Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời gian “vàng” khi xử lý phơi nhiễm HIV

Thứ tư, 08:00 05/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - Trong khi cấp cứu nạn nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 16 người thương vong tại huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) trưa 30/6, đã có 17 cán bộ y tế và 7 người dân bị nghi phơi nhiễm HIV. Trước đó, 24 người này đã tiếp xúc với máu của một nữ nạn nhân nhiễm HIV (đã tử vong).

Trường hợp nghi bị phơi nhiễm HIV cần sớm đến các trung tâm y tế để xét nghiệm và điều trị dự phòng. Ảnh: Chí Cường
Trường hợp nghi bị phơi nhiễm HIV cần sớm đến các trung tâm y tế để xét nghiệm và điều trị dự phòng. Ảnh: Chí Cường

Nghi phơi nhiễm HIV là tình huống thường gặp

Trong cuộc sống, tình huống dẫn đến nghi phơi nhiễm HIV rất dễ gặp. Thay vì hoang mang, lo lắng, các chuyên gia khuyến cáo bình tĩnh xử lý điều trị dự phòng trong thời gian “vàng” có thể giúp thoát căn bệnh thế kỷ. TS Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum, người phụ nữ nhiễm HIV trong vụ tai nạn này đã điều trị ARV nhiều năm. Về mặt khoa học, người nhiễm HIV được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ virus HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế) nên ít có khả năng lây truyền sang người khác. Mặt khác, 24 người tiếp xúc với nạn nhân khi cấp cứu, vận chuyển về bệnh viện đã được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay.

Về nguyên tắc, những bệnh nhân nghi phơi nhiễm HIV phải được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ, tối ưu là 6 giờ đầu. Sau 72 giờ, việc điều trị dự phòng không còn có giá trị. Được biết, cả 24 người nghi phơi nhiễm HIV ở Kon Tum đều được điều trị ARV trong vòng 48 giờ đầu sau phơi nhiễm, người muộn nhất là vào trưa 2/7. Vì thế, lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân này sẽ không ai nhiễm bệnh. Hiện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum đã xét nghiệm HIV cho 24 người và bước đầu kết quả âm tính. Trung tâm lưu tất cả mẫu máu để gửi xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật Elysa theo quy định.

Các chuyên gia về phòng chống HIV/AIDS cho biết, trong cuộc sống, tình huống dẫn đến việc nghi phơi nhiễm HIV rất dễ gặp. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 3/7, ThS Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội), nơi được biết đến là cơ sở hàng đầu của Thủ đô trong tiếp nhận, xử trí dự phòng phơi nhiễm, điều trị bệnh nhân HIV cho biết: Hàng ngày, Bệnh viện tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân nghi phơi nhiễm HIV đến xét nghiệm chẩn đoán HIV. Ngoài ra, lượng bệnh nhân gọi điện hoặc đến tư vấn cao hơn nhiều.

Theo một báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp, trong đó 11 người là cán bộ y tế và 4 người là công an. 100% trường hợp bị phơi nhiễm HIV đã được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus (ARV) trong 72 giờ đầu.

Lưu ý “vàng” khi không may bị nghi phơi nhiễm HIV

Theo ThS Phạm Bá Hiền, những đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm HIV như: Cán bộ y tế có tiếp xúc với dịch, máu của bệnh nhân mắc HIV hoặc nghi nhiễm HIV; cán bộ công an trong quá trình điều tra truy bắt tội phạm nhiễm HIV, nghi nhiễm HIV; hoặc các công nhân vệ sinh môi trường trong khi thu gom rác bị bơm kim tiêm đã qua sử dụng đâm phải… Ngoài ra, các đối tượng ngoài cộng đồng là khá phổ biến khác như sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì mới biết bạn tình có HIV hoặc nghi ngờ có HIV.

Các chuyên gia khuyến cáo, do tình huống phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp rất đa dạng và nguy cơ rất khác nhau, vì vậy, người bị phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng cần phải đến các cơ sở y tế để đánh giá về tình trạng nhiễm HIV; phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm; nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm… Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

Theo TS Hoàng Đình Cảnh, hiện nay thuốc ARV được lựa chọn điều trị HIV khá an toàn với người sử dụng và có rất ít tác dụng phụ. Tuy vậy, một số người mới uống có thể có cảm giác mệt mỏi, song triệu chứng này sẽ nhanh qua. Vì thế, bệnh nhân không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua; nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay và có thể đổi phác đồ điều trị. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 3 tháng xét nghiệm lại, nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.

Thuốc ARV không được sử dụng trong các trường hợp như: Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi… Đặc biệt, không điều trị ARV với người phơi nhiễm liên tục với HIV như: Quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su; người nghiện chích ma túy thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.

Ngoài ra, những người dùng thuốc ARV mà khỏe mạnh thì có thể đi làm bình thường nếu muốn. Một lưu ý quan trọng khác, trong quá trình chờ xét nghiệm khẳng định, những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, nếu phát hiện nguy cơ phơi nhiễm ngay sau khi tiếp xúc, xử lý vết thương tại chỗ bằng cách rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Nếu vết thương chảy máu, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt, phải rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua mũi, miệng cũng phải rửa mũi hoặc súc miệng bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, chỉ điều trị ARV khi có chỉ định của thầy thuốc sau khi đã được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV. Người dân tuyệt đối không tự mua thuốc để dùng theo người không có chuyên môn mách bảo.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top