Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP Hồ chí minh: Trẻ nhập viện tăng cao vì sử dụng thiết bị làm mát sai cách

Thứ sáu, 11:21 06/05/2016 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết quá nóng, oi nồng nên không khí tại TPHCM những ngày qua rất khó chịu. Trẻ nhỏ đổ bệnh hàng loạt, số trẻ phải nhập viện khám, điều trị nội trú tăng cao khiến tình trạng quá tải cục bộ đang diễn ra ở không ít bệnh viện. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các bậc phụ huynh đã lạm dụng thiết bị làm mát mà không ngờ tới hậu quả cho trẻ.

Anh Nguyễn Hữu Lực đang chăm con gái 16 tháng tuổi tại Khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Đồng 1). Ảnh: Đỗ Bá
Anh Nguyễn Hữu Lực đang chăm con gái 16 tháng tuổi tại Khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Đồng 1). Ảnh: Đỗ Bá

Trẻ ào ào nhập viện

Theo quy luật, bệnh liên quan đến hô hấp thường tăng cao vào mùa lạnh. Thế nhưng tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) những ngày này khá đông trẻ đến khám và điều trị vì bệnh “nghịch mùa” gia tăng. Tại Khoa Hô hấp, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Lực (tạm trú tại quận 12) đang tất bật chăm con gái 16 tháng tuổi - bé Nguyễn Võ Khánh Vy. Anh Lực cho hay, bé Vy mắc bệnh viêm phế quản khá nặng, phải nhập viện điều trị đã 3 ngày qua. Bé Vy cứ lắc đầu không chịu há miệng để ngậm thiết bị xông khí cầm tay khiến bố phải loay hoay dỗ dành mãi. “Không hiểu sao trời nóng mà lại bị viêm phế quản”, anh Lực than thở sau khi kết thúc quá trình xông khí không hề dễ dàng chút nào cho cô con gái bé bỏng.

Hiện các giường bệnh tại Khoa Hô hấp đã chật kín. Tiếng quạt giấy cứ xoành xoạch vang không ngừng. Hầu như các phụ huynh ở đây đều có thắc mắc giống anh Lực: “Sao trời nóng mà con mình lại mắc bệnh viêm phế quản?”.

BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Đồng 1) chia sẻ: “Quả thực thời gian này không phải là mùa cao điểm các bệnh về hô hấp theo quy luật chung. Song sở dĩ nhiều trẻ mắc bệnh về hô hấp vào mùa nóng và oi khó chịu như hiện nay là do người lớn thiếu cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị chống nóng như quạt hơi nước, máy lạnh…”.

Theo các chuyên gia về bệnh hô hấp ở TPHCM, với thời tiết nắng nóng, người lớn phải đặc biệt lưu ý nguyên tắc giúp trẻ “không nóng” hoặc cùng lắm là “mát” chứ đừng khiến trẻ bị “lạnh” vì thiết bị chống nóng. BS Trần Anh Tuấn chia sẻ cụ thể, quạt phải bật chế độ xoay đều chứ không để cố định một hướng, trẻ thấy mát cứ ngồi hay nằm “hứng gió” bằng lưng hoặc ngực. Đặc biệt là quạt hơi nước có tác dụng phun sương khiến trẻ rất thích thú nên hay đứng sát cạnh rồi há miệng “đón gió” nên rủi ro nhiễm lạnh rất cao. Với máy lạnh, nguy cơ càng lớn hơn.

Vì vậy, theo BS Trần Anh Tuấn, nhiệt độ máy lạnh nên dừng ở chế độ 27oC mà không giảm hơn vì trẻ chịu lạnh kém. Bên cạnh đó, rủi ro “sốc nhiệt độ” nếu trẻ từ vùng lạnh di chuyển sang vùng nóng đột ngột cũng dẫn tới nhiều bệnh lý khác. BS Trần Anh Tuấn còn lý giải thêm, nguyên nhân khác khiến trẻ mắc nguy cơ nhiễm nhiều bệnh trong mùa nóng mà không riêng gì bệnh hô hấp, đó là ăn uống giảm khiến dinh dưỡng thiếu, dẫn đến sức đề kháng kém đi.

Cẩn trọng với các bệnh “nghịch mùa”

Liên quan đến bệnh “nghịch mùa” còn có sốt xuất huyết Dengue. Theo BS Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, dù đây là thời điểm thấp nhất của bệnh truyền nhiễm này nhưng số ca mắc vẫn cao hơn so với năm trước.

Tính từ đầu năm đến nay, tại TPHCM đã có 7.081 ca nhập viện vì sốt xuất huyết, trong đó có một ca tử vong. “Theo quy luật, thời tiết càng nóng thì muỗi càng ít và thời điểm này chính là điểm rơi thấp nhất của dịch bệnh sốt xuất huyết. Nhưng sở dĩ số ca mắc vẫn cao hơn cùng kỳ là mùa dịch năm vừa qua số ca mắc quá lớn, dù tốc độ giảm so với cùng kỳ không hề thua kém”, BS Nguyễn Trí Dũng chia sẻ.

Chuyên gia về lĩnh vực y tế dự phòng cũng nói thêm rằng, thời tiết nóng hiện nay đang giúp triệt tiêu hầu hết môi trường sống và sinh sản của muỗi vằn, song ở trong nhà thì vẫn còn. Vì vậy, ngoài diệt lăng quăng, diệt muỗi còn phải chống muỗi đốt bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là cho trẻ con.

Những ngày này, tình trạng đông bệnh nhân tại Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Đồng 1) cũng đang diễn ra. Bệnh nhân vào đây chủ yếu do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, nhiều trường hợp khá nặng. BS Hoàng Lê Phúc – Trưởng khoa Tiêu hóa cho hay, hiện có hơn 200 ca điều trị nội trú tại khoa, khiến trẻ phải nằm ghép là tình trạng khó tránh dù không ai muốn.

Lý giải chuyện “đúng mùa” của các bệnh về tiêu hóa ở trẻ con, chủ yếu do virus Rota gây tiêu chảy, BS Hoàng Lê Phúc nói: “Thức uống không sạch, thức ăn ôi thiu là nguồn gây bệnh, lại cộng với thời tiết nóng quá nên số trẻ mắc bệnh tăng khá cao”. Theo BS Hoàng Lê Phúc, thời tiết nóng khiến trẻ mất nước nhiều nên cần bù nước liên tục. Thời tiết nóng cũng khiến thức ăn, không chỉ bữa chính mà ăn phụ, ăn vặt cũng dễ bị ôi thiu hơn. “Có hơn 20 tác nhân gây bệnh tiêu chảy nhưng trong mùa nóng hiện nay bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra chiếm hơn 50% tổng số ca bệnh”, BS Hoàng Lê Phúc cho biết thêm.

“Liên quan đến bệnh truyền nhiễm nhiều nguy cơ bùng phát trong mùa nóng, bệnh tay chân miệng đang “nhúc nhích” theo chiều hướng bất lợi”, BS Nguyễn Trí Dũng đưa ra cảnh báo. Số liệu thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có 1.296 ca mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện điều trị. Theo BS Nguyễn Trí Dũng, trái ngược với sốt xuất huyết trong xu thế giảm, bệnh tay chân miệng từ nay trở đi đang trong xu thế tăng. Trường học và các khu nhà trọ được xem là điểm nguy cơ khiến bệnh tay chân miệng bùng phát và lan rộng. Vì vậy, ngoài vai trò giám sát chặt chẽ của ngành Y tế trong việc phát hiện và ngăn ngừa sự lây lan, còn rất cần sự hiệp lực của người lớn tại những nơi này nhằm đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ hợp vệ sinh.

Mỗi ngày có gần 7.000 lượt trẻ đến khám

Số liệu từ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho thấy, hiện mỗi ngày trung bình có khoảng 7.000 lượt trẻ đến khám, điều trị ngoại trú (có ngày gần 8.000 lượt), tăng hàng nghìn lượt khám so với trước mùa nóng. Thống kê cũng chỉ rõ tỷ lệ trẻ khám, điều trị ngoại trú các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp chiếm 2/3. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ khám, điều trị ngoại trú tại cơ sở y tế này cũng gia tăng. Thống kê từ đơn vị này cho thấy trung bình mỗi ngày có hơn 5.000 lượt khám, điều trị ngoại trú, cũng tăng hàng nghìn lượt so với thời điểm trước mùa nóng.

Bài thuốc hay cho ngày nóng

Mùa hè đã đến, thời tiết nắng nóng, môi trường ô nhiễm hơn, các loại virus, vi khuẩn phát triển, nhiều bệnh có điều kiện phát sinh như: Rôm sảy, nấm, các bệnh dễ lây truyền như: Thủy đậu, đau mắt đỏ, tiêu chảy... Các bậc phụ huynh cần chú ý phòng tránh bệnh bằng cách:

Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí, lau dọn nhà thường xuyên. Không quay hướng quạt thẳng vào mặt và nếu dùng điều hòa thì nên để ở nhiệt độ 27oC là thích hợp nhất. Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột khi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời hoặc ngược lại.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất do thời tiết quá nắng nóng.

Hạn chế ở lâu trong những nơi công cộng quá đông người như: Hồ bơi, phòng tắm công cộng...

Nên giữ cơ thể luôn sạch sẽ và bổ sung các thực phẩm giải nhiệt như: Dưa hấu, bí xanh, bột sắn dây...

Một số bài thuốc có thể giúp bạn chữa các bệnh vào mùa nóng:

- Cảm nắng: 20g cùi trắng của dưa hấu, 20g lá sen tươi, 15g hoa bạch biến đậu tươi, 5g hoa kim ngân khô, 10g búp tre cuộn tăm. Cho nước vào sắc lấy 500ml uống chữa cảm nắng.

- Thanh nhiệt giải độc: hoa kim ngân, bồ công anh, sài đất, thổ phục linh, huyến sâm, củ sắn dây, tâm sen (xuyên tâm liên) đem sắc lấy nước uống.

- Viêm họng: 10g kim ngân, 10g lá dâu, 10g mach môn, 10g trần bì, đem sắc nước uống, chia làm 4 lần/ngày. Pha nước muối loãng để súc răng miệng.

- Mụn nhọt, dị ứng: 10g hoa kim ngân, 10g liên kiều, 15g thổ phục linh, 10 g huyền sâm, sắc uống trong 10 ngày. Lấy 100g lá vòi voi tươi rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, chia làm 3 lần đắp/ ngày, đắp liên tục 2-3 ngày.

Lương y Tuấn Hạnh - Viện Y học cổ truyền Trung ương

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top