Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh Hóa: Gần 300 tỷ đồng đầu tư xử lý chất thải y tế

Thứ sáu, 11:27 06/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Trong 5 năm (2011 - 2015)và giai đoạn đến 2020, cùng với ngân sách Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xử lý chất thải rắn và lỏng tại 37 bệnh viện công lập. Việc chú trọng đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa kịp thời hệ thống xử lý chất thải đã góp phần tạo nên một môi trường xanh- sạch- đẹp,nâng cao chất lượng sống cho người dân.

 

Khu xử lý chất thải rắn và lỏng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn. Ảnh: Ngọc Hưng
Khu xử lý chất thải rắn và lỏng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn. Ảnh: Ngọc Hưng

 

Tăng cường giám sát

Thực hiện đề án “Tổng thể xử lý chất thải y tế” giai đoạn 2011-2015 và định hướng tới 2020, Sở Y tế Thanh Hóa đã chủ động kết hợp với các ban, ngành liên quan, tăng cường giám sát, đảm bảo việc quản lý chất thải y tế đúng quy trình, cung cấp đủ, kịp thời các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý.

Trung bình mỗi ngày, các bệnh viện tại Thanh Hóa phát sinh khoảng 7.372 tấn chất thải y tế, trong đó có khoảng 1.452 tấn chất thải nguy hại. Hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Thời gian từ 2011 đến đầu năm 2015, số tiền 149.272 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường của Trung ương và địa phương đã được "rót" để Thanh Hóa nâng cao chất lượng công tác này!

Đối với hệ thống xử lý chất thải rắn y tế, các bệnh viện đã được đầu tư lò đốt chất thải rắn theo mô hình Dự án khoa học công nghệ. Tuy nhiên, do đầu tư xây dựng quá lâu, một số lò đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu xử lý hàng ngày.

Nhằm cải thiện, nâng cao việc quản lý chất thải, hiện Thanh Hóa  đã được đầu tư gần 200 tỷ đồng  bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để nâng cấp cho 5 hệ thống xử lý chất thải lỏng và xây mới 9 hệ thống xử lý chất thải rắn tại 9 cụm để xử lý rác thải y tế cho cả tỉnh. Khi các dự án trên hoàn thành, được đưa vào hoạt động sẽ góp phần cải thiện môi trường sống của hàng vạn người dân.

ThS Lê Đăng Khoa - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Hệ thống xử lý chất thải rắn trước đây không đáp ứng được nhu cầu thực tế tại bệnh viện nên chúng tôi quyết định đầu tư lò đốt hiện đại nhập từ Ý. Với lò đốt này, rác thải được nghiền nát, sau đó được diệt khuẩn bằng nhiệt độ cao. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ xử lý chất thải cho một số cơ sở y tế  xung quanh”.

Về chất thải lỏng, trước kia bệnh viện xử lý bằng bể sinh học lắng lọc, năm 2013, bệnh viện đã đầu tư thêm một hệ thống xử lý nước thải hiện đại, trị giá trên 20 tỷ đồng. Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng được đầu tư mới tới 43 tỷ đồng. Hàng năm, Sở TN&MT, Công an môi trường tỉnh luôn có những đợt kiểm tra định kỳ, tất cả các chỉ số đều đạt tiêu chuẩn.

Tất cả vì môi trường trong lành

Ông Lê Văn Lâm - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn cho biết thêm: Bệnh viện có quy mô 100 giường bệnh, 13 khoa, phòng. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần vệ sinh môi trường tỉnh để thu gom xử lý các chất thải rắn thông thường. Còn các chất thải rắn nguy hại (khoảng 30kg/1 ngày) bao gồm bơm tim, dây truyền dịch… được thu gom và đốt tại lò của bệnh viện. Xỉ tro sau khi đốt sẽ được chôn tại hố đạt tiêu chuẩn. Một tuần, trung bình bệnh viện đốt 3 - 4 lần, không khu nào để quá 24 giờ.

"Hàng năm, tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, bệnh viện đã đầu tư thêm hơn 100 triệu đồng nữa để duy trì hoạt động thường xuyên của hai cơ sở xử lý chất thải. Công tác thu gom, xử lý đảm bảo những điều kiện theo quy định. Tuy nguồn kinh phí của bệnh viện còn khó khăn nhưng chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải", ông Lê Văn Lâm chia sẻ thêm.

Thời gian qua, ngành Y tế đã cùng với Sở TN&MT, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định 1448/QĐ-UBND (ngày 15/5/2014) về kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ xử lý dứt điểm11 bệnh viện gây ô nhiễm, giao cho Sở Y tế là chủ đầu tư các dự án xử lý chất thải các bệnh viện.

Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương, công tác xử lý chất thải ở các bệnh viện Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng đầy đủ những điều kiện, quy định của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, Thanh Hóa là một địa phương có diện tích rộng, việc đầu tư xử lý chất thải rắn của các bệnh viện theo mô hình cụm không khả thi nên ngành Y tế tỉnh đã đề nghị được đầu tư tại chỗ - tại các bệnh viện huyện”.

Ông Lê Hữu Uyển - Trưởng Phòng nghiệp vụ - Sở Y tế Thanh Hóa cho hay: “Đối với mô hình Xử lý chất thải rắn tập trung, tỉnh Thanh Hóa chỉ áp dụng với các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố và các huyện phụ cận. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nhiều khu xử lý chất thải đang quá tải do đầu tư đã lâu, không đồng bộ. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong xử lý vận hành. Ngành Y tế tỉnh đã đề xuất lãnh đạo địa phương bố trí kinh phí để 100% bệnh viện công lập có hệ thống xử lý chất thải y tế đúng quy định. Bên cạnh đó do chi phí cho việc vận hành, xử lý hệ thống chất thải khá cao, đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các ngành chức năng cho phép các bệnh viện được bổ sung việc thu phí xử lý chất thải y tế vào danh mục thu viện phí”.

 

- Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý chất thải y tế. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế.

(Trích Chỉ thị 05/CT/BYT của Bộ Y tế về tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện)

 

Sự phối hợp liên ngành chặt chẽ

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Lê Văn Bình- Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sở Y tế đã lập các dự án xây dựng hệ thống chất thải rắn y tế cho cụm các bệnh viện trên địa bàn tỉnh bằng nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới. Đến nay đã có 8 bệnh viện được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống này và đi vào vận hành. 8 bệnh viện trên đã được Giám đốc Sở TN&MT tỉnh ra quyết định rút khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ba bệnh viện còn lại đang rốt ráo triển khai xây dựng công trình xử lý. Dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành và đưa công trình vào vận hành.

Ngọc Hưng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top