi nguy kịch do bị sốc phản vệ sau khi ăn tôm, cua Bé 13 tuổi nguy kịch do bị sốc phản vệ sau khi ăn tôm, cua

GiadinhNet - Sau bữa ăn có cua và tôm, bé gái xuất hiện mẩn ngứa ở tay chân, sau đó tình trạng nặng dần lên.

Chiều 6/9, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một chuyên gia về tim mạch, đồng thời là Đại biểu Quốc hội khoá XV, đăng tải trên Facebook cá nhân câu chuyện về "uống thuốc theo đơn".

Câu chuyện được viết từ thực tế ông và nhiều đồng nghiệp chứng kiến, thậm chí đau đầu nhiều năm nay, đó là người Việt thích tự chữa bệnh, tự làm bác sĩ, tự nghe ngóng các cách điều trị từ nhiều kênh về áp dụng cho bản thân, thay vì tuân thủ theo đơn của bác sĩ kê.

Sau khi bài biết được đăng tải đã nhận được nhiều lượt like và chia sẻ. Xin giới thiệu bạn đọc:

PGS Nguyễn Lân Hiếu chỉ rõ sai lầm khi người bệnh không dùng thuốc theo đơn và đưa ra 5 lời khuyên hữu ích khi dùng thuốc - Ảnh 2.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu trong lúc khám bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: FBNV

Uống thuốc theo đơn!

Sáng gặp bác bệnh nhân không phải già lắm nhưng bệnh khá nặng, phải nhập viện liên tục vì đau ngực. Mở trong túi ra một bọc thuốc, bác phân trần đã "vái tứ phương" nhưng bệnh ngày càng nặng lên. 

Tôi mới hỏi đơn thuốc của bác đâu? Lục mãi cũng có cái đơn nhàu nhĩ nhưng... từ năm ngoái và thuốc trong đơn chẳng liên quan gì đến bọc thuốc trên tay.

Hóa ra mỗi bệnh viện bác chọn một loại để uống, rồi của nhà bán thuốc khuyên uống, thuốc của anh bạn đi Trung Quốc về cho, thuốc ông bác sĩ già đầu ngõ, thậm chí thuốc của vợ cũng giữ một ít để phòng khi huyết áp lên dùng tạm một vài viên!

Đây không phải trường hợp hãn hữu, mà là tôi thường xuyên gặp, đặc biệt ở những người có chút hiểu biết thuốc men. Họ sẽ khám nhiều người, hỏi nhiều hướng, nghe ngóng uống thử một vài loại hay giảm nửa liều để… xem thế nào!

Nhiều trường hợp cách làm này thành công vì đơn thuốc cũng có nhiều loại thực sự không cần thiết, liều thuốc nhiều khi bị quá cao hay đơn giản là không có bệnh thật nên viên thuốc bổ cũng có tác dụng như thần dược.

Vậy nhưng khi có bệnh thực sự như tim mạch, đái tháo đường, thần kinh, tâm thần…, những bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời, đơn thuốc ổn định là vô cùng quan trọng.

Việc thay đổi thuốc liên tục chắc chắn có hại, tự phối hợp các thuốc theo đơn khác nhau của nhiều "nguồn" là tuyệt đối không nên vì người bệnh đâu có biết sự tương tác nguy hiểm khi dùng chung với nhau.

Nếu biến chứng xảy ra, mình là người thiệt thòi nhất, chẳng bác sĩ hay cơ sở y tế nào chịu trách nhiệm khi người bệnh tự uống lẫn lộn đơn thuốc với nhau, không theo hướng dẫn.

Lời khuyên của tôi là gì?

Thứ nhất nên chọn một bác sĩ điều trị lâu dài bệnh lý mạn tính của mình và gia đình. Nếu sử dụng bảo hiểm y tế nên cố gắng sắp xếp lịch để khám một hoặc cùng lắm là 2 bác sĩ, xin số liên lạc để lần sau đến khám theo hẹn.

Thứ hai nếu thuốc chưa hợp, có tác dụng phụ cần quay trở lại bác sĩ để điều chỉnh, đừng vội chuyển bác sĩ, đi khám cơ sở y tế khác.

Thứ ba nếu phải khám đa chuyên khoa, luôn đưa đơn thuốc của mình đang dùng cho các bác sĩ chuyên khoa khác để bảo đảm sự tương tác thuốc tốt.

Thứ tư nếu thực sự muốn thay đổi bác sĩ điều trị, khi đi khám cơ sở y tế khác cần mang đầy đủ hồ sơ bệnh án để tránh tốn kém thời gian, tiền bạc và đặc biệt không để bác sĩ mới "đi lại" đúng con đường cũ trong chẩn đoán và điều trị bệnh của mình.

Cuối cùng nếu bệnh viện hết thuốc thường cấp (do hết thầu, trượt thầu), nên đề nghị bác sĩ cho loại thuốc cùng nhóm tương đương. Lý do này nghe không khoa học chút nào, nhưng lại là chuyện thường ngày không chỉ ở tuyến huyện.

Mong rằng hệ thống y tế đang vô cùng lúng túng trong mua bán, đấu thầu sẽ sớm tìm được đường ra để tôi rút lại lời khuyên này.

Mong mọi người luôn khỏe để chúng tôi không phải khám bệnh từ 5 giờ sáng mỗi ngày.

Duy trì 6 thói quen này khi ngủ có thể khiến bạn giảm tới 10 năm tuổi thọ!Duy trì 6 thói quen này khi ngủ có thể khiến bạn giảm tới 10 năm tuổi thọ!

GiadinhNet - Thường xuyên có những thói quen xấu này trong khi ngủ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc béo phì, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng tốc độ lão hóa... thậm chí làm giảm cả chục năm tuổi thọ.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 13 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 23 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Top