Hà Nội
23°C / 22-25°C

100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương

GiadinhNet - Ngày đầu đặt chân đến thành phố mới thuộc TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, gần 100 bác sĩ nội trú trẻ Khóa 45 của Đại học Y Hà Nội háo hức xen lẫn tự hào. Lần đầu tiên xa nhà với nhiều điều mới mẻ. Tự hào khi được có mặt ở cuộc chiến chưa từng có trong lịch sử.

100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương - Ảnh 1.

Đến bất kỳ đâu khi Tổ quốc cần

BS Nguyễn Thị Huyền nở nụ cười tươi rói khi tôi hỏi cảm giác lần đầu tiên xa nhà đi chống dịch: "Em vui và muốn được đến ngay buồng bệnh để được làm việc. Nhưng các thầy dặn, để bước vào cuộc chiến phải biết tự bảo vệ mình trước kẻ thù vô hình là virus. 

Ở ngoài Hà Nội chúng em đã được tập huấn, vào đây chúng em tiếp tục được ôn luyện, điều đó không bao giờ thừa".

Huyền kể rằng, khi thông báo về gia đình tình nguyện vào Bình Dương, bố mẹ em tự hào về con gái lắm. Con đã lớn, khoác lên mình sứ mệnh người thầy thuốc, nên hãy đến bất kỳ đâu khi Tổ quốc và người bệnh cần.

100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương - Ảnh 2.

BS nội trú Nguyễn Thị Huyền trò chuyện với PV Báo Sức khoẻ và Đời sống.

Trước ngày lên đường, Huyền hồi hộp xen lẫn lo âu. Đọc tin trên báo biết nhiều thầy thuốc cũng đã nhiễm COVID-19, em vẫn quyết định xung phong vào vùng dịch rất nhanh chóng. Chỉ sau 2 ngày làm đơn, Huyền đã khăn gói, xếp hành lý lên đường.

"Hành trang của em là chiếc va ly nhỏ đủ vật dụng cá nhân và kiến thức đã học trên giảng đường. Kiến thức bảo vệ mình trước đại dịch được tham khảo thêm kinh nghiệm từ các anh, chị đang thực hiện nhiệm vụ trong tâm dịch, em tin sẽ vượt qua khó khăn ở phía trước" – Huyền tự tin.

Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Yến, nhóm trưởng của 97 thầy thuốc nội trú trẻ tình nguyện cho Bình Dương cho biết: "Chúng em tình nguyện vào tâm dịch vì muốn đóng góp sức trẻ nhiều hơn nữa. Trường Đại học Y Hà Nội đã rèn luyện chúng em tinh thần sẵn sàng nhận việc khó về mình, tất cả vì người bệnh".

"Trước khi vào chúng em có lo lắng vì không biết phía trước sẽ là gì, nhưng chúng em được các thầy hướng dẫn tự bảo vệ bản thân. Phải bảo vệ được sức khỏe của mình mới cứu được nhiều người khác" – Yến nói.

100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương - Ảnh 3.

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải, Giảng viên cao cấp Bộ môn HSCC: Nỗ lực đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết vào mặt trận không tiếng súng này.

Trên tuyến đầu chống dịch, làm việc ở vùng nguy hiểm, nơi có bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm rất nặng đang chờ đợi, đồng nghĩa thầy thuốc phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, rủi ro.

Đối mặt ở cuộc chiến với virus vô hình đồng nghĩa với việc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả, áp lực đè nặng lên vai, nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là trách nhiệm của người thầy thuốc với nhân dân, với người bệnh mà các bác sĩ trẻ này bắt đầu ý thức được một cách rõ nét nhất ở nơi chiến đấu với dịch bệnh ác liệt nhất.

"Một trái tim nhiệt huyết"

Những thầy thuốc trẻ nội trú khóa 45 của Trường Đại học Y Hà Nội xung phong tham gia chống dịch đều tâm niệm: Mang trên mình sứ mệnh là những y, bác sĩ, chúng tôi tự hào vì góp sức chống dịch, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Dù xa nhà lâu và chưa biết ngày về chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng, tất cả vì sức khỏe của cộng đồng.

100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương - Ảnh 4.

PGS.TS Đoàn Quốc Hưng, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội và PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội động viên bác sĩ nội trú.

Không riêng bác sĩ Yến, bác sĩ Huyền, hàng nghìn thầy thuốc của cả nước đang tình nguyện gác lại cuộc sống thường nhật tạm rời xa gia đình, người thân để lao vào tâm dịch, làm việc không có ngày nghỉ, sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp.

Trân trọng tinh thần thiện nguyện và nhiệt huyết của đội ngũ thầy thuốc trẻ, PGS.TS Đoàn Quốc Hưng, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, những ngày tới đây, cuộc chiến với COVID-19 tại tâm dịch Bình Dương sẽ còn khốc liệt. Do vậy, các bác sĩ trẻ cần duy trì năng lượng tích cực để động viên chính bản thân mình, động viên đồng nghiệp và động viên các bệnh nhân. "Trường và bệnh viện luôn ở bên cạnh các em" – PGS.TS Đoàn Quốc Hưng nhắn nhủ.

Bác sĩ nội trú Mai Thị Thùy Linh, chia sẻ: Dịch bệnh ai mà không sợ, nhưng khi xác định làm nghề này rồi mà mình còn sợ thì ai là chỗ dựa cho nhân đân trong hoàn cảnh khó khăn như thế này. "Em chưa bao giờ nghĩ em hối hận khi đến đây. Em muốn được đóng góp một cống hiến gì đó dù nhỏ thôi trong cuộc chiến này." – Linh nói. Nữ bác sĩ trẻ này biết rất rõ cô và các đồng đội không đơn độc trong cuộc chiến này.

100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương - Ảnh 5.

Các bác sĩ trẻ thực tập lại cách sử dụng trang phục bảo hộ.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Giảng viên cao cấp Bộ môn Hồi sức cấp cứu kiêm Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực, BV Đại học Y Hà Nội, chia sẻ với các bác sĩ nội trú: "Với tinh thần mạnh mẽ về ý chí, khỏe về thể lực, có tấm lòng nhiệt huyết và sự dìu dắt của các thầy đi trước, chúng tôi tin là các em sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hãy nỗ lực đóng góp sức trẻ, trái tim nhiệt huyết của người thầy thuốc vào mặt trận không tiếng súng này".

Thời gian qua, các y, bác sĩ ở Bình Dương phải làm việc gấp 2-3 lần so với bình thường. Mỗi ca trực họ phải theo dõi điều trị cho hàng trăm bệnh nhân và sẵn sàng làm luôn công việc của điều dưỡng, y tá để giúp bệnh nhân qua cơn khó thở. Bác sĩ nội trú trẻ của Đại học Y Hà Nội tâm huyết, trách nhiệm, lăn xả là lực lượng bổ sung quý báu nơi thầy thuốc tuyến đầu.

Chàng bác sĩ nội trú trẻ Phạm Huy, có dáng người nhỏ nhưng giọng nói rất mạnh mẽ: "Mặc trên mình chiếc áo blouse trắng đã tình nguyện vào vùng dịch dù biết khó khăn, vất vả ở phía trước chúng em luôn cố gắng phải hết sức mình".

Anh Văn - DH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 10 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Top