Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS

Chủ nhật, 20:37 01/12/2019 | Y tế

GiadinhNet - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh trong buổi mít tinh tễ Mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2019 vừa tổ chức sáng nay tại Bắc Giang với chủ đề "Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS".

"Nếu buông lơi thì căn bệnh này, đại dịch này sẽ bùng phát trở lại"

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, gần 40 năm trước thế giới bắt đầu phát hiện những người bị nhiễm HIV đầu tiên. Trải qua những thời kỳ có thể dùng từ "kinh hoàng" ở không ít nơi, đến ngày hôm nay trên thế giới tổng số đã có trên 72 triệu người bị nhiễm HIV và gần một nửa trong số đó đã chết.

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ mít tinh

Ở Việt Nam  phát hiện HIV muộn hơn, trường hợp đầu tiên vào những năm 1990. Đến ngày hôm nay đã có trên 315 ngàn người bị nhiễm HIV, trong số đó đã có hơn 110 ngàn người bị chết. Nhờ sự chung tay của toàn thế giới, đại dịch đã từng bước được kiểm soát. Số người bị nhiễm mới, số người bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, số người bị chết  đã giảm dần.

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS - Ảnh 2.

Hàng nghìn đại biểu và học sinh TP Bắc Giang dự lễ mít tinh

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS - Ảnh 3.

Sự kỳ thị đối với người bị nhiễm HIV ở rất nhiều nơi đã không còn. Từ chỗ coi những người nhiễm HIV/ AIDS là xấu thì bây giờ đã coi họ như những bệnh nhân bình thường cần được chăm sóc, cần được chia sẻ. Với thành tựu của khoa học từ chỗ coi những người nhiễm HIV là "lĩnh án tử hình" thì bây giờ những người bị nhiễm HIV nếu được  phát hiện sớm và được điều trị có thể chung sống và điều đặc biệt là có thể vẫn sinh con mà vẫn không bị nhiễm HIV.

"Có được điều này chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều các tổ chức quốc tế và các chính phủ đã hỗ trợ, hợp tác. Ở Việt Nam năm nay là năm thứ 11 liên tiếp giảm cả 3 chỉ số: Số người nhiễm HIV, số người chuyển sang AIDS và tử vong do AIDS. Thay mặt Chính phủ, tôi xin cám ơn các cấp các ngành, các tổ chức xã hội đặc biệt là các cơ quan truyền thông và người dân đã hưởng ứng các hoạt động phòng và chống HIV với một sự nỗ lực kiên trì qua nhiều năm.

Xin cám ơn sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chương trình phòng chống HIV của Liên Hiệp quốc, của Tổ chức Y tế Thế giới cùng với rất nhiều tổ chức, xin cám ơn Chính phủ và nhân dân rất nhiều nước đã dành những phần hỗ trợ kinh phí cho chương trình phòng chống  HIV ở Việt Nam, trong đó phải kể đến chương trình PEPFA của Chính phủ Hoa Kỳ" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Chúng ta bước vào cái thời kỳ là phải nỗ lực ở chặng đường cuối cùng để cùng với cả thế giới chấm dứt đại dịch này vào năm 2030. Ở Việt Nam là một trong những quốc gia rất tích cực hưởng ứng vào phong trào này của Liên Hợp Quốc. "Nhưng cũng như nhiều việc khác, chặng đường cuối cùng bao giờ cũng khó hơn, và đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, vì nếu buông lơi thì căn bệnh này, đại dịch này sẽ bùng phát trở lại" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh - "Vì cho đến ngày hôm nay trên thế giới này, mỗi ngày vẫn có 5.000 người bị nhiễm HIV mới. Ở Việt Nam chúng ta mỗi năm vẫn có 10.000 người bị nhiễm HIV. Trong số trên 100.000 người bị nhiễm HIV ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khoảng 50.000 người vẫn chưa biết được chính xác bệnh tật của mình và chưa được điều trị".

Để tiến tới chấm dứt đại dịch này vào năm 2030, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh vào các giải pháp:

Đầu tiên tất cả chúng ta cần ý thức rằng, nếu không tiếp tục nỗ lực phòng căn bệnh này, thì nó sẵn sàng quay trở lại. 

Thứ hai, để đề phòng nó, đầu tiên phải nói không với ma túy, không với mại dâm. Phải có các biện pháp để tất cả mọi người phòng ngừa sự lây nhiễm. 

Thứ ba, không thể tránh khỏi, có những người vẫn bị lây nhiễm thì nhất định phải được phát hiện sớm ngay. Nếu chúng ta phát hiện được sớm ngay, và điều trị kịp thời, thì mặc dù vẫn phải kiên trì điều trị suốt đời. Cho đến ngày hôm nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị được hoàn toàn căn bệnh, nhưng việc điều trị giúp người bệnh có thể tiếp tục cuộc sống và không làm lây nhiễm sang người khác. Người bệnh có thể lấy vợ, lấy chồng, sinh con, nếu được điều trị đúng. Và để làm được việc đấy, chúng ta cần sự chung tay của tất cả các cấp chính quyền và cộng đồng. Chúng ta cần phải có một hệ thống tài chính ổn định.

Phó Thủ tướng cũng biểu dương BHXH Việt Nam đã phối hợp với ngành Y tế, đã có một chương trình để bảo đảm nguồn tài chính cho công tác phòng và chống HIV/AIDS. Chỉ còn 1 năm để đạt được mục tiêu 90-90-90, theo Phó Thủ tướng chúng ta cần phải có một kế hoạch rất cụ thể, và tập trung cả phòng, cả điều trị, đồng thời phải đạt được chỉ tiêu 90% số người nhiễm được điều trị bằng ARV vào năm 2020. 

Phó Thủ tướng cũng mong rằng, bằng hành động Việt Nam sẽ thực hiện tốt cam kết của Chính phủ với các tổ chức của Liên Hợp Quốc - sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch này.

Theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS năm 2018, thế giới có hơn 37,9 triệu người nhiễm HIV hiện đang còn sống và khoảng hơn 35 triệu người đã tử vong vì AIDS. Mỗi ngày qua đi thế giới có khoảng 5.000 người nhiễm mới HIV và như vậy mỗi năm thế giới này lại có khoảng 1,7 triệu người nhiễm mới và khoảng 770 ngàn người tử vong do AIDS.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp, sự tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể và của nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2019 là năm thứ 11 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được khống chế, giảm cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.

Việt Nam đã và đang triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV. Nhiều mô hình hiệu quả của thế giới đang được áp dụng tại Việt nam, điển hình là việc áp dụng khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới điều trị thuốc ARV ngay cho người nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4, cấp thuốc ARV 3 tháng một lần cho những người tuân thủ điều trị tốt; tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm; Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm HIV (PrEP); Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và Buprenorphine.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã chi trả điều trị HIV/AIDS bao gồm cả thuốc ARV thông qua Quỹ bảo hiểm y tế để đảm bảo sự tiếp cận cho người nhiễm HIV và tính bền vững của chương trình v.v...

Hiện nay hơn 140.000 người nhiễm HIV đang được điều trị ARV; Gần 5.000 người đang được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV; hơn 54 nghìn người nghiện ma túy đang được điều trị bằng thuốc Methadone; Mỗi năm chúng ta đã xét nghiệm HIV cho khoảng 3 triệu người; hàng chục triệu lượt người được tiếp cận truyền thông, bao cao su, bơm kim tiêm. Việt Nam là nước đứng đầu trong các nước được PEPFAR hỗ trợ đạt được tỷ lệ cao nhất về tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (trên 93%). Đây quả thật là những con số hết sức ấn tượng, là những kết quả rất đáng khích lệ, rất đáng tự hào. Cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS, là nước áp dụng được nhiều sáng kiến mới trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực về phòng chống HIV/AIDS

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS - Ảnh 5.

Bà Caryn McClelland – Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, bà Caryn McClelland – Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng về công cuộc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam: "Việt Nam cho thấy sự chỉ đạo đặc biệt trong cuộc chiến chống lại HIV: 6 năm trước, Việt Nam cam kết giảm sự phụ thuộc vào các nguồn lực từ các nhà tài trợ để kiểm soát dịch HIV. Chính phủ Việt Nam đã làm được điều mà ít chính phủ khác có thể làm được - đó là tự chủ tài chính cho các dịch vụ điều trị HIV thông qua bảo hiểm y tế và cung cấp dịch vụ HIV có giá cả phải chăng hơn và bền vững hơn với người dân Việt Nam" - bà Caryn McClelland nói. 

Ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực UNAIDS, Khu vực châu Á và Thái Bình Dương cũng đánh giá: Nhờ có sự lãnh đạo, cam kết và hành động mạnh mẽ trong phòng chống HIV những năm qua, đã đạt được kết quả giảm 65% số ca nhiễm HIV mới trong giai đoạn 2010 – 2018, đây là bước tiến lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc khống chế sự lây lan của HIV. 

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS - Ảnh 6.

Ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực UNAIDS, Khu vực châu Á và Thái Bình Dương

"Năm 2019 cũng đánh dấu 20 năm chương trình điều trị kháng HIV ở Việt Nam, chương trình đã không ngừng mở rộng độ bao phủ trên toàn quốc, cứu sống được rất nhiều sinh mạng và liên tục có những bước phát triển vững chắc. Việt Nam cũng là một điểm sáng trong khu vực với việc nhanh chóng áp dụng các sáng kiến mới nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng dịch vụ cũng như thúc đẩy việc tiếp cận dễ dàng hơn tới các dịch vụ phòng chống HIV thân thiện với khách hàng" - ông Eamonn Murphy nhận định. 

Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và Giám đốc khu vực UNAIDS, Khu vực châu Á và Thái Bình Dương cho hay, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết chấm dứt AIDS vào năm 2030. 

Lễ mít tinh nhằm huy động sự quan tâm, tham gia của lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS; tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử  với người  bị nhiễm HIV/AIDS; tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Qua đó nhằm nâng cao ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng chống HIV/AIDS, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS, thực hiện thành công "Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" và mục tiêu "Kết thúc chiến dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030".

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kết thúc đại dịch AIDS - Ảnh 7.

Sau lễ mít tinh, ban tổ chức cùng các nhà hảo tâm thăm và tặng quà: 20 xe đạp, 100 cặp sách, 70 suất quà, 374 áo ấm và 1000 cuốn sách truyện, tổng giá trị trên 150 triệu đồng cho các cháu bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thành phố Bắc Giang.

Minh Trang

Minh Trang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top