Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020

GiadinhNet - Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020 - Ảnh 1.

Mới đây hình ảnh hàng nghìn người đổ xô về chợ thuốc tây lớn nhất TP.HCM trên đường Nguyễn Giản Thanh, quận 10 để xếp hàng mua khẩu trang y tế phòng chống dịch COVID-19 lan truyền một cách chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Trước đó, tình trạng trên cũng diễn ra tại chợ thuốc Hapulico (quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội).

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020 - Ảnh 3.

Hàng nghìn người chen lấn mua khẩu trang y tế tại chợ thuốc tây lớn nhất TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

Thực trạng trên đã gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Có nhiều quan điểm cho rằng tại sao những người khỏe mạnh không thuộc các trường hợp khuyến cáo của Bộ Y tế cần phải dùng khẩu trang y tế lại phải bằng mọi giá để mua bằng được loại mặt hàng trên, trong khi họ hoàn toàn có thể sử khẩu trang vải nhằm phòng chống dịch COVID-19?

Chính hành động thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân vô tình tạo điều kiện để dịch bệnh có cơ hội lây lan, mặt khác tạo cơ hội cho những kẻ đầu cơ "thổi giá" vô tội vạ mặt hàng khẩu trang y tế.

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo Gia đình và Xã hội tại Hà Nội, nhờ sự tuyên truyền tích cực của các cơ quan truyền thông về những khuyến cáo của Bộ Y tế, thay bằng việc bằng mọi giá để mua khẩu trang y tế, rất nhiều người dân đã tìm tới mặt hàng khẩu trang vải kháng khuẩn (giá thành rẻ 7.000 đồng/1 chiếc và có thể tái sử dụng 30 lần) do Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) sản xuất và phân phối như một giải pháp hữu hiệu nhằm phòng chống dịch COVID-19. 

Tuy vậy, mặc dù Vinatex đã khẩn trương vào cuộc sản xuất nhanh và hiệu quả nhất trong năng lực cho phép, tình trạng khan hiếm khẩu trang kháng khuẩn vẫn đang diễn ra.

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020 - Ảnh 4.

Người dân xếp hàng mua khẩu trang vải kháng khuẩn tại Hà Nội. Ảnh: TL

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc Vinatex cho biết, các doanh nghiệp thành viên của Vinatex không phải chuyên sản xuất khẩu trang. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh, tập đoàn đã vào cuộc sản xuất mặt hàng trên bằng chất liệu vải dệt kim kháng khuẩn mà Công ty TNHH MTV Đông Xuân (Công ty Đông Xuân) đã sản xuất cho khách hàng Nhật Bản trong 30 năm qua. 

Bên cạnh đó, Tổng công ty CP May Đồng Nai cũng tổ chức sản xuất vải không dệt kháng khuẩn cho các đơn vị may khẩu trang. 

Tập đoàn đã triển khai sản xuất trong các đơn vị trực thuộc ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Miền Bắc tại Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân, Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, Tổng công ty May 10 – CTCP, Tổng công ty Đức Giang – CTCP, Tổng công ty May Hưng Yên – CTCP, Công ty CP May Nam Định, Tổng công ty CP Dệt May Nam Định. 

Miền Trung là Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng công ty CP Dệt May Huế, Công ty CP Dệt Nha Trang.

Miền Nam là Tổng Công ty CP May Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Phương, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty CP May Nhà Bè. 

Trong tháng 2/2020, dự kiến Vinatex cung ứng ra thị trường 5,5 – 6 triệu sản phẩm khẩu trang sử dụng vải dệt kim kháng khuẩn, cũng như cung ứng mỗi ngày 10 tấn vải không dệt kháng khuẩn để các đơn vị may khẩu trang y tế.

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020 - Ảnh 5.

Dự kiến trong tháng 2/2020 Vinatex sẽ cung ứng 6 triệu khẩu trang kháng khuẩn giúp người dân phòng chống COVID-19. Ảnh: TL

Hiện tại Vinatex có tới 80.000 công nhân may. Tuy nhiên, do trong quý I/2020, các đơn vị thành viên đều kín đơn hàng xuất khẩu đã ký kết nên tập đoàn chỉ có thể cắt riêng ra 2.000 người để sản xuất khẩu trang. 

Bên cạnh đó, muốn sản xuất một mặt hàng mới như khẩu trang, các đơn vị thành viên Vinatex cũng cần chuẩn bị sản xuất, chuẩn bị máy móc thiết bị chuyên dùng. Phải có nguồn nguyên liệu là vải dệt kim kháng khuẩn, vải không dệt kháng khuẩn. Loại vải đó hiện chỉ có hai đơn vị trong tập đoàn sản xuất: Công ty Đông Xuân sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn (công suất 10 tấn/ngày); May Đồng Nai sản xuất vải không dệt kháng khuẩn (công suất 10 tấn/ngày). 

Những ngày đầu sản xuất (tuần từ 3-10/2/2020), năng suất chỉ được 20.000 khẩu trang vải/ngày. Đến tuần từ 10-16/2/2020, năng suất mới tăng lên được 200.000 khẩu trang/ngày. Tuần từ 17-24/2/2020, có thêm sự vào cuộc của các đơn vị như Nhà Bè, Dệt May Huế, May Hồ Gươm, Dệt Nha Trang… thì năng suất mới đạt từ 450.000 -500.000 chiếc/ngày.

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020 - Ảnh 6.

Khẩu trang kháng khuẩn do Vinatex sản xuất chỉ có giá 7.000 đồng/chiếc và có thể tái sử dụng 30 lần. Ảnh: TL

Trước câu hỏi, tại sao với sản lượng lên tới 200.000 khẩu trang vải/ngày như thời điểm hiện tại, người tiêu dùng vẫn khó mua được khẩu trang do Vinatex sản suất, ông Hiếu cho hay: "Thực hiện hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế qua các phương tiện thông tin đại chúng, khẩu trang do các doanh nghiệp thuộc Vinatex sản xuất được ưu tiên cung ứng cho các đơn hàng từ các tổ chức lớn, các tỉnh thành trong cả nước và họ có trách nhiệm phân phối đúng đối tượng có nguy cơ cao, ưu tiên sử dụng khẩu trang trước, như y tế, quân đội, hàng không, ngân hàng, trường học… 

Chỉ 10% số lượng hàng sản xuất được đưa ra thị trường bán lẻ. Tại 05 điểm bán lẻ của Vinatex trên thị trường Hà Nội, mỗi ngày cung ứng từ 3.000 – 6.000 khẩu trang. Mỗi khách hàng được mua 5 chiếc để đảm bảo trung bình mỗi ngày có 600 – 1.200 khách có thể mua được hàng. 

Trong những ngày tới khi sản lượng tăng lên, Vinatex sẽ cung ứng tới 10.000 khẩu trang/ngày nên khách hàng có thể bình tĩnh đợi đến lượt mình mua hàng, không nên tích trữ, để dành cơ hội mua hàng cho những người khác.

6 triệu khẩu trang kháng khuẩn sẽ được Vinatex cung ứng trong tháng 2/2020 - Ảnh 7.

Đồ họa: Hoàng Việt

Khi nào nên đeo khẩu trang y tế ?

Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, người dân chỉ nên đeo khẩu trang y tế phòng tránh dịch COVID-19, trong 3 trường hợp.

- Thứ nhất, khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm dịch COVID-19.

- Thứ hai, khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi...

- Thứ ba, khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Người trẻ lưu ý, theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.

Cũng theo Bộ Y tế thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc đeo khẩu trang khi không có chỉ định gây lãng phí, và có thể tạo cảm giác yên tâm "ảo", khiến mọi người dễ bỏ qua áp dụng các biện pháp bảo vệ quan trọng cơ thể khỏi dịch COVID-19 như: rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, đồ dùng.

Xuân Thắng

Xuân Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao dịch đất nền 'loé sáng' hay 'thị trường giả' của môi giới?

Giao dịch đất nền 'loé sáng' hay 'thị trường giả' của môi giới?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 giờ trước

Nhiều môi giới cho biết, những ngày gần đây đất nền đang có sức nóng cả về giá và giao dịch khiến nhà đầu tư tìm kiếm nhiều.

"Cháy" vé máy bay ngày 1/5 ở nhiều chặng nóng dù giá đắt như vàng

"Cháy" vé máy bay ngày 1/5 ở nhiều chặng nóng dù giá đắt như vàng

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

Nhiều chuyến bay về từ các địa điểm du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đều đã "cháy" vé vào ngày 1/5 dù giá vé chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, gửi tiền đâu lãi cao nhất?

15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, gửi tiền đâu lãi cao nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 6 giờ trước

Lần đầu tiên trong vòng một năm qua, lãi suất huy động ngân hàng đã quay đầu tăng tại nhiều nhà băng. Số lượng ngân hàng tăng lãi suất đã nhiều hơn so với số ngân hàng giảm lãi suất.

Khuyến cáo những loại iPhone dù có rẻ như cho cũng không nên mua thời điểm này

Khuyến cáo những loại iPhone dù có rẻ như cho cũng không nên mua thời điểm này

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

GĐXH - Những mẫu iPhone này dù có mức giá hấp dẫn đến đâu cũng không nên mua lúc này.

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng SJC vượt 85 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji đua nhau tăng giá

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng SJC vượt 85 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji đua nhau tăng giá

Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 27/4 bật tăng với giá cao trong bối cảnh nhiều triển vọng tích cực của kim loại quý.

Nghỉ lễ 30/4, đường bay nội địa từ Hà Nội và TP HCM đi hoạt động hết công suất

Nghỉ lễ 30/4, đường bay nội địa từ Hà Nội và TP HCM đi hoạt động hết công suất

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Đến cuối tháng 4, trước tình hình một số đường bay nội địa từ Hà Nội và TP.HCM đi, đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ từ 90-100% trong các ngày 27/4 và 1/5, Cục Hàng không Việt Nam đã phải yêu cầu tăng chuyến bay nội địa.

Thương lái bất ngờ thu mua xác ve sầu giá hơn 2 triệu đồng/kg

Thương lái bất ngờ thu mua xác ve sầu giá hơn 2 triệu đồng/kg

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Những ngày gần đây, các thương lái liên tục săn mua xác ve sầu, với giá cao nhất lên đến 2,2 triệu đồng/kg.

Giá vé máy bay cao 'ngất', người dân lựa chọn 'chữa lành' bằng tàu hỏa, ô tô, chi phí rất rẻ

Giá vé máy bay cao 'ngất', người dân lựa chọn 'chữa lành' bằng tàu hỏa, ô tô, chi phí rất rẻ

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

GĐXH - Thay vì "săn" vé máy bay đến các điểm du lịch nội địa dịp nghỉ lễ năm nay, nhiều người đã lựa chọn "chữa lành" bằng các phương tiện khác như tàu hỏa hoặc xe ô tô.

Những loại thực phẩm rẻ đến mấy cũng đừng ăn, hại cả gan và đường ruột

Những loại thực phẩm rẻ đến mấy cũng đừng ăn, hại cả gan và đường ruột

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Chất béo bão hòa, đường bổ sung và thịt đã qua chế biến... là những thực phẩm bạn nên cân nhắc sử dụng bởi chúng gây hại cho cả gan lẫn đường ruột. Giá rẻ đến mấy cũng đừng ăn.

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định "phải mua luôn và ngay"

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định "phải mua luôn và ngay"

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Quyết định không mua nhà nữa hoặc chuyển hướng tìm ở khu vực xa trung tâm hơn để kỳ vọng giá nhà sẽ rẻ, phù hợp với tài chính… đang là lựa chọn của không ít người.

Top