Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao xét nghiệm ban đầu dương tính nhưng sau đó bệnh nhân người Indonesia lại âm tính?

GiadinhNet - Kết quả âm tính của bệnh nhân này là một tin vui, tuy nhiên xét thấy việc kết quả xét nghiệm ban đầu từ dương tính nhẹ chuyển sang âm tính sẽ làm phát sinh các câu hỏi vì sao lại có sự thay đổi này.

Vì sao xét nghiệm ban đầu dương tính nhưng sau đó bệnh nhân người Indonesia lại âm tính? - Ảnh 1.

Sáng 2/7, Bộ Y tế đã xác nhận kết quả xét nghiệm người đàn ông quốc tịch Indonesia và tất cả người tiếp xúc đều âm tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, bệnh nhân trên đã đến khám tại tại phòng khám Family Practice ở Quận 2 (TP HCM) nhưng do phòng khám không đủ điều kiện xét nghiệm COVID-19 nên phòng khám đã lấy mẫu và chuyển mẫu sang Bệnh viện FV (đơn vị được Bộ Y tế cấp phép xét nghiệm COVID-19) để làm xét nghiệm vào sáng 30/6/2020. 

Vì sao xét nghiệm ban đầu dương tính nhưng sau đó bệnh nhân người Indonesia lại âm tính? - Ảnh 2.

Tất cả các ca có tiếp xúc gần, liên quan đến bệnh nhân người Indonesia đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2

Đến 18h cùng ngày, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính nhẹ, Bệnh viện FV đã báo kết quả cho phòng khám gửi mẫu, đồng thời thông tin cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) và Sở Y tế TP HCM theo đúng quy trình của Bộ Y tế để thực hiện xét nghiệm kiểm tra chéo. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trên cùng mẫu bệnh phẩm này cũng cho kết quả "dương tính" tương tự. Cũng trên bệnh nhân này, Viện Pasteur TP HCM đã tiến hành lấy một mẫu bệnh phẩm khác để chạy xét nghiệm và được kết quả là "âm tính".

Kết quả âm tính của bệnh nhân này là một tin vui, tuy nhiên xét thấy việc kết quả xét nghiệm ban đầu từ dương tính nhẹ chuyển sang âm tính sẽ làm phát sinh các câu hỏi vì sao lại có sự thay đổi này. Do đó, bệnh viện FV đã chủ động gửi TCBC này đến quý báo để lý giải rõ hơn về các yếu tố chuyên môn, nhằm hỗ trợ quý báo thông tin đúng và đủ để dư luận hiểu thấu đáo vấn đề.

Gần đây ở Việt Nam đã ghi nhận một số ca bệnh COVID-19 đã khỏi sau đó lại tái "dương tính", hay như ca bệnh người Indonesia được phát hiện "dương tính" ở một phòng xét nghiệm sau đó xét nghiệm lại kết luận "âm tính" ở một phòng xét nghiệm khác khiến dư luận hoang mang. Vậy đâu là nguyên nhân của những tình huống như thế?

Vì sao xét nghiệm ban đầu dương tính nhưng sau đó bệnh nhân người Indonesia lại âm tính? - Ảnh 3.

Tính đến ngày 23/4/2020, cả nước đã có 112 phòng xét nghiệm được cấp phép xét nghiệm và khẳng định kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: Liên Châu

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng Xét nghiệm PCR không phải là một xét nghiệm để tìm thấy cả con virus sống. Đó chỉ là xét nghiệm tìm các đoạn gene đặc hiệu của virus trong mẫu bệnh phẩm. Nói cách khác, xét nghiệm dương tính chỉ có thể kết luận việc tồn tại một phần cấu trúc virus trong mẫu bệnh phẩm đó mà thôi.

Trường hợp mẫu bệnh phẩm được lấy tại phòng khám Family Practice sau đó có phản ứng PCR dương tính với các genes đặc hiệu của virus SARS-CoV-2. Chúng ta cần hiểu đó không có nghĩa là một ca đang mắc bệnh COVID- 19. Chúng ta đều biết rằng bệnh COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ vài ngày cho tới 2 tuần là tối đa. Trong hơn 3 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận ca bệnh nào trong cộng đồng. Và bệnh nhân của phòng khám Family Practice nêu trên đã ở Việt Nam từ đầu tháng 3, vì thế không thể nào là ca bệnh đang nhiễm.

Xét nghiệm PCR dương tính với một phần của virus được biết đến từ đầu dịch, và cũng thường gặp ở một số quốc gia khác ngay cả sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt như Hàn Quốc. Giống như tất cả các bệnh nhiễm virus, các SARS CoV-2 sau khi chết sẽ đào thải các mảnh protein vỡ của nó thông qua dịch tiết của người bệnh đã khỏi (không phải là nguyên virus còn sống, nên không có khả năng gây bệnh), quá trình này có thể kéo dài nhiều tuần lễ, phụ thuộc vào cơ địa cũng như một số thuốc bệnh nhân có thể đã sử dụng (như corticoid).

Tại Việt Nam, chúng ta có hai chiến thuật xét nghiệm COVID 19 được Bộ y tế phê duyệt. Đầu tiên là chiến thuật được áp dụng tại Mỹ, được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ phê chuẩn, sử dụng gene đích là gen N, một gen đặc hiệu của SARS CoV-2. Chiến thuật thứ 2 được WHO đề xuất, với gene mục tiêu là gene E, hiện được Viện Pasteur TP.HCM triển khai.

Bệnh nhân Indonesia nói trên được phòng xét nghiệm FV áp dụng chiến thuật của CDC Hoa Kỳ. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính nhẹ với Gene N và Gene RdRP, cho phép kết luận mẫu bệnh phẩm dương tính với virus SARS CoV-2, đúng theo quy trình xét nghiệm của CDC Hoa Kỳ đã được Bộ Y tế phê duyệt. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trên cùng mẫu bệnh phẩm này cũng cho kết quả "dương tính" tương tự.

Cũng trên bệnh nhân này, Viện Pasteur TP HCM đã tiến hành lấy một mẫu bệnh phẩm khác để chạy xét nghiệm PCR theo chiến lược của WHO. Do không phát hiện thấy gene E mục tiêu nên mẫu được kết luận là "âm tính" hay không phát hiện thấy gene E trên mẫu bệnh phẩm mới này.

Vì sao xét nghiệm ban đầu dương tính nhưng sau đó bệnh nhân người Indonesia lại âm tính? - Ảnh 5.

Khi sự bùng phát một bệnh dịch đã đi qua, với sự xuất hiện của nhiều ca bệnh "đã khỏi" trong cộng đồng thì xét nghiệm PCR dương tính không hoàn toàn có nghĩa là chúng ta có một người bệnh thực sự có khả năng lây cho cộng đồng. Ảnh minh họa: Giang Huy

Những xét nghiệm về huyết thanh học cho thấy, mẫu máu của bệnh nhân kể trên DƯƠNG TÍNH kháng thể lớp IgG (được hiểu là đã từng bị bệnh) và ÂM TÍNH với kháng thể lớp IgM (dùng xác định đợt nhiễm trùng cấp). Kết hợp với các mẫu xét nghiệm phát hiện gene N, Gene RdRp và không thấy gene E, chúng ta có thể kết luận đây là một ca đã bị bệnh từ trước đó, và nay không còn hoạt tính của virus. Hay nói cách khác là đã khỏi bệnh.

Điều này cũng giải thích vì sao, tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới có hiện tượng xét nghiệm PCR tái "dương tính" của các ca bệnh sau khi đã hoàn thành điều trị COVID -19 thành công. Những ca này không gọi là tái nhiễm hay tái phát bệnh.

Khi sự bùng phát một bệnh dịch đã đi qua, với sự xuất hiện của nhiều ca bệnh "đã khỏi" trong cộng đồng thì xét nghiệm PCR dương tính không hoàn toàn có nghĩa là chúng ta có một người bệnh thực sự có khả năng lây cho cộng đồng. Trong bối cảnh nuôi cấy virus cực kỳ khó khăn và tốn kém, thì xét nghiệm huyết thanh như viện Pasteur đã thực hiện trong ca này để biện luận chẩn đoán một ca "dương tính" với xét nghiệm PCR là việc cần thiết và được khuyến cáo, giúp giảm thiểu những gánh nặng y tế cho việc cách ly, điều tra dịch tễ và xét nghiệm đại trà PCR cho những người tiếp xúc. Cũng như tránh sự hiểu nhầm gây hoang mang trong dư luận như trường hợp kể trên.

COVID-19 là điều vô cùng mới mẻ trên thế giới này, và hầu hết các quốc gia đều chưa thể xây dựng được chiến lược xét nghiệm hoàn hảo. Việt Nam chúng ta đã rất thành công trong việc chống dịch hiệu quả. Nên chăng cũng là thời điểm tốt để chúng ta xây dựng một chiến lược xét nghiệm hiệu quả, như một hình mẫu, với việc phối hợp giữa xét nghiệm sinh học phân tử và xét nghiệm huyết thanh học để có kết quả công bố chính xác nhất tình huống từng ca bệnh, qua đó có phương án xử lý y khoa phù hợp với tính chất của giai đoạn bình thường mới?

H.Anh

(Nguồn Bệnh viện FV)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 6 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 16 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 2 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Top