Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng

GiadinhNet - Đến 8h00 sáng nay 27/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng số ca mắc bệnh COVID-19 toàn cầu gần chạm ngưỡng 3 triệu người. Tình hình dịch bệnh tại Mỹ vẫn tiếp tục căng thẳng, trong khi tại Nga, có tới gần 50% số người mắc bệnh không có triệu chứng.

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng - Ảnh 1.

Thế giới gần 207.000 người tử vong, dịch bệnh giảm ở một số nước châu Âu

Đến 8h00 sáng nay 27/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng số ca mắc bệnh COVID-19 là 2.994.436 người, trong đó có 206.973 ca tử vong. Đại dịch nhìn chung đang có xu thế giảm ở nhiều nước, song “tâm dịch" Mỹ diễn biến vẫn rất căng thẳng.

Đến sáng nay, Mỹ ghi nhận thêm 26.509 ca mắc và 1.157 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 987.160 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 55.413 trường hợp.

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng - Ảnh 3.

Nhiều bệnh viện ở Mỹ đang thiếu trang thiết bị y tế chống dịch (Ảnh: AFP)

Điều phối viên Nhóm đặc trách chống COVID-19 của Nhà Trắng, Tiến sỹ Deborah Birx dự báo số ca nhập viện và số người tử vong do COVID-19 tại Mỹ sẽ giảm mạnh vào cuối tháng 5. Một số bang của Mỹ đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa nhằm cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại. Một số quan chức y tế cảnh báo nếu không tăng cường xét nghiệm, việc nới lỏng giãn cách xã hội có thể dẫn đến làn sóng thứ hai về COVID-19 trên toàn nước Mỹ.

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc COVID-19 là 226.629 sau khi ghi nhận thêm 2.870 trường hợp nhiễm mới. Đến sáng nay, số ca tử vong do COVID-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 23.190 (tăng 288 trường hợp). 

Tây Ban Nha đã duy trì được đà giảm của dịch khi lần đầu tiên sau hơn 1 tháng có số nạn nhân trong ngày dưới 300 người. Ngày 26/4, trẻ em Tây Ban Nha lần đầu được ra ngoài sau 6 tuần phong toả, sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất châu Âu. Theo sắc lệnh của Chính phủ, trẻ em dưới 14 tuổi giờ được ra ngoài nếu có người lớn đi cùng. Hướng dẫn mới cấm trẻ em không được tụ tập quá 3 người khi ở cùng một người lớn, và không được đi xa quá 1 km từ nhà. 

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng - Ảnh 4.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Leganes, Tây Ban Nha ngày 26/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Italy ghi nhận thêm 3.786 ca mắc mới và 525 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 197.675, trong đó có 23.190 ca tử vong. Tuyên bố trong cuộc họp báo tối qua 26/4, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ca ngợi sự hy sinh của người dân đã giúp nước này duy trì được đà giảm của dịch COVID-19, dù đã có những thời điểm mọi việc tưởng như vượt ngoài tầm kiểm soát. 

Từ ngày 4/5, các công dân Italy sẽ được phép tổ chức các cuộc gặp mặt gia đình không quá 15 người và phải đeo khẩu trang. Những người có thân nhiệt từ 37,5 độ trở lên phải ở lại trong nhà. Một số hoạt động kinh tế được nối lại, chủ yếu là các nhà máy sản xuất, công trường xây dựng và các cơ sở bán buôn. Đến ngày 1/6, các nhà hàng được mở cửa nhưng chỉ được phép bán đồ mang đi, không được phép tụ tập. Đến 18/6, đa số các hoạt động kinh tế khác sẽ trở lại bình thường. 

Tổng số ca mắc COVID-19 tại Pháp tính đến sáng nay là 162.100 (tăng 612), số ca tử vong là 22.856 (tăng 242)

Số ca mắc COVID-19 tại Đức đã là 157.495 trường hợp. Cụ thể, ngày 26/4 nước này ghi nhận thêm 1.257 ca mắc mới và 99 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại Đức hiện tại là 157.770 và 5.976.

Anh cũng thêm 4.463 ca mắc và 413 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc tại nước này hiện tại là 152.840 trường hợp, trong đó 20.732 ca tử vong. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận được hãng Opinium thực hiện với trên 2.000 công dân Anh trong thời gian từ ngày 21-23/4, có 63% cho rằng chính phủ Anh đã không hành động đủ nhanh để ngăn chặn đà lây lan của dịch, 57% không đồng tình với cách thức tiến hành của chính phủ Anh trong vấn đề xét nghiệm. 

Australia ra mắt phần mềm ứng dụng truy vết người nhiễm COVID-19

Australia vừa ra mắt ứng dụng truy vết người mắc COVID-19 có tên gọi là “COVIDSafe” để giúp các nhân viên y tế của nước này có thể phát hiện các trường hợp có khả năng bị lây nhiễm COVID-19 từ những người bệnh.

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng - Ảnh 5.

Ngày 2/3, Australia đã xác nhận trường hợp đầu tiên lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng tại nước này.

Bắt đầu từ 18h tối 26/4 (theo giờ địa phương), người dân Australia có thể tải ứng dụng truy dấu người mắc COVID-19 "COVIDSafe" xuống điện thoại di động. Những người sử dụng ứng dụng sẽ được thông báo nếu có tiếp xúc với người bị COVID-19. Ứng dụng cho phép các nhân viên y tế có thể tìm được những người mà bệnh nhân  COVID-19  từng tiếp xúc trong khoảng thời gian từ 15 phút trở lên trong khoảng cách 1,5m.

Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt khẳng định các dữ liệu mà ứng dụng thu thập được sẽ được lưu trên điện thoại trong vòng 21 ngày và chỉ được chia sẻ cho các nhân viên y tế nếu người sử dụng đồng ý. Ứng dụng này cũng có tính bảo mật cao, không một ai có thể truy cập các thông tin này ngoài các nhân viên y tế của các bang. Vi phạm các quy định này thì có thể bị ngồi tù. Các dữ liệu mà ứng dụng thu thập được trên điện thoại sẽ bị xóa sau 21 ngày.

Cho đến lúc này, Australia đã có 15.255 người nhiễm (tăng 77) và 542 người tử vong (tăng 6).

Gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng

Trong 24 giờ qua, tại Nga đã ghi nhận thêm 6.361 ca nhiễm virus SARS-Cov-2, nâng tổng số mắc bệnh lên 80.949 người, trong đó có 747 người tử vong (tăng 66).

Theo Ban điều hành về kiểm soát và ngăn ngừa dịch COVID-19 của Nga, trong số gần 81.000 trường hợp nhiễm bệnh, đã có 6.767 người được chữa khỏi, 747 người tử vong. Cũng theo số liệu của Ban điều hành, sự tăng lên trung bình hàng ngày về số lượng người nhiễm bệnh tại Nga trong tuần này đã chậm lại đến 9,5% so với 15,3% một tuần trước đó. Sự gia tăng về số lượng người nhiễm bệnh là 88,9% trong 7 ngày so với 171,1% trong tuần trước. Đáng lưu ý là 46% bệnh nhân mắc  COVID-19 ở Nga không có triệu chứng, khiến cho công tác phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh khó khăn hơn.

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng - Ảnh 6.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực xét nghiệm COVID-19 ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 30/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Số ca mắc COVID-19 tại các nước châu Á khác vẫn tiếp tục tăng. Ấn Độ và Hàn Quốc có số ca mắc COVID-19 lần lượt là 27.890 và 10.728. Trong khi đó, Philippines hiện đã có 7.579 ca mắc, trong đó có 501 ca tử vong. Các con số này ở Malaysia lần lượt là 5.780 và 38, ở Indonesia là 8.882 và 743, ở Singapore là 13.624 và 12.

WHO và Anh công nhận bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam

Cơ quan chuyên môn về thẩm định sản phẩm y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi thư thông báo việc công nhận kit xét nghiệm "LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR" của Việt Nam, do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Đây là thư trả lời của WHO sau khi phía Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng WHO thẩm định bộ xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL).  

Tình hình dịch COVID-19 sáng 27/4: Mỹ diễn biến căng thẳng, gần 50% ca nhiễm ở Nga không có triệu chứng - Ảnh 7.

Bộ sinh phẩm (bộ Kít) realtime RT PCR one step phát hiện vi rút corona chủng mới (nCoV) do Học Viện Quân y chủ trì phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Theo thư thông báo trên, cơ quan thẩm định của WHO công nhận sản phẩm bộ xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.

Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm COVID-19 nêu trên của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Trước đó, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR nêu trên. 

Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã gửi chứng nhận cho công ty Việt Á.MHRA đã tiến hành kiểm định chất lượng, thử nghiệm trong thực tế và cấp phép cho bộ sản phẩm trên, theo đó bộ sản phẩm xét nghiệm này sẽ được bán tự do tại tất cả cả nước thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) mà Anh là thành viên. 

Bộ xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR, được Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất. Bộ xét nghiệm này đã được sử dụng tại Việt Nam với hiệu quả phát hiện bệnh tốt. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt hàng Việt Nam sản xuất bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 này.

H.Anh (th)

Việt Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top