Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Thương con lắm, nhưng tất cả vì công việc, vì sức khỏe cộng đồng nên phải cố gắng thôi"

GiadinhNet - Đêm, ánh đèn từ ô cửa phòng xét nghiệm hắt ra. Dưới sân, đội phản ứng nhanh nhanh chóng chuyển từng hòm chứa mẫu bệnh phẩm vừa lấy về từ cơ sở. Vừa cởi bỏ bộ trang phục chống dịch ướt đẫm mồ hôi trong làn gió đêm se lạnh, quầng thâm dưới mắt hiện rõ trên gương mặt mỗi người...

Thương con lắm, nhưng tất cả vì công việc, vì sức khỏe cộng đồng nên phải cố gắng thôi - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, số người nhiễm đang tăng lên từng giờ. Phía sau những con số ấy là cuộc đua thầm lặng, dũng cảm của đội ngũ cán bộ y tế, trong đó có những người làm công tác xét nghiệm COVID-19 ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam. 

Họ đang từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để thực hiện nhanh chóng, chính xác từng mẫu xét nghiệm. Không chỉ ban ngày mà ban đêm Labo xét nghiệm của Trung tâm lúc nào cũng sáng ánh đèn. Anh em thay nhau túc trực, nhiệt huyết, cẩn trọng trong từng công việc được giao, tất cả đều nỗ lực hết mình khi chung một mục tiêu: Quyết tâm đẩy lùi dịch COVID-19.

"Làm bạn" với hiểm nguy rình rập

Thương con lắm, nhưng tất cả vì công việc, vì sức khỏe cộng đồng nên phải cố gắng thôi - Ảnh 3.

Nhân viên CDC Hà Nam tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Trong đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch COVID-19, Hà Nam là tỉnh có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên. Từ đó đến nay công tác điều tra, truy vết và lấy mẫu thì các cán bộ làm công tác xét nghiệm của CDC được thực hiện không ngừng nghỉ.

Kỹ thuật viên Đặng Thị Việt - người trực tiếp tham gia lấy mẫu và xét nghiệm cho biết: "Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay. Người thì ít mà công việc nhiều nên mọi người đều phải chạy đua với thời gian, có những hôm quên ăn, làm việc hết cường độ, ngày đêm cần mẫn để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch COVID-19".

Những người làm công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 chịu áp lực công việc rất lớn khi hàng ngày phải "làm bạn" với tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Dù đã được tập huấn về các biện pháp bảo đảm an toàn, thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định nhưng nguy cơ, rủi ro lây nhiễm cao và khó lường, nhất là trong nước đã xuất hiện những chủng virus có tốc độ lây lan nhanh.

"Tuy hằng ngày phải tiếp xúc với những bệnh phẩm có nguy cơ lây nhiễm cao, song không vì thế mà chúng tôi chùn bước. Chúng tôi chỉ biết nỗ lực hết mình để không xảy ra bất cứ sai sót nào dù là nhỏ nhất", kỹ sư công nghệ sinh học Trần Tất Luận chia sẻ.

Đêm, ánh đèn từ ô cửa phòng xét nghiệm hắt ra. Dưới sân, đội phản ứng nhanh nhanh chóng chuyển từng hòm chứa mẫu bệnh phẩm vừa lấy về từ cơ sở. Vừa cởi bỏ bộ trang phục chống dịch ướt đẫm mồ hôi trong làn gió đêm se lạnh, quầng thâm dưới mắt hiện rõ trên gương mặt mỗi người. Trong phòng xét nghiệm, kỹ thuật viên Đặng Thị Việt vẫn lặng lẽ bên labo xét nghiệm, tỉ mỉ và thận trọng trong từng thao tác, trên tường chiếc đồng hồ cô đơn đã chỉ 2 giờ sáng.

Kỹ sư Nguyễn Minh Thái - Phó Giám đốc CDC tỉnh Hà Nam cho biết: Hơn chục ngày qua kể từ khi xuất hiện ổ dịch ở thôn Quan Nhân, hệ thống xét nghiệm chưa phút nào được ngừng nghỉ. Cán bộ thay nhau vận hành xét nghiệm để có kết quả sớm nhất.

"Mỗi ngày tiếp xúc với hàng nghìn mẫu xét nghiệm, trong đó có không ít những mẫu chứa mầm bệnh, công việc đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối, bởi sự sai sót hay chậm trễ trong một khâu có thể là nguyên nhân cho những hệ quả khôn lường. Sau khi làm nhiệm vụ những cán bộ, nhân viên này cũng phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác, kể cả gia đình", Phó Giám đốc CDC Hà Nam chia sẻ. 

Tạm gác lại những nỗi niềm riêng

Thương con lắm, nhưng tất cả vì công việc, vì sức khỏe cộng đồng nên phải cố gắng thôi - Ảnh 4.

Kỹ sư Nguyễn Minh Thái (đứng) cho biết: Hơn chục ngày qua kể từ khi xuất hiện ổ dịch ở thôn Quan Nhân, hệ thống xét nghiệm chưa phút nào được ngừng nghỉ

Đôi vợ chồng bác sĩ trẻ Lê Thị Trang và Đỗ Duy Hòa cũng nằm trong số những người dành trọn thời gian cho việc chống dịch. Bác sĩ Trang còn phụ trách Khoa Xét nghiệm với khối lượng và áp lực công việc lớn, chồng làm ở bộ phận điều tra dịch tễ, đều là những bộ phận tiếp xúc đầu tiên và gần nhất với các bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm COVID-19. Thời gian cao điểm này, cả hai vợ chồng phải ở hẳn cơ quan để tập trung cho công việc chống dịch, để lại cho bà ngoại chăm sóc đứa con thơ yêu dấu. 

Bác sĩ Trang chia sẻ: "Thương con lắm, nhưng tất cả vì công việc, vì sức khỏe cộng đồng nên phải cố gắng thôi". 

Không chỉ có bác sĩ Trang mà các cán bộ xét nghiệm giống như bao người, ai cũng mong muốn có được những giây phút bình yên, sum vầy bên gia đình và có giấc ngủ say sau những lo toan bộn bề của cuộc sống. Nhưng vượt qua bao lo lắng, trăn trở, nguy cơ lây nhiễm cao, họ vẫn lăn xả vào công việc, làm việc bất kể ngày đêm để đáp ứng nhiệm vụ. 

"Đó là sự hy sinh, sự cống hiến rất lớn của đội ngũ cán bộ xét nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19", kỹ sư Nguyễn Minh Thái nhấn mạnh. 

Trực dịch, làm việc thâu đêm, gia đình bác sĩ Trang - Hòa hay như kỹ thuật viên Việt, kỹ sư công nghệ Luận và các cán bộ xét nghiệm khác cũng đã sắp xếp công việc gia đình, để sẵn sàng đáp ứng công việc được giao.

Bên cạnh yêu cầu về kết quả xét nghiệm nhanh chóng thì yêu cầu về chính xác trong kết quả xét nghiệm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ cần mất tập trung một chút mà bỏ qua hoặc thao tác không chính xác dù chỉ một bước nhỏ trong quy trình xét nghiệm cũng sẽ làm sai lệch kết quả, ẩn chứa những hệ lụy khó lường với những mối nguy và ảnh hưởng nặng nề đến cả hệ thống phòng, chống dịch COVID-19 của ngành, của tỉnh. 

Thương con lắm, nhưng tất cả vì công việc, vì sức khỏe cộng đồng nên phải cố gắng thôi - Ảnh 5.

Đội ngũ cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nam làm việc không quản ngày đêm xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và có thể kéo dài, đội ngũ cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nam đều ý thức được trọng trách của mình và xác định luôn làm việc với quyết tâm cao nhất, tuân thủ tuyệt đối các quy định trong công tác xét nghiệm. "Dù áp lực và căng thẳng, song chúng tôi luôn tin rằng, dịch COVID-19 sẽ sớm được ngăn chặn và đẩy lùi", kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Thanh Nhàn bộc bạch.

Những ngày qua, khi nói đến COVID-19, rất nhiều người còn e ngại và sợ hãi, vì đây là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh... nhưng với họ, đó không chỉ trách nhiệm mà còn là sứ mệnh thiêng liêng của những trái tim không mệt mỏi. 

Trong trang phục bảo hộ ướt đẫm mồ hôi, nhưng ánh mắt đầy nhiệt huyết và tự hào, kỹ thuật viên Vũ Thị Thu Hiền tâm sự: "Nhiều lúc cũng sợ hãi, nao núng vì chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể bị nhiễm bệnh, nguy cơ lây lan rất cao. Tuy nhiên, đã được đào tạo và tôi luyện qua thực tế, nên chúng tôi rất tự tin, luôn động viên nhau cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ".

Những ngày này, khi công tác phòng chống dịch COVID-19 được đưa lên hàng đầu thì áp lực công việc càng tăng. Những cán bộ làm công tác xét nghiệm không chỉ thực hiện nhiệm vụ phía sau những cánh cửa phòng xét nghiệm, mà họ luôn túc trực và sẵn sàng lên đường chi viện, hỗ trợ các đội cơ động phòng chống dịch khi được điều động. Nhiều trường hợp buổi sáng thực hiện công việc xét nghiệm thì chiều cùng ngày đã xông vào tâm dịch để truy vết, lấy mẫu không chút e dè.

Trần Thị Phương Loan, thành viên đội xét nghiệm chia sẻ: "Bất kể là đêm khuya hay sáng sớm, dù là mưa dông hay nắng cháy, chúng tôi luôn sẵn sàng với tinh thần "chống dịch như chống giặc". 

Trả lời câu hỏi "làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro lây nhiễm này chị có thấy căng thẳng và mệt mỏi không?", kỹ thuật viên Loan chỉ cười, nhẹ lắc đầu: "Chúng tôi quen rồi. Chính áp lực này lại tôi luyện cho em sự kiên trì, bền bỉ, không đầu hàng trước khó khăn, thử thách. Sự quyết tâm đó giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp một phần công sức vào việc đẩy lùi dịch COVID-19".

Bà Nguyễn Minh Thái, Phó Giám đốc CDC Hà Nam cho biết: Mỗi lần máy chạy được 90 mẫu, cứ 3 tiếng một lần thì máy sẽ chạy được khoảng 600 mẫu/ngày đêm. Với 2 hệ thống xét nghiệm PCR hiện đang sử dụng thì công suất tối đa 1.500 mẫu/ngày đêm, vì vậy, nhiều ngày cao điểm, CDC Hà Nam phải chuyển mẫu xin hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh bạn, nên đội ngũ cán bộ xét nghiệm hơn chục ngày qua chưa từng được ngơi nghỉ.

Ngọc Nga

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top