Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ chết oan vì dùng đồng xu cạo lên vết chó dại cắn

Thứ hai, 09:59 24/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Nghệ An ghi nhận, có ít nhất 5 người tử vong do phát bệnh dại. Các trường hợp trên đều không tiêm phòng sau khi bị chó cắn hoặc sử dụng thuốc Nam để phòng bệnh. Đến khi xuất hiện các biểu hiện điển hình của bệnh dại thì đã quá muộn để cứu chữa.

Người dân đến tiêm phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An. Ảnh: H.H
Người dân đến tiêm phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An. Ảnh: H.H

Cầu cứu thầy lang, thay vì tiêm phòng dại

Gần đây nhất (ngày 27/ 9),cháu Nguyễn Văn Tuấn (SN 2009, trú tại xã Tây Thành, Yên Thành) được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An với các triệu chứng phát bệnh dại. Cách đó khoảng 1 tháng, cháu Tuấn bị chó cắn. Nghe người quen bảo "Tiêm phòng dại ảnh hưởng đến trí nhớ"(?!) nên gia đình đã đưa cháu đến thầy lang để phòng bệnh bằng cách dùng đồng xu cạo lên vết cắn và lấy thuốc Nam về uống. Đến khi cháu phát bệnh và đưa vào bệnh viện cấp cứu thì không cứu chữa được nữa, ngày hôm sau cháu qua đời.

Trước đó, tháng 8/2016, Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Thị Phương Ly (trú tại xã Công Thành, Yên Thành, Nghệ An) nhập viện với những dấu hiệu như: Sốt, ăn ít, sợ nước, sợ gió… Khai thác bệnh sử của bệnh nhân thì được biết, bệnh nhân bị chó cắn. Sau khi cắn người, con chó cũng đã chết. Gia đình lấy thuốc Nam về cho cháu Ly uống. Chỉ khi cháu có biểu hiện phát bệnh dại mới đưa đến bệnh viện cứu chữa nhưng không kịp.

Một trường hợp khác nữa là chị Hoàng Thị Hảo (trú tại xã Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An) cũng tử vong vì phát bệnh dại. Chị Hảo bị chó cắn khi đang mang thai. Sợ tiêm phòng ảnh hưởng đến đứa con trong bụng, chị nói chồng đi lấy thuốc của một thầy lang huyện bên cạnh về uống. Người chồng, anh Trương Văn Minh đau xót kể lại: “Thầy lang bảo chỉ uống 1 thang thuốc, giá 100 nghìn là không phải lo gì nữa, kể cả bệnh nhân đã phát bệnh dại, cứ đưa người bệnh đến nhà, sẽ chữa khỏi. Ba tháng sau đó, vợ tôi không có biểu hiện gì. Nhưng một hôm, sau khi vợ tôi đi đám tang một người trong xóm về thì phát bệnh. Đưa đến bệnh viện, các bác sĩ bảo phải phẫu thuật gấp để cứu con chứ mẹ không cứu được nữa. Thằng bé chào đời ở tuần thai thứ 33, nhưng yếu quá, cũng không ở được với bố…”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: “Trong vòng 2 tháng 8 - 9 vừa qua, Khoa tiếp nhận 3 bệnh nhi phát bệnh dại. Cả 3 bệnh nhân đều không được tiêm phòng sau khi bị chó cắn. Có gia đình lại đưa nạn nhân đi chữa bệnh dại bằng thuốc Nam. Khi phát bệnh, mới đưa vào bệnh viện thì không thể cứu được nữa. Nhìn gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà khi không còn hi vọng gì nữa, chúng tôi đau xót lắm. Có bệnh nhân còn tỉnh táo chào bác sĩ trước khi về. Thấy cái chết trước mắt đó nhưng chúng tôi không thể làm gì được nữa…”.

Tiêm vaccine kháng dại càng sớm càng tốt

Báo cáo của ngành chức năng, tỷ lệ tiêm phòng dại trên vật nuôi ở Nghệ An ước tính đạt khoảng 22%. Vật nuôi không được tiêm phòng đầy đủ, khi cắn người, thay vì nuôi nhốt để theo dõi chặt chẽ, nhiều trường hợp đánh chết hoặc làm thịt: “Đây là điều cực kỳ nguy hại. Khi bị chó mèo cắn, việc đầu tiên là sơ cứu, rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng, cần phải theo dõi chặt chẽ vật nuôi trong vòng 10 ngày, không được đánh chết hay làm thịt. Nếu bị cắn vào vùng gần thần kinh trung ương như vùng mặt cổ, bộ phận sinh dục, vết cắn sâu hay cắn nhiều chỗ phải tiêm vaccine huyết thanh kháng dại (SAR) càng sớm càng tốt trong vòng 2 ngày kể từ khi bị cắn.

Nếu vật nuôi chết hoặc không xác định được vật cắn, cần phải tiêm đủ 5 mũi vaccine phòng dại. Sau 10 ngày kể từ khi bị chó, mèo cắn, nếu vật nuôi vẫn khỏe mạnh thì có thể dừng lại sau mũi 3 của liệu trình vaccine. Đối với bệnh dại, chỉ có thể phòng, không thể chữa khi đã phát bệnh”, BS Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khuyến cáo.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An, mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng trên 7.000 trường hợp phải điều trị dự phòng bằng vaccine phòng dại. Nhưng tại nhiều địa phương, người dân vẫn quan niệm và tìm thầy lang để phòng, chữa bệnh khi bị chó cắn. Theo BS Hoàng Ngọc Đàn, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An) thì quan niệm này của người dân là sai lầm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Theo BS Hoàng Ngọc Đàn, hiện tại, với những loại vaccine nhập khẩu từ Pháp, Ấn Độ (vaccine vô bào) không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, nhưng giá thành khá cao. Nếu tiêm đủ 5 mũi, giá thành vào khoảng trên - dưới 1 triệu đồng.

“Quan niệm tiêm vaccine phòng dại gây mất trí nhớ hay ảnh hưởng đến thai nhi là hoàn toàn không đúng. Đối với vaccine phòng dại hiện nay, một số trường hợp ghi nhận, có biểu hiện dị ứng nhẹ như nổi mề đay nên song song với tiêm vaccine thì chúng tôi tiêm kháng vitamin phòng dị ứng cho người tiêm phòng”, BS Hoàng Ngọc Đàn cho biết.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh dại

- Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn?

Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

- Cách xử trí tại chỗ như thế nào?

Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày.

- Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không?

Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.

- Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không?

Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Thuốc Nam có chữa được bệnh dại?

Không. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm vaccinne và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

BS Giang Minh

Hồ Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top